.Về mặt tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng bắc bộ (Trang 35 - 37)

1.2 .Quá trình hình thành phƣờng rối Minh Tân

1.2.1 .Về mặt tổ chức

Phƣờng rối nƣớc Minh Tân tuy mới ra đời những đã có những qui định tƣơng đối chặt chẽ. Phƣờng rối thành lập bởi quan hệ dòng họ của nghệ nhân Đào Minh Tuân. Các diễn viên trong phƣờng hầu hết có quan hệ họ hàng, trong số đó một nửa là các gia đình ba thế hệ đều tham gia trong phƣờng rối.

Phƣờng rối nƣớc Minh Tân có rất nhiều điểm khác biệt so với tổ chức phƣờng hội rối nƣớc cổ truyền mang tính tập thể. Hoạt động của phƣờng đƣợc quy định một cách rõ ràng, chi tiết giữa những quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ mà họ đƣợc hƣởng. Tuy không có sự ràng buộc với nhau bằng văn bản, nhƣng những ngƣời vào phƣờng rối hầu hết là những ngƣời trong làng có tâm huyết với nghề. Ngƣời đứng đầu phƣờng rối về hình thức là giám đốc chi hội rối tƣ nhân Minh Tân Đào Thị Làn nhƣng thực chất ngƣời chịu trách nhiệm thu chi, tổ chức là nghệ nhân Đào Minh Tuân, ông có năng lực và uy tín về chức vụ, nghề nghiệp ,có tài sản sáng lập và chịu trách nhiệm mọi công việc mang tính quyết định đến sự sống còn của phƣờng rối.

Về mặt tổ chức Chi hội rối nƣớc Minh Tân có một Ban chấp hành đứng đầu là chủ nhiệm- ngƣời điều hành và quyết định về đối nội cũng nhƣ đối ngoại. Ngoài ra chi hội rối Minh Tân vẫn tồn tại một số chức danh nhƣ các phƣờng hội rối nƣớc dân gian

- Trƣởng phƣờng (trƣởng ban): phụ trách chung

- Phó phƣờng(phó ban ) : 01 chịu trách nhiệm về kỹ thuật diễn rối cạn - 01 ngƣời chịu trách nhiệm về kỹ thuật diễn rối nƣớc

Ngoài ra cả hai phó phƣờng cùng các nghệ nhân trong phƣờng có trách nhiệm trao dồi kỹ thuật biểu diễn và dạy bảo cho lớp trẻ trong phƣờng. Phó phƣờng có quyền quyết định những công việc quan trọng khi trƣởng phƣờng vắng mặt.

- Kế toán: là ngƣời có nghiệp vụ kế toán, có trách nhiệm hoạch toán về kinh tế, tài chính

- Thƣ ký : Phụ việc cho trƣởng phó phƣờng trong các hoạt động đối nội cũng nhƣ đối ngoại

- Đạo diễn : quyết định tạo ra những con rối là quân rối mới, thiết kế vở diễn

Một số quy định cho người tham gia hội rối:

Trƣớc hết muốn trở thành hội viên của phƣờng rối thì quan trọng nhất phải là ngƣời có lòng yêu nghề, có sức khoẻ, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội,có khả năng đảm nhận và hoàn thành mọi công việc đƣợc giao, chấp hành sự phân công của phƣờng. Phần lớn các thành viên trong chi hội rối Minh Tân là ngƣời cùng làng, có quan hệ họ hàng. Vì là họ hàng thân thích, họ dễ thông cảm với công việc làm nghệ thuật rối có phần vất vả, nặng nhọc, mà thu nhập không cao. Điều này rất giống với các phƣờng rối cổ truyền.

Những ngƣời là thành viên của phƣờng rối phải đóng hội phí lên liên chi hội 2.000đ/ tháng/ ngƣời nộp về liên chi hội 50 % còn 50% tức là 12.000đ/ ngƣời/ năm để anh em góp vào đó làm quỹ phƣờng để thăm hỏi ốm đau.

Khác với trƣớc kia, mỗi phƣờng cũng chỉ truyền nghề cho nam giới theo lối cha truyền con nối, nhằm giữ bí quyết nghề nghiệp. Phụ nữ trƣớc kia không đƣợc tham gia vào phƣờng rối vì sợ khi họ đi lấy chồng sẽ đem theo những bí quyết nghề. Mặt khác tâm sinh lý của phụ nữ không phù hợp cho công việc nặng nhọc và vất vả nay đây mai đó. Thì giờ đây cả nam cũng nhƣ nữ đều đƣợc tham gia vào phƣờng rối, nhƣng phụ nữ chỉ phụ trách những phần việc nhẹ nhàng nhƣ ca hát, và những công việc trên cạn. Dù nam hay nữ những ngƣời tham gia vào phƣờng rối chủ yếu

họ là ngƣời yêu nghề, thích nghệ thuật, tham gia vào hoạt động biểu diễn họ có nhiều cơ hội đƣợc đi đó đây thông qua các đợt biểu diễn.

Về quân số trong phƣờng : 26 ngƣời. Tuổi đời từ 16- 65. Ngoài ra còn có đội ngũ thanh thiếu niên đa phần là học sinh cấp II, III tham gia làm cộng tác viên cho phƣờng. Một số thành viên của phƣờng rối Tứ Kỳ (Hải Dƣơng mới phục hồi lại ) cũng tham gia làm cộng tác viên cho phƣờng.

Hiện tƣợng diễn viên từ phƣờng rối cạn cổ truyền của làng chuyển sang làm việc cho phƣờng rối Minh Tân diễn ra mạnh (Vì nhiều lý do một phần vì số lần biểu diễn của phƣờng rối Minh Tân thƣờng xuyên hơn, đem lại cho diễn viên một đời sống khá hơn, có thu nhập ổn định, những buổi biểu diễn thƣờng xuyên hơn cũng có khả năng thu hút “nhân tài” về phƣờng. diễn viên trong phƣờng đƣợc luyện tập trao dồi nghệ thuật thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng bắc bộ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)