Đặc điểm văn hoá xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng bắc bộ (Trang 30 - 34)

1.1.1 .Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.3. Đặc điểm văn hoá xã hội

Dân cƣ Bảo Hà là dân cƣ từ các vùng khác đến khai phá đất hoang nên ở đây có tới 10 dòng; Nguyễn, Đào, Bùi, Đỗ, Trần, Hoa, Tô, Hoàng, Đặng, Vũ. Trong các dòng họ đó, mối quan hệ giữa các thành viên đƣợc tuân thủ theo nguyên tắc thứ bậc có trên có dƣới. Đặc biệt vai trò của ông trƣởng họ vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự đoàn kết, gắn bó giữa các chi, ngành. Hàng năm mỗi dòng họ có ngày giỗ tổ riêng vừa để ôn lại truyền thống dòng họ, vừa để anh em, con cháu trong dòng tộc nhận họ hàng, vai vế, vừa để bàn những công việc trọng đại liên quan đến toàn họ.

Trong làng ngƣời cao tuổi luôn luôn đƣợc kính trọng, họ đƣợc xem là vốn sống, ngƣời gìn giữ và bảo lƣu các giá trị văn hoá phi vật thể của ông cha từ ngàn đời. Các việc cúng tế, hay việc tế lễ trọng đại của làng luôn ƣu tiên hỏi ý kiến của các cụ

Xƣa kia ngƣời phụ nữ chỉ luôn đƣợc đảm nhiệm công việc đồng áng, chăm sóc gia đình và hầu nhƣ không đƣợc tham gia các công việc xã hội. Giờ đây ở Bảo Hà nhiều đặc tính của nghề thủ công truyền thống nhƣ thêu, sơn mài, dệt chiếu… phù hợp với sự tỉ mỉ tinh tế và khéo léo phù hợp với phụ nữ. Sự giao lƣu kinh tế, văn hoá xã hội giữa nhân dân trong làng với các làng phụ cận và bên ngoài ngày càng đƣợc mở rộng, phụ nữ có nhiều cơ hội hơn để thể hiện tài năng của mình. Họ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của làng.

14

UBND xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng : Báo cáo: “Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá xã hội – an ninh- quốc phòng an ninh năm 2005”

Ngày nay, trong tổ chức hành chính, ngƣời đứng đầu thôn là trƣởng thôn. Trƣởng thôn và trách nhiệm trông coi và truyền đạt những công việc của xã Đồng Minh kịp thời đến với ngƣời dân.

Hƣơng ƣớc làng xã vẫn đƣợc nhân dân làng Bảo Hà tuân thủ chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Tuy không tồn tại những hƣơng ƣớc xƣa, nhƣng những quy định vẫn đƣợc truyền miệng trong dân gian và đƣợc gìn giữ, tuân thủ theo.

Bề dày lịch sử cũng nhƣ sự phong phú về văn hoá Vĩnh Bảo đƣợc lƣu giữ nhƣ bảo tàng sống ở các ngành nghề truyền thống, lễ hội dân gian ở các làng xã. Đó là nghề dệt vải Cổ Am nổi tiếng Kinh kỳ từ thế kỷ XV, nghề sơn mài, điêu khắc, tạc tƣợng ở Đồng Minh, "Bàn tay khắc gỗ nên vàng"của các nghệ nhân làng Bảo Hà với lối tả thực sinh động, tạo nên dòng tƣợng độc đáo mang đậm yếu tố dân gian. Theo lời của cựu nghệ nhân Nguyễn Đình Đa, nghệ nhân Nguyễn Văn Tơm ( nghệ nhân điêu khắc, tạc tƣởng, làng Bảo Hà) nghề tạc tƣợng, đục quân rối của làng nghề này có từ thời cụ Tổ nghề: Nguyễn Công Huệ khai cơ, mở nghiệp. Pho tƣợng đức thánh- hoàng tử- Linh Lang hiện thờ trong miếu Ba Xã, do đức tổ nghề tạo tác có cấu trúc các thành phần cơ thể theo nguyên tắc con rối, nên có thể đứng lên, ngồi xuống, giang tay, duỗi chân. Từ đó đến nay, đời nào ở đất này cũng có ngƣời đục rối và biểu diễn quân rối

Đặc sắc hơn cả là từ vỏ dừa, xơ mƣớp, hoa quả trong vƣờn, qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân trở thành các con giống, những mâm ngũ quả, những rồng, phƣợng, chim muông…nhiều màu sắc, nhiều hình dáng cầu kỳ tinh xảo. Hơn 20 di tích lịch sử văn hoá đƣợc xếp hạng và hệ thống đình, đền chùa miếu hiện có ở hầu hết các làng xã Vĩnh Bảo đƣợc bảo tồn đến ngày nay là không những là nguồn tƣ liệu lịch sử mà còn là các công trình kiến trúc độc đáo của cha ông, kết tinh tài hoa, khiếu thẩm mỹ của ngƣời Vĩnh Bảo.

Lễ hội dân gian ở Vĩnh Bảo chứa đựng nhiều giá trị văn hoá vật chất và tinh thần gắn liền những di tích lịch sử, văn hoá, những kỳ tích của các danh nhân, danh

tƣớng và những tập tục sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian của địa phƣơng. Đó là hội thi pháo đất ở vác xã thuộc tổng Đông (Tân Liên, Việt Tiến, Vĩnh An) và tổng Bắc (Thắng Thuỷ, An Hoà… mà tƣơng truyền có từ thời Hai Bà Trƣng, là thú chơi độc đáo của cƣ dân lúa nƣớc, mang sắc thái dân gian, thể hiện sự gắn bó với đất đai và tràn đầy tinh thần thƣợng võ.

Thả đèn trời cũng là một tiết mục không thể thiếu đƣợc trong hội làng của xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo. Những quả đèn lung linh huyền áo toả sáng trên bầu trời đêm hội là lòng thành và mơ ƣớc của ngƣời nông dân gửi lên cầu mong "phong đăng hoà cốc" mƣa thuận gió hoà.

Cung cách làm ăn của cƣ dân vùng lúa nƣớc ngày xƣa phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Nƣớc là vật báu vì thế những sinh hoạt gắn liền với nƣớc cũng nảy sinh các trò chơi dân gian đã trở thành nghệ thuật nhƣ múa rối nƣớc, là hình thức nghệ thuật độc đáo. Ở đây diễn viên vừa là tác giả, vừa là đạo diễn vừa là khán giả và chính họ là ngƣời tạo hình con giống.

Có thể nói nghệ thuật múa rối cạn cổ truyền của phƣờng múa rối làng Bảo Hà xã Đồng Minh tồn tại từ rất lâu. Các cụ còn sống không ai nhớ hết. Có cụ thì nói đã mấy trăm năm nay, ngƣời thì cho rằng có từ khi có nghệ thuật chèo, tuồng quát đƣợc hình thành ở đây. Nhƣng qua lời kể của các nghệ nhân lớn tuổi nhƣ cụ Đa, cụ Thơm, cụ Giang, ông Hiến cho biết: ngay từ khi còn nhỏ các cụ đã đƣợc xem các bậc cha chú ở trong làng biểu diễn múa rối và đã đƣợc các cụ truyền nghề. Theo truyền thuyết thì việc ra đời của phƣờng múa rối cạn Bảo Hà xuất phát từ nghề tạc tƣợng, tạc con rối, từ đó môn nghệ thuật múa rối cạn Bảo Hà đã ra đời và phát triển. Những con rối cạn Bảo Hà đều đƣợc tạc bằng gỗ, sơn son thiếp vàng. Phƣờng rối cạn Bảo Hà nhiều lần tham giả hội diễn múa rối toàn quốc và đạt đƣợc nhiều huy chƣơng vàng, bạc trong liên hoan nghệ thuật múa rối toàn quốc, đã đạt đƣợc giải đặc biệt của quỹ phát triển Văn hoá Việt Nam- Thuỵ Điển trao tặng năm 1994. Phong cách tạo hình và điều khiển con rối của phƣờng rối cạn Bảo Hà cũng nhƣ nghệ thuật tạc tƣợng mang tính dân gian độc đáo.

Hiện nay, cụm di tích lịch sử văn hoá miếu Ba Xã và chùa Mƣỡu còn gìn giữ rất nhiều pho tƣợng đẹp, là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tiêu biểu cho một phong cách tạc tƣợng Việt Nam. Các tác phẩm điêu khắc ở đây mang một sắc thái riêng, nó gần gũi với cuộc sống đời thƣờng. Đó là những pho tƣợng mỹ nữ chúm chím môi trái đào, tóc buông dài, vạt áo cài lệch. Rồi những pho tƣợng quan văn mặt đăm chiêu tƣ lự…

Cùng với các pho tƣợng và một số truyền thuyết cho ta thấy là các nghệ nhân nơi đây đã lấy mẫu sống ở ngay thời đại mình hoá thân vào các pho tƣợng Phật, tƣợng Thần. Điều đó lý giải vì sao các pho tƣợng làng Bảo Hà giàu sức sống thực tại lại đƣợc những bàn tay khéo léo, những kỹ thuật điêu luyện của ngƣời thợ nơi này qua những nét lựa, nét lui, nét phá, qua cách thức chia diện tạo dáng, đã trở thành nổi tiếng. Hình ảnh những phƣờng thợ trẻ, khăn mỏ rìu, quần lá toạ, áo tứ thân ngả mít xẻ gỗ, đục tƣợng, những tiếng ve khắc gỗ, điệu trống chèo đã tạo nên phong cảnh thanh bình của làng quê Bảo Hà.

Đi cùng với nghệ thuật múa rối cạn, nghệ thuật tạc tƣợng, ở Đồng Minh còn có cơ sở khá quy mô của một hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sơn mài, Những năm 1972- thời kỳ vàng son của nghề sơn mài, những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và khuyến khích tài năng của nghề cổ truyền này. Những tấm gỗ lát, gỗ tạp, những đoạn nứa dƣợc các nghệ nhân làm nên những bức tranh, những khay, những đĩa sơn mài bóng loáng sâu thẳm và huyền ảo với những phòng cảnh quê hƣơng những kỳ tích của đất nƣớc…đƣợc các nghệ nhân trẻ thể hiện bằng chất liệu sơn mài tỉ mỉ, có giá trị nghệ thuật và giá trị kinh doanh cao trên thị trƣờng

Ngoài ra văn hoá ẩm thực làng Bảo Hà cũng có những nét riêng: Trƣớc hết là các loại bánh trôi, bánh hú, bánh khoai, bánh đúc… đƣợc chế biến từ nông sản: gạo ngô, khoai, đỗ, sắn, lạc, vừng… Vào các dịp tết nguyên tiêu hàng năm nhà nào cũng ngâm gạo nếp cái, xay bột làm bánh. Cách chế biến cũng rất phong phú “cá bống kho tƣơng, cá mƣơng nấu mẻ”, cá, tôm lúc thì luộc, lúc lại nƣớng với lá lộc

quanh vƣờn và bát mắm tôm Đợn (Tân Liên), dăm lát ớt vƣờn, nộm hoa chuối, cây chuối cho ta món ăn bổ bùi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng bắc bộ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)