Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng bắc bộ (Trang 28 - 30)

1.1.1 .Đặc điểm địa lý tự nhiên

1.1.2 Đặc điểm kinh tế

Sau cải cách ruộng đất (1955) tuy ngƣời nông dân Đồng Minh đã có ruộng để cày cấy. Song đời sống cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Sau Đổi mới (thực hiện chế độ khoán 10 trong sản xuất nông nghiệp), Nhà nƣớc có nhiều chính sách kinh tế thay đổi tích cực nhằm khuyến khích nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển. Điều này đã tác động rất lớn đến nền kinh tế của các địa phƣơng trong cả nƣớc. Ngƣời dân làng Bảo Hà xã Đồng Minh cũng không nằm ngoài sự tác động. Ngƣời dân làng nghề Bảo Hà đã rất nhạy bén và sớm thích ứng với điều kiện mới của nền kinh tế thị trƣờng.

Về sản xuất nông nghiệp

Ngƣời dân làng Bảo Hà có nghề truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời. Đến nay, nông nghiệp vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất kinh tế. Để đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phƣơng đã thực hiện bổ sung hoàn chỉnh nghị định 64 và chỉ thị 250 của chính phủ về việc giao ruộng ổn định lâu dài cho nhân dân. Hợp tác xã nông nghiệp đã đƣợc chuyển đổi theo luật của Nhà Nƣớc ban hành, địa phƣơng đã và đang trong quá trình thực hiện theo định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp phát triển nông thôn. Ngƣời nông dân yên tâm, năng động và sáng tạo trong sản xuất đầu tƣ khoa học kỹ thuật mới, thực hiện nhiều biện pháp nhƣ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, cải tiến phƣơng tiện, công cụ sản xuất. Kết quả đạt đƣợc trong năm 2005 là giữ vững diện tích gieo cấy là 398,7ha đạt 100% kế hoạch với năng suất cả năm là 99,5 tạ/ ha, tổng sản lƣợng lƣơng thực là 3915,7 tấn, đạt 80,8% kế hoạch năm. Tổng giá trị gieo cấy là 11.775.000.000đ. Ngoài trồng lúa, địa phƣơng còn có các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế nhƣ: cây thuốc lào, đậu đỗ và rau màu các loại trồng đƣợc

42 ha đạt 85% kế hoạch với giá trị cây vụ đông và vƣờn tạp đạt 1.519.000.000đ. Tổng giá trị ngành trồng trọt đạt 13.234.000.000đ

Về chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản

Đây cũng là một nguồn thu nhập quan trọng của nhân dân, tập trung vào các loại vật nuôi nhƣ: trâu, bò, lợn và gia cầm. Tổng đàn lợn 2 tháng tuổi trở lên có 5.100 con, tăng so với năm 2004 là 875 con. trong đó đàn lợn nái có 1265 con. Đàn trâu bò hiện có 317 con, tăng so với năm 2004 là 29 con. Đàn gia cầm đạt 45.000 con

Cùng với việc đầu tƣ áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và nuôi trƣờng thuỷ sản. Năm 2005 mặc dù dịch cúm gia cầm ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình chăn nuôi. Song tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản của xã vẫn đạt 8.398.000đ tăng so với năm 2004 là 1061 triệu đồng.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 21.632 triệu đồng

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Ngoài sản xuất nông nghiệp ngƣời dân nơi đây còn có nghề phụ đem lại thu nhập đáng kể góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Với tổng số 58 máy xay xát, làm đất và trộn bê tông thƣờng xuyên hoạt động thu hút trên 200 lao động tham gia với thu nhập bình quân từ 600.000đ- 800.000đ/ tháng

Cùng với sự tiếp tục phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ sơn mài, điêu khắc, dệt chiếu… đã đem lại nguồn thu ƣớc đạt 4997,2 triệu đồng.

Thương nghiệp - dịch vụ

Với tổng số 117 hộ gia đình hoạt đồng trên lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ngày càng mở rộng về quy mô, vốn đầu tƣ. Cùng với 46 máy làm đất, tuốt lúa và khoảng 650 ngƣời thƣờng xuyên làm ăn thu hút kinh tế từ bên ngoài đã đem lại tổng giá trị ƣớc đặt 10.261 triệu đồng. Tổng thu nhập quốc nội năm 2005 đạt: 36.890 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 12,1 %.

Về thu nhập: Hộ gia đình có thu nhập trung bình là 3 triệu/ ngƣời / năm. Cá biệt có hộ thu nhập hàng chục triệu đồng/ năm. Nhìn chung thu nhập và đời sống nhân dân có những bƣớc phát triển ổn định, không còn tỷ lệ hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ giàu tăng. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng đƣợc nhà ở cao tầng và mua sắm đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt 14

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng bắc bộ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)