Trong thời kỳ đổi mới, Yên Bái đã có những bước chuyển đưa nhân dân các dân tộc trong tỉnh thốt ra khỏi đói nghèo, khai thác được mọi tiềm năng thế mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và tranh thủ khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế đặt tốc độ tăng trưởng cao, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Yên Bái trở thành tỉnh phát triển của khu vực miền núi.
Về giao thông vận tải, là cửa ngõ tiến sâu vào miền Tây Bắc với một mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy khá thuận lợi, Yên Bái có một vị trí khá quan trọng, một đầu mối huyết mạch của đất nước. Tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lao Cai dài hơn 300 km, trong đó có 87,862 km qua địa bàn Yên Bái chia làm 10 ga có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển kinh tế của tỉnh. Ba quốc lộ trọng yếu là quốc lộ 37, quốc lộ Hữu nghị 70 và quốc lộ 32 liên vùng Tây Bắc với chiều dài 353km vượt đèo cao nối tiếp Khau Phạ (cổng trời). Ngồi ra cịn có 144 km đường liên tỉnh và 1247 km đường liên huyện và xã. Tuy nhiên trên địa bàn của tỉnh vẫn cịn hàng chục xã chưa có đường ơ tơ tới trung tâm nhất là các xã vùng xa cửa huyện Trạm Tấn và Mù Cang Chải. Mật độ đường xá Yên Bái mới đạt 0,3 km/km2.
Bên cạnh đó, mạng lưới bưu chính viễn thơng đang phát triển để tiến kịp với trình độ chung. Đến năm 2002 tồn tỉnh đã có 19.543 máy điện thoại đạt tỷ lệ 20,7 máy/1000 dân. toàn tỉnh có 97 điểm bưu điện văn hóa xã và 151 xã có báo trong ngày.
Về cơng nghiệp và xuất khẩu, khai khống là ngành cơng nghiệp tiêu biểu của Yên Bái. Các mỏ đá quý ở Lục Yên, Yên Bình đã thu hút sự chú ý của nước ngoài. Ngoài ra, cịn có khai thác than, khai thác đá, các ngành công nghiệp chế biến (thực phẩm và đồ uống, dệt, may mặc, đồ da, đồ gỗ, giấy đế, hóa chất, cao su, sứ cách điện, nhựa, kim khí) với các cơ sở do địa phương quản lý.
Nhà máy thủy điện Thác Bà được nối vào mạng lưới điện quốc gia dẫn đến hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Chương trình phục vụ nước sinh hoạt của tỉnh đến nay đã đạt 80% dân số nông thôn và vùng cao được dùng nước sạch với 213 hệ thống nước cấp tự chảy.
Các cơ sở du lịch tập trung vào các thắng cảnh thiên nhiên gắn với nền văn hóa của người Việt cổ như hang Hùm, Thẩm Thoóng, Thủy Tiên động, hồ Thác Bà, vùng chè suối Giàng đã trở thành điểm dừng chân trên tuyến du lịch từ Hà Nội đi Sa pa và từ phía Nam Trung Quốc vào Việt Nam.
Về lâm nghiệp: tới 90% diện tích tự nhiên của Yên Bái là núi rừng nên tạo ra nghề khai thác và trao đổi lâm sản sớm phát triển. Đội ngũ sơn
tràng và tiều phu đông đảo, do vậy có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế và văn hóa trong vùng. Với tốc độ khai thác hàng ngàn mét khối gỗ củi hàng năm, hàng ngàn tấn nguyên liệu giấy, hàng chục vạn mét song mây, hàng chục triệu cây tre nứa, hàng triệu tầu lá cọ... thì vấn đề trồng rừng đã thực sự trở nên cấp bách. Hiện tại Yên Bái có 10 lâm trường quốc doanh được giao 69.017 ha đất rừng (Việt Hưng, Văn Chấn, Ngòi Lao, Lục Yên, Yên Bình, Thác Bà, Văn Yên, Đại Sơn, Trạm Tấu, Púng Luông) thu hút 1.162 lao động.
Về nơng nghiệp: Nếu tính theo tồn bộ diện tích tự nhiên thì bình qn đầu người vào khoảng 0,9 ha (103 người/km2), khảo sát theo mục đích sử dụng thì diện tích dành cho trồng trọt hàng năm là 45.610 ha (trong đó lúa và màu chiếm 33.635 ha, nương rẫy 9.500 ha), cây lâu năm là 12.031 ha, chăn nuôi là 3.290 ha, đất vườn liền nhà 7.685 ha.
Kinh tế trang trại là mơ hình phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng n Bái có nguồn gốc từ thời xây dựng các tiểu đồn điền dưới thời Pháp thuộc. Do bình quân đất trồng trọt thấp nên người dân ở đây sớm hướng đến khai thác đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa để trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hoặc cải tạo đất xấu để thâm canh, làm ao hồ nuôi trồng thủy sản.
Năm 1992 cả tỉnh có 3.200 trang trại có diện tích từ 2 ha trở lên. Năm 1999 số lượng đã tăng lên 7.252 trang trại chiếm 7,5% số hộ nông nghiệp.
Đến cuối năm 2002 số trang trại ở Yên Bái đã lên tới 9.700 trang trại. Các trang trại đã cung cấp phần lớn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, giấy, chè. Hơn 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là sản phẩm hàng hóa được sản xuất từ khu vực kinh tế trang trại. Gần 90% là trang trại gia đình, số cịn lại là trang trại tư bản tư nhân và hợp tác xã. Mơ
hình kinh tế trang trại ở Yên Bái là một bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo dựng mơ hình kinh tế mới ngày càng tỏ ra có hiệu quả. Chắc chắn trong tương lai, những thuận lợi về tự nhiên và tiềm năng kinh tế sẽ được khai thác ngày một hợp lý hơn.
Tuy nhiên, đánh giá khái quát, nền kinh tế của tỉnh cịn có những yếu kém, chất lượng của nền kinh tế phát triển chưa cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực còn thấp, sức hấp thụ đầu tư còn nhiều hạn chế, chuyển dịch cơ cấu và chuyển giao công nghệ mới chưa đạt mức yêu cầu đề ra. Tỷ trọng nơng lâm nghiệp vẫn cịn ở mức cao (50,93%). Sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp cịn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, thiếu sức cạnh tranh, còn tới 30% số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Trong sản xuất kinh doanh vai trò của kinh tế quốc doanh còn hạn chế thị trường chưa ổn định, hiệu quả chưa cao. Các vấn đề lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo cịn nhiều bức xúc. Do đó đời sống của một bộ phận nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa cịn nhiều khó khăn. Đến 15/10/2002 tồn tỉnh cịn 70 xã/ 159 xã thuộc danh sách các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định số 1232/QĐ-TTG ngày 24/12/1999 và QĐ số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Trình độ văn hóa của người dân n Bái nhìn chung đã được nâng lên. Hiện nay, 180/180 xã, phường trong toàn tỉnh đã hồn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, 57/180 xã, phường đã hồn thành chương trình phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Tồn tỉnh có 351 trường công lập, 6 trường bán công hệ phổ thông, và 7 trường chuyên nghiệp (trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật và cao đẳng) ở các xã vùng sâu, vùng xa, đều có các trường tiểu học, số xã chưa có trường trung học cơ sở là 12 trên tổng số 180 xã phường 35 .
Văn hóa xã hội đang có bước phát triển mạnh, rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đang từng bước nâng lên. Số lao động có việc
làm hiện nay là 369.600 người (chiếm 52%). Tuy vậy mặt tồn tại đó là tỷ lệ tăng dân số hàng năm còn khá cao (2,19%). Nhiều tiêu cực còn diễn ra hàng ngày, đặc biệt những vi phạm đạo đức pháp luật ở vùng cao, vùng sâu, tệ nạn xã hội (ma túy, cờ bạc) ở một số nơi có xu hướng tăng nhanh là mối quan tâm, lo lắng của gia đình và tồn xã hội.
Đánh giá một cách tổng quát tình hình kinh tế - xã hội của Yên Bái có những nét nổi bật sau:
- Thuận lợi:
Yên Bái là tỉnh miền núi, có tiềm năng thiên thiên ưu đãi, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy có khả năng giao lưu với các tỉnh trong khu vực.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá. Thu nhập bình quân đầu người đạt 150 USD/người/năm.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và cơng tác xã hội hóa giáo dục, phát triển đời sống văn hóa tinh thần của người dân đã được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm.
- Khó khăn:
Vùng cao: một số tập tục lạc hậu về xã hội chậm được khắc phục. Tỷ lệ người nghiện ma túy còn nhiều, khoảng trên 3000 đối tượng.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao (khoảng 3,2% năm).
Trình độ dân trí thấp. Tuy đã xóa mù chữ nhưng tỷ lệ tái mù còn cao và số người chưa biết tiếng phổ thông.
Đời sống kinh tế của nhân dân cịn thấp cịn khoảng 35-50% hộ đói, nghèo. Vùng thấp: Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn lớn, tác động trực tiếp đến các vấn đề xã hội khác: Việc đầu tư cho con cái học hành, làm việc... thường tập trung vào gia đình có điều kiện kinh tế.
Những vấn đề khác như lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo còn nhiều bức xúc.
Những vấn đề trên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh Yên Bái trong đó đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của đất nước, Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó thanh niên Yên Bái với đặc điểm là lực lượng lao động xã hội có tri thức nhạy cảm, có khả năng thích ứng nhanh... đã ln là lực lượng xung kích, tích cực tham gia vào cơng cuộc đổi mới và đóng góp xứng đáng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phịng ở địa phương thể hiện qua lối sống của họ.