Văn hóa là mục tiêu của mọi sự phát triển. Trong cuộc sống ngồi mức sống cịn có lối sống. Mức sống là do kinh tế đem lại, cịn lối sống lại do văn hóa tạo nên. Đảng ta đang lãnh đạo tồn dân phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhưng làm gì để đạt tới điều mơ ước đó, cần có sự đóng góp của văn hóa. Như vậy tìm hiểu quan niệm của thanh niên về văn hóa để thấy được sự đánh giá thang giá trị của giới trẻ hiện nay. Qua đó phần nào phản ánh lối sống của họ.
Qua khảo sát, một số thanh niên cho rằng người có văn hóa là người có học thức cao (15,2%); có hiểu biết lịch sự, nho nhã (13,6%); có cuộc sống bình dị, biết người biết ta, có trí tuệ trong quan hệ giao tiếp (80,7%); học giỏi, khiêm tốn, quý trọng con người, biết hy sinh vì tập thể (86,2%); chỉ có 1,7% số thanh niên cho rằng có văn hóa là người biết sử dụng phương tiện đắt tiền và chịu chơi.
Nhìn chung đa số thanh niên biết đặt đúng thang giá trị của người có học vấn, đó là những con người có sự kết hợp hài hịa giữa trình độ văn hóa và lịng nhân nghĩa, giữa tình cảm và hành vi. Chỉ có một số ít (1,7%) có sự nhầm lẫn giữa giá trị nhân cách con người và tiền của.
Dựa trên kết quả điều tra trên, chúng tơi có một nhận định tổng qt sau: - Đa số thanh niên trong tỉnh đã có nhận thức đúng đắn về lối sống, tình yêu, giá trị nhân cách và có nhu cầu hưởng thụ, trách nhiệm đúng đắn. Đây chính là cơ sở cho một đánh giá đúng về tư tưởng của thanh niên hiện nay. Họ đã biết coi trọng Tổ quốc, nhân dân, danh dự, phẩm giá con người, không muốn sa vào những hiện tượng tiêu cực của xã hội, muốn vươn lên lập nghiệp để có nghề, có gia đình hịa thuận, có tình u chân chính. Thực trạng đó cho chúng ta một niềm vui khi nhìn nhận thanh niên ngày hơm
nay. Đó chính là cơ sở cho việc hình thành một lối sống tốt đẹp trong xã hội ta.
Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ thanh niên có nhận thức sai lệch về lý tưởng, nhu cầu, tình yêu và thang giá trị. Yếu tố vật chất làm mờ tâm hồn họ, đó là nguyên nhân dẫn tới những hành vi, lối sống tiêu cực trong thực tế hiện nay. Mặc dù số lượng thanh niên này khơng nhiều, song với tính nhạy cảm của thanh niên, với tác động nhiều hướng, nhiều chiều hiện nay trong xã hội, nếu chúng ta khơng kịp thời ngăn chặn, tìm ra những giải pháp hữu hiệu để sửa đổi, điều chỉnh thì chắc chắn những hiện tượng tiêu cực trong lối sống sẽ có điều kiện lan tỏa, gây ảnh hưởng sang số những thanh niên khác.
Nguyên nhân của thực trạng lối sống thanh niên Yên Bái hiện nay.
Thực trạng lối sống của thanh niên hiện nay ở tỉnh n Bái như trình bày trên, có thể từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đã khơi dậy mọi nguồn lực của con người Việt Nam nói chung và lực lượng thanh niên n Bái nói riêng, quyết khơng cam chịu nghèo nàn, lạc hậu. Họ đã biết giữ gìn truyền thống và những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh, cùng nhau vượt qua những thách thức khắc nghiệt của cơ chế thị trường với tinh thần lao động cần cù sáng tạo, làm cho bộ mặt của tỉnh có nhiều thay đổi. Nhiều thanh niên đã hể hiện tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên làm giầu chính đáng bằng sức lao động của mình. Nhưng bên cạnh mặt tích cực của cơ chế thị trường cịn có những mặt trái của nó. Chính quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường đã khiến kẻ được, người mất, kẻ thành công, người thất bại, dẫn đến hiện tượng phân hóa xã hội thành hai cực: giàu - nghèo rõ rệt. Sự cạnh tranh gay gắt: "cá lớn nuốt cá
bé" chạy theo đồng tiền, chỉ coi trọng lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích cộng đồng, dân tộc, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác, làm phai nhạt dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lịng nhân ái, khoan dung, đồn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần "lá lành đùm lá rách", "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đó là hai mặt tác động khách quan của nền kinh tế thị trường. Một mặt, nó thúc đẩy sự kế thừa, phát triển những giá trị tốt đẹp của dân tộc, mặt khác, nó làm hủy hoại, suy thối, xuống cấp đạo đức tốt đẹp của dân tộc được thể hiện qua lối sống của họ.
Hai là, quá trình tồn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, đây là điều kiện làm cho các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau. Vì vậy mỗi quốc gia, dân tộc muốn tồn tại và phát triển phải "mở cửa" giao lưu, hội nhập quốc tế. Sự mở cửa giúp cho thế hệ trẻ Yên Bái có dịp tiếp xúc học hỏi những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của nền văn hóa khác nhau làm phong phú thêm truyền thống văn hóa bản sắc dân tộc của tỉnh. Với tính nhạy cảm năng động ln tìm tịi và thích hướng về phía trước, thế hệ trẻ Yên Bái được sống trong môi trường thuận lợi dễ dàng tiếp thu những cái mới. Song quốc tế hóa, bên cạnh những mặt tích cực, những nhân tố tiêu cực ở ngồi nước tác động khơng nhỏ trong đời sống xã hội: ảnh hưởng của lối sống phương Tây, lối sống thực dụng, phim ảnh đồi trụy lén lút, xâm nhập trái phép... tác động đến đời sống tinh thần, tác động đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhất là ảnh hưởng đối với tầng lớp thanh thiếu niên.
Ba là, sự thiếu gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên,
người lớn tuổi làm cho lớp thanh niên suy giảm lòng tin. Chính sách xã hội và chiến lược con người nhất là chiến lược đối với thế hệ trẻ chưa được quán triệt trong cộng đồng và các huyện, thị trong tỉnh. Các điều kiện vật
chất của xã hội dành cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ cịn q ít ỏi, chưa nhận thức hết được tính cấp bách của cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho tầng lớp thanh niên, thiếu những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn những mặt tiêu cực bên ngoài tác động đến giới trẻ. Trước sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận thanh niên, nhiều người vẫn bàng quan, thiếu quan tâm, khơng chịu khó tìm hiểu lý giải ngun nhân để có biện pháp giúp họ tháo gỡ hay uốn nắn, kịp thời sửa chữa để họ trở thành những con người có ích cho xã hội.
Chiến tranh đã đi qua, một bộ phận trong thanh niên chưa thấy hết ý nghĩa và giá trị của những sự hy sinh để dành lại nền độc lập cho dân tộc và sự vinh quan cho đất nước. Vì họ suy nghĩ nơng cạn, cho là mình sinh ra tất nhiên phải được thừa hưởng cuộc sống đầy đủ mà cả dân tộc đã dành sẵn cho họ không cần phải phấn đấu,không cần phải quan tâm tới quá khứ đầy gian khổ mất mát. Cách nhìn của họ tiêu cực, giản đơn, chỉ biết mình mà không biết người. Sống chết mặc bay, ích kỷ hẹp hòi, dựa dẫm vào người khác. Một bộ phận thanh niên lao vào con đường nghiện ngập ma túy, ăn chơi sa đọa, trác táng trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ở đây có phần trách nhiệm của nhà trường và xã hội. Đặc biệt, hiện nay số học sinh lưu ban, chậm tiến cùng với những trẻ em thất học và bỏ học chưa được chăm sóc chu đáo, số học sinh này phần lớn là ở các huyện vùng sâu, vùng xa rất có thể sẽ là người bổ sung cho tệ nạn xã hội và tội phạm.
Bốn là, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái đã
không ngừng phấn đấu tự đổi mới, tự chỉnh đốn để phát huy tác dụng trong tuổi trẻ và xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, nhưng những đáp ứng đó cịn xa mới đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ đoàn chưa đủ sức tiếp cận kịp thời quá trình đổi mới của đất nước. Số lượng, chất lượng đoàn viên đặc biệt là ca
cơ sở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc... uy tín của đồn trong xã hội và sức hấp dẫn đối với thanh niên bị giảm sút. Tình hình thanh niên và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội chuyển biến rất nhanh nhưng mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của đồn có nhiều mặt cịn cũ kỹ, lỗi thời, bệnh quan liêu, hành chính, chậm được khắc phục. Các đồn thể quần chúng xã hội cịn có sự bất cập với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, cịn khơng ít những vấn đề đặt ra nhưng chưa được thực hiện cụ thể, chưa được tổ chức nhịp nhàng và có hiệu quả. Số nội dung và biện pháp đào tạo và giáo dục thanh niên đã đề ra trong nghị quyết của Đảng tỉnh còn chưa quan tâm đúng mức đối với thanh niên. Dường như vẫn cịn xu hướng coi cơng tác thanh niên là của Đảng, của Đoàn thanh niên. Nhiều cấp chính quyền chưa thấy hết trách nhiệm về mặt nhà nước đối với công tác thanh niên, do đó chưa có cơ chế, chính sách cụ thể tạo điều kiện cho đồn làm cơng tác vận động thanh niên, chưa chuyển được phương thức tác động đến thanh niên và hoạt động của đoàn qua các chương trình dự án kinh tế - xã hội. Nhiều nơi chỉ nặng về hô hào, động viên chung chung, chưa tạo ra động lực tinh thần, vật chất cho phong trào thanh niên.
Nhà nước chưa xây dựng được văn bản pháp quy về công tác thanh niên và cũng chưa xác lập được cơ chế của Nhà nước chuyên lo công tác thanh niên, nên các chủ trương lớn của Đảng đối với công tác thanh niên vẫn chỉ dừng lại ở nghị quyết. Có thể nói từ trước tới nay, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến nhiệm vụ lãnh đạo cơng tác thanh niên và ln coi đó là khâu quan trọng trong chiến lược phát triển con người trên cả lý luận và thực tiễn. Nhưng trong thực tế cho thấy, trong công tác thanh niên của các cấp bộ Đảng cũng có những khiếm khuyết không nhỏ. Đảng đề ra nghị quyết về công tác thanh niên nhưng nhiều cấp ủy chưa có biện pháp chỉ đạo tương xứng. Nhiều cấp ủy Đảng bng lỏng sự lãnh đạo hoặc phó mặc công tác thanh niên cho
đồn. Cơng tác lãnh đạo đối với thanh niên và công tác thanh niên chậm đổi mới cịn nặng tính hành chính gia trưởng, ban ơn, độc đốn, thậm chí có nơi cịn thiếu sự tơn trọng nhân cách thanh niên và tổ chức của thanh niên.
Như vậy, thực trạng lối sống của thanh niên hiện nay là điều hết sức quan tâm. Sự sa sút về mặt đạo đức, lối sống của thanh niên, các hiện tượng tiêu cực trong thanh niên cả nước nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng vẫn đang trên đà gia tăng. Mặt bằng dân trí thấp, sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, trong đó một bộ phận giàu lên do làm ăn phi pháp, những hiện tượng tham nhũng, cửa quyền, thối hóa, biến chất ở một số cán bộ đảng viên có chức có quyền đã ảnh hưởng xấu đến thanh niên. Trong khi đó cơng tác giáo dục thanh niên lại chưa được chú ý đúng mức, thậm chí bng lỏng. Phương thức giáo dục không đồng bộ, biện pháp giáo dục không tinh tế, chất lượng giáo dục chưa cao.
Trước những tác động của nền kinh tế thị trường và những tác động của diễn biến hịa bình, của tình hình quốc tế, nếu khơng có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ chính trị xã hội.
Chính vì thế, việc đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng thanh niên hiện nay là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của tỉnh Yên Bái.