Đối với Hồ Chí Minh, thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo khơng dừng ở quan điểm, phương pháp, lý luận chung chung. Quyền đó phải được quy định bằng pháp luật để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo lâu dài cho nhân dân. Với quan điểm đó, Hồ Chí Minh là người đầu tiên tiến hành luật pháp hóa quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; đồng thời là người đặt nền móng pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam. Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh khơng ngừng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về tơn giáo. Ngay từ năm 1941, Hồ Chí Minh đã khẳng định quan điểm này trong Mười chính sách của Việt Minh:
“ Hội hè, tín ngưỡng, báo chương,
Họp hành, đi lại, có quyền tự do” [45, tr.205].
Quan điểm này tiếp tục được khẳng định ngay sau khi đất nước giành được độc lập ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh nêu 6 vấn đề cấp bách, trong đó có vấn đề
liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng: (vấn đề 3) “…Tất cả cơng dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử, bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tơn giáo, giịng
giống...”, (vấn đề 6) “…Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để thống trị. Tơi đề nghị Chính phủ ra tun bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [64, tr.48].
Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo biên soạn đã khẳng định, trong Điều 10: Cơng dân Việt Nam có quyền.
“Tự do ngơn luận
Tự do xuất bản
Tự do tổ chức và hội họp Tự do tín ngưỡng
Ngay trong chương II, mục B (quyền lợi và nghĩa vụ) đã xác nhận “mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”
Có thể nói, Hiến pháp năm 1946 là văn bản pháp lý đầu tiên và cao nhất của nước Việt Nam mới. Những quy định trong Hiến pháp đã thỏa lòng mong ước của cả đồng bào giáo và đồng bào lương. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh chỉ khi nước nhà độc lập thì tơn giáo mới dễ mở mang. Linh mục Vương Đình Bích trong bài viết Tấm lịng của Đảng đối với đồng bào giáo hữu đã nhận xét:
Bác và Đảng đã long trọng pháp chế hóa chủ trương rõ ràng đó bằng cách ghi quyền tự do tín ngưỡng vào số các quyền tự do dân chủ trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, được Quốc hội khóa I thơng qua ngày 2-3-1946, đúng thời điểm mà đế quốc Pháp lại lợi dụng tôn giáo một cách trắng trợn khi trao cho một linh mục dịng Camêlơ là Thierry I‟Argenlieu cầm đoàn quân tái chiếm Đông Dương. Thật là bi hùng. [29, tr. 184]
Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đã thể hiện về mặt pháp lý quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cho đồng bào giáo cũng như lương. Đây cũng là cam kết của cách mạng đối với nhân dân, thể hiện tư tưởng nhất qn đó là tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, chống lại sự xuyên tạc của kẻ thù là Cộng sản cấm đạo. Hiến pháp năm 1946 là cơ sở, pháp lý đầu tiên của cách mạng về vấn đề tự do tín ngưỡng, tơn giáo.
Từ Hiến pháp năm 1946, Hồ Chí Minh trong q trình lãnh đạo cách mạng đã ký nhiều văn bản, sắc lệnh liên quan đến tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Các văn bản này đều thể hiện nội dung cốt lõi là: Đối với đồng bào tơn giáo, tự do tín ngưỡng là một u cầu chính đáng; Quyền tự do tín ngưỡng gắn liền với nền độc lập của dân tộc và dân chủ nhân dân; Đảng và Chính phủ coi tự do tín ngưỡng là một nguyện vọng thiết tha đối với đồng bào có đạo. Vì vậy, đi đơi với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, Đảng và Chính phủ cũng tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào các tôn giáo.
Các văn bản liên quan đến chính sách tơn giáo thể hiện tinh thần tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Hồ Chí Minh với nhân dân:
Thứ nhất: Sắc lệnh 20-9-1945. Điều thứ nhất: Đền chùa, lăng tẩm, nhà thờ, tất cả
các nơi có tính cách tơn giáo, bất cứ tơn giáo nào, nhân dân đều phải tôn trọng, không được xâm phạm.
Thứ hai: Sắc lệnh số 65. Sắc lệnh này do Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm
thời ký tại Hà Nội, ngày 23/11/1945 về việc bảo tồn cổ di tích và giao nhiệm vụ bảo tồn tất cả các di tích trong tồn cõi Việt Nam cho Đơng Dương Bác Cổ học viện. Trong đó có Điều 4: Cấm phá hủy những đền, đình, chùa, miếu hoặc những nơi thờ tự khác,
những cung điện, thành, quách của làng nhưng chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy bi ký, đồ vật, văn bằng, chiếu sắc, giấy má sách vở có tính chất tơn giáo có lợi ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn.
Thứ ba: Sắc lệnh số 22 ( ngày 18/12/1946 ấn định những ngày Tết, kỉ niệm lịch sử và Tôn giáo). Điều thứ nhất: Những ngày Tết, kỉ niệm lịch sử và lễ tôn giáo, ấn định trong bản đính theo sắc lệnh này, sẽ được coi là ngày lễ chính thức.
Thứ tư: Sắc lệnh số 234- SL ngày 14/6/1955. Ban hành chính sách tơn giáo, do
Hồ Chí Minh ký cùng ngày. Đây là văn bản có tính pháp luật hồn chỉnh nhất của Hồ Chí Minh trên chặng đường đầu tiên xây dựng luật pháp tôn giáo ở Việt Nam.
Trong đó, Chương I, Điều 1: đề cập đến cả 3 mặt vấn đề tự do tơn giáo: “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng, quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, “tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo”, và “khi truyền bá tơn giáo”. Có thể thấy Sắc lệnh 234 nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều điều khoản phong phú, hệ thống liên quan đến các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, lần đầu tiên đã phản ánh rõ quan điểm thái độ của Nhà nước ta trong việc thể chế hóa chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo, đồng thời thể hiện tính nhân văn, có tình có lý, giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo mang bản sắc Việt Nam.
Những văn bản do Hồ Chí Minh ban hành đã thực sự đi vào đời sống đồng bào làm nức lòng giáo dân. Điều này được J. Sainteny, một quan chức cấp cao của Pháp có
mặt tại Hà Nội lúc đó, được tận mắt chứng kiến những phức tạp về chính trị - xã hội và tơn giáo mà Chính phủ ta phải đương đầu ngay sau hịa bình vừa lập lại (10-1954), cũng phải thừa nhận:
...Chính phủ Hà Nội đã uốn nắn lập trường của mình và tơi cảm động biết bao nhớ lại những ngày lễ Noel lúc nửa đêm, trong nhà thờ và ngoài đường phố, có những đám đơng dân chúng mà có khi có cả những bộ đồng phục của bộ đội Quân đội Nhân dân...có lẽ phần lớn là nhờ uy tín của ông Hồ nên mới có lập trường khá tự do đó, mà có người cho là lạ kỳ Bắc Việt Nam là cộng sản chính thống. [48, tr.66]
Với chính sách tơn giáo phù hợp của Hồ Chí Minh đã thiết lập tình cảm của đồng bào giáo dân đối với cách mạng với Chính phủ. Làm cho giáo dân hiểu được chính sách và pháp luật của nhà nước, ln tơn trọng tự do tín ngưỡng, tạo nên tình cảm tốt đẹp của đồng bào với cách mạng. Tình cảm đó được thể hiện qua những dịng thư của Linh mục Nguyễn Nghị Lịch địa phận Hưng Hóa gửi Hồ Chủ tịch:
Ngày lễ Noel năm nay, nhờ sự sáng suốt của Cụ và Chính phủ, giáo dân chúng con được mừng lễ Noel trong bầu khơng khí êm đẹp, chẳng sợ máy bay súng đạn vách vuốt như mấy năm trước, được vui vẻ hơn gấp bội. Lại được ủy ban địa phương đến dự lễ mở cuộc mét tinh đọc thư Cụ, gửi chúc đồng bào Công giáo chúng con lấy làm cảm mếm quá. Và sau khi đọc hai lá thư của Giám mục Hoàng Văn Đoàn và Linh mục Phạm Bá Trực bày tỏ những mưu mơ của bọn Ngơ Đình Diệm mượn tiếng tơn giáo để phá hoại hịa bình và gây mối lương giáo nghi kị, thật là làm hại Công giáo Việt Nam, chúng con lấy làm căm phẫn lắm nhưng nhờ sự sáng suốt của Cụ và Chính phủ hẳn là chúng khơng thể chia rẽ nổi [29, tr. 196].
Như vậy, với Hồ Chí Minh quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền căn bản của công dân. Tuy nhiên, tự do tín ngưỡng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Những đóng góp to lớn của Hồ Chí
Minh về tín ngưỡng, tơn giáo đã khẳng định Hồ Chí Minh là người có cơng đầu trong việc thiết lập nền tảng pháp luật tôn giáo ở nước ta.