Tín ngưỡng, tơn giáo là một nhu cầu tinh thần chính đáng của nhân dân, đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời xưa. Với tâm thức đa thần của người Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, ở nước ta việc cúng bái, thờ tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội. Người rất tơn trọng nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân và luôn nhắc nhở mọi người phải bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, để nhắc nhở thế hệ mai sau truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc. Hồ Chí Minh giáo dục cán bộ, đảng viên phải tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nhân dân. Đối với người có cơng với dân, với nước, những bậc tiên hiền, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước ln tỏ lịng ngưỡng mộ. Khi đến thăm đền Hùng, Hồ Chí Minh nói: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, tín ngưỡng là một nhu cầu khơng thể thiếu của nhân dân, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất cần thiết.
Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc tới đồng bào giáo và lương cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Người tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, nhưng Hồ Chí Minh cũng kiên trì giáo dục quần chúng xóa bỏ mê tín, hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, Người cũng hiểu để xóa bỏ được mê tín, hủ tục là cơng việc khơng dễ dàng, đặc biệt khi nó đã trở thành truyền thống tồn tại lâu dài trong xã hội, để làm được công việc này Người quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, đây là đội
ngũ lòng cốt đi đầu trong việc tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân loại bỏ những hủ tục, mê tín, bói tốn, đồng cốt trong nhân dân. Hồ Chí Minh yều cầu cán bộ phải:
“Dạy cho đồng bào:
1. Thường thức vệ sinh để cho dân bớt đau ốm.
2. Thường thức khoa học để bớt mê tín nhảm” [47, tr. 439].
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Đây là những người trực tiếp và thường xuyên tiếp cận với đời sống nhân dân. Người ln chỉ bảo tận tình, ln nhắc nhở cán bộ phải tơn trọng tín ngưỡng của nhân dân, khơng hẹp hịi, khơng vơ lễ, khơng xúc phạm tín ngưỡng, khơng mắc bệnh lý luận không đúng lúc, hay đao to búa lớn “nào khách quan, nào chủ quan”, nào “tích cực”, nào „khoa học hóa”, “gì gì hóa”, mà “tốt nhất là miệng nói, tay làm làm gương cho người khác bắt trước” [47, tr.439].
Sau khi đất nước độc lập, các hủ tục có điều kiện phát triển, nhất là khi có chủ trương khôi phục lại các lễ hội truyền thống của dân tộc, nhưng việc quản lý lại chưa tốt, các hủ tục ảnh hưởng không tốt trong xã hội. Vấn đề này được Hồ Chí Minh đưa ra một sự chỉ dẫn có giá trị. Vào năm 1958, Người nói:
Nói là khơi phục vốn cũ, thì nên khơi phục cái gì tốt, cịn cái gì khơng tốt thì hồn tồn phải loại dần ra. Xem ra thì năm nay tương đối khá, cịn như năm ngoái, khi khơi phục vốn cũ thì khơi phục cả đồng bóng, rước xách thần thánh. Vì khơi phục như thế, nên ở nơng thơn nhiều nơi quên cả sản xuất, cứ trống mõ bì bõm, ca hát lu bù. Có những xã góp đến mấy triệu đồng đi mua áo, mua mũ, mua hia. Như thế nói là khơi phục vốn cũ có đúng khơng? Cái gì tốt thì ta nên khơi phục và phát triển, cịn cái gì xấu ta phải bỏ đi [51, tr.248].
Hồ Chí Minh tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào nhưng cũng kiên quyết chống lại những kẻ lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc, phá hoại thành quả của cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân cũng như những kẻ làm vẩn đục “cái thiêng”. Trong thư gửi giám mục Lê Hữu Từ ngày 2-3-1947, Hồ Chí Minh đã thẳng
thắn bày tỏ quan điểm của mình, Người nói: “Trong một nước văn minh, có tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, nhưng không được vu khống kẻ khác. Tự do tuyên truyền không phải là tự do vô lễ”, “Hoạt động tơn giáo...khơng được trái với chính sách pháp luật của Nhà nước” [48, tr. 66].
Người luôn nhắc nhở cán bộ cách mạng phải am hiểu tập quán của nhân dân. Đối với đồng bào có đạo, ngồi các giải pháp về kinh tế - xã hội thì việc tun truyền, giải thích các chủ trương, đường lối của Đảng là rất quan trọng. Người phê phán một số cán bộ về lối tuyên truyền thô thiển cũng như cách ứng xử thô bạo với đồng bào giáo dân. Người nói: “Đối với nơng dân Cơng giáo có đội đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin ra giải thích. Nhiều cán bộ hễ nói đến cha cố, không phân biệt tốt xấu, cứ gọi là thằng, làm cho nông dân Cơng giáo khó chịu” [49, tr.332]. Vì vậy, Người khuyên cán bộ phải thận trọng, kiên trì trong giáo dục quần chúng khắc phục mê tín, hủ tục, gần gũi với đồng bào, với phương châm lấy “cái tốt mà bỏ dần cái xấu”. Người làm công tác tôn giáo phải mềm dẻo, kiên trì trong việc thuyết phục nhân dân tự giác thực hiện nếp sống lành mạnh, Người yêu cầu cán bộ phải thuyết phục dần cho nhân dân vui lòng làm, chứ khơng có quyền ép nhân dân. Thậm chí, Người cịn khun cán bộ vẫn có thể tiếp tục là thầy lang, thầy tào để tuyên truyền giác ngộ quần chúng nhằm đạt được mục đích làm cho dân hiểu, dân tin và dân làm theo.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tơn giáo được hình thành và phát triển trên sự kế thừa quan điểm về tín ngưỡng, tơn giáo của dân tộc Việt Nam; kế thừa các giá trị tiến bộ phương Đông và phương Tây; kế thừa chủ nghĩa Mác – Lênin và đặc biệt là sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước. Hồ Chí Minh khơng chỉ đưa ra quan điểm về mặt lý luận mà đã thể chế hố thành chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo.
Hồ Chí Minh thấy rằng, vấn đề tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một hiện tượng xã hội, là một nhu cầu chính đáng của một bộ phận nhân dân cần phải được tơn trọng triệt để. Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh tự do tín ngưỡng, tơn giáo đặt trong vấn đề độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn vào nhiệm vụ chung là giành độc lập và tự do cho dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tơn giáo rất đa dạng với nhiều quan điểm, nhiều chiều cạnh khác nhau. Trong q trình lãnh đạo cách mạng Hồ Chí Minh đã thấy bản chất và vai trị của tín ngưỡng, tơn giáo đối với cách mạng và nhân dân. Nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trong đó, đảm bảo tự do tín ngưỡng, tơn giáo cho nhân dân là một phần quan trọng của cách mạng. Hồ Chí Minh thấy rằng, để đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo lâu dài cho nhân dân thì nhất thiết phải gắn tự do tín ngưỡng, tơn giáo với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tự do tín ngưỡng, tơn giáo phải được thể chế hoá bằng hệ thống pháp luật; tự do tín ngưỡng, tơn giáo với việc lợi dụng vào mục đích chính trị, mê tín dị đoan.
Hồ Chí Minh khơng chỉ đưa ra những quan điểm thiết thực để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cho nhân dân mà Người cịn đưa ra phương pháp để thực hiện quan điểm đó làm sao đạt hiệu quả nhất vừa đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cho nhân dân, vừa đảm bảo việc chống lại các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo vào mục đích chính trị xấu, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ của cách mạng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để bảo vệ lâu dài quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cho nhân dân thì phải xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tơn giáo là cơ sở lý luận vững chắc cho Đảng và Nhà nước ta vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước, tiếp tục xây dựng hồn thiện chính sách và pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cho nhân dân. Trong bối cảnh hiện nay tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tơn giáo vẫn còn nguyên giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn cho Đảng và Nhà nước ta.
CHƢƠNG 2