Lẽ sống là mặt ý thức của lối sống. Qua kết quả khảo sát các đối tượng thanh niên nêu trên địa bàn của tỉnh, chúng tơi đã có một số nhận định sau:
- Về mục đích học tập:
Học tập để có nghề nghiệp, có học thức làm việc sau này xây dựng đất nước: 100%.
Học tập để có bằng cấp: 80,6%.
Học tập để có tiền lương nhiều hơn: 57,2%. Học tập để đền đáp công ơn bố mẹ: 32,4%. Học tập để vươn lên bằng anh, bằng chị: 27,8%.
Như vậy đa số thanh niên xác định được mục đích học tập theo thứ tự vì lợi ích của đất nước, vì lợi ích cá nhân, vì lợi ích gia đình. Có thể nói
đó là một tỷ lệ thuận, phản ánh đúng quan niệm hiện nay của thanh niên về học tập, trong mục đích chung có mục đích riêng của mỗi cá nhân.
- Về lý tưởng cuộc đời:
100% số thanh niên được điều tra đều cho rằng cuộc sống của mỗi người đều cần phải có: nghề nghiệp ổn định, có vợ, có chồng, con cái ổn định; trở thành một người cơng dân tốt góp cơng sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Có 6,8% quan niệm cần phải làm nên sự nghiệp vinh quang để lại cho hậu thế.
Có 7,2% cho rằng cuộc đời cần được giàu sang, mọi người kính trọng. Có 1,6% trả lời được đến đâu hay đến đó.
Kết quả trên cho thấy, mục đích sống của thanh niên Yên Bái hiện nay không phải như một số người ngộ nhận, rằng họ chỉ thấy trước mắt (tiền của, giàu sang, vợ đẹp, con khôn), mà trái lại phần đông thanh niên đã xác định được đúng lý tưởng của cuộc đời. Tất nhiên, bên cạnh đó những sĩ số ít ỏi cịn lại thiên lệch mục đích sống của bản thân vào vật chất là lẽ tự nhiên trong ảnh hưởng bão tố của cơn lốc kinh tế thị trường với những đặc trưng tiêu cực của nó.
- Về tình u:
Chỉ có 0,2% thanh niên cho rằng phải "tranh thủ tuổi trẻ để yêu, càng nhiều càng tốt".
18,5% cho rằng "đã yêu thì phải có quan hệ tình dục".
Đa số thanh niên cho rằng "tình yêu là cơ sở quan trọng để tiến đến hơn nhân" (80,2%).
u nhau thì phải tơn trọng và giữ gìn cho nhau: 88,6%. - Về quan niệm lựa chọn người yêu: Thứ tự thể hiện như sau: Có nghề nghiệp ổn định.
Có nhân cách đúng đắn, được mọi người yêu mến. Có tiềm lực kinh tế.
Cha mẹ làm xếp, cốt là có người yêu.
Sự xếp hạng này cho thấy, nhu cầu tình cảm nam nữ trong lựa chọn cũng ln gắn với hiện thực cuộc sống tương lai của họ: nghề nghiệp, nhân cách và các mối quan hệ xã hội khác (giao tiếp, kinh tế...).
- Về hưởng thụ:
Phải có sự hài hịa giữa việc hưởng thụ sản phẩm vật chất, tinh thần trong nước và ngoài nước: 98,1%.
Có chừng mực trong khn khổ gia đình và hồn cảnh xã hội: 72,5%. Để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, xã hội và gia đình phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tiền của và phương tiện: 12,6%.
Hưởng thụ vật chất là trên hết: 4,5%.
Chỉ có văn minh nước ngồi mới là đỉnh cao cho sự hưởng thụ: 4,2%. Kết quả cho thấy đa số thanh niên có quan niệm hưởng thụ đúng đắn. Tuy nhiên cũng còn một số lượng nhỏ hiểu thiên lệch về cực này hay cực khác (hoặc chỉ có vật chất, hoặc chỉ có tinh thần, hoặc chỉ có văn minh nước ngồi). Những lệch lạc này đã dẫn tới lối sống thực dụng, sùng ngoại, bất cần đời "cháy túi cũng chơi" ở một số thanh niên đô thị và thanh niên sinh viên.
- Về cống hiến:
100% thanh niên cho rằng cống hiến là trách nhiệm của cá nhân trước xã hội, là đóng góp sức mình cho cơng việc của tập thể.
87,2% cho rằng cần phải học tập tốt để ngày mai lập nghiệp.
51,3% cho rằng họ chưa đủ điều kiện để cống hiến vì chưa có sự nghiệp. Kết quả này cho thấy phần đơng thanh niên có quan niệm đúng đắn về cống hiến, song vị thế hiện tại chưa đủ để họ đi tới những gì rất cụ thể cho sự cống hiến đối với gia đình, đất nước. Họ thường quan niệm cống
hiến như là một cái gì đó rất to lớn, giá trị mà qn rằng chính những việc làm tốt đẹp của họ trong lối sống hàng ngày cũng là cống hiến.