quyền tự do tín ngƣỡng, tơn giáo ở nƣớc ta hiện nay
Sau khi đất nước thống nhất, nhân dân ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, như nhiều nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, Việt Nam cũng rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước tình đó, trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) đã nêu ra nguyên nhân của thực trạng đó là do “Bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, bng lỏng quản lý” từ đó, Đảng ta đặt ra vấn đề cần đổi mới tư duy nói chung và đổi mới nhận thức về tơn giáo nói riêng.
Vấn đề tơn giáo, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VI đã chỉ rõ Đảng và Nhà nước ta trước sau như một, thực hành chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tơn giáo đồn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Cảnh giác, kiên quyết và kịp thời chống lại âm mưu, thủ đoạn của bọn đế quốc và phản động chia rẽ đồng bào có đạo và đồng bào khơng có đạo, giữa đồng bào theo đạo này với đồng bào theo đạo khác.
Thực hiện chính sách đổi mới tồn diện đất nước. Khơng khí đổi mới và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đặc biệt là về văn hoá. Hội nhập là chấp
nhận sự xâm nhập, xâm lăng của các luồng văn hoá ngoại lai đối với văn hoá bản địa, đặc biệt là sự xâm nhập của các tôn giáo vào đời sống xã hội của nhân dân. Sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại lai vào nước ta dẫn đến nhiều hệ quả, một mặt nó làm đa dạng đời sống tơn giáo của nhân dân. Mặt khác, nó phá vỡ tâm thức cố hữu về tơn giáo bản địa đã tồn tại lâu dài trong xã hội và tạo cơ hội cho nhân dân tiếp xúc với các tôn giáo mới đang xâm nhập trong xã hội. Các tôn giáo mới khi vào Việt Nam đã điều chỉnh cho phù hợp với văn hoá, truyền thống của cộng đồng, đã đáp ứng một phần nhu cầu tinh thần của mỗi cá nhân
Sau khi đổi mới, nước ta từng bước chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho không chỉ nhà nước mà cả những cá nhân có cơ hội làm giàu. Vịng xốy của kinh tế thị trường đã lôi cuốn xã hội vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế thị trường là cạnh tranh có thành cơng có thất bại, là may rủi, là bấp bênh do đó người ta cần đến tơn giáo để cầu mong những điều may mắn trong làm ăn, đây là cơ hội cho tơn giáo phát triển. Chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho các tôn giáo nở rộ. Có thể thấy, chưa bao giờ các tơn giáo lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Các thế lực phản động trong nước và nước ngoài nước lợi dụng chính sách tự do tơn giáo để chống phá khối đại đồn kết tồn dân tộc. Những năm gần đây, vấn đề “tôn giáo - nhân quyền” lại nổi lên như một vấn đề thường xuyên trong quan hệ của Mỹ và một số nước châu Âu với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Từ cái gọi là Đạo luật nhân quyền cho Việt Nam (Hạ viện Mỹ thông qua ngày 6-9-2001) đến những báo cáo thường niên của Bộ ngoại giao, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ đều nói đến những chuyện trái ngược với thực tiễn như “sự đàn áp của Chính phủ Việt Nam vì lý do tơn giáo”, sự cấm truyền đạo trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, cho đến vấn đề “tù nhân vì lý do chính trị và tơn giáo”, cao hơn là việc xếp Việt Nam vào số nước “vi phạm quyền tự do tôn giáo, nhân quyền”.
Có thể thấy, việc các thế lực thù địch hiện đang sử dụng vũ khí “nhân quyền - tôn giáo” để chống phá Việt Nam. Chúng ta cần kiên quyết loại bỏ khuynh hướng này ở
trong nước cũng như trên trường quốc tế. Đảng ta kiên quyết thực hiện nguyên tắc của một nhà nước thế tục về sự bình đẳng giữa các tơn giáo, đặc biệt là trong các ứng xử cụ thể. Trong quản lý tơn giáo, khơng có sự phân biệt tôn giáo này “lành”, tôn giáo kia “dữ”, mọi tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.