Phong cách làm việc dân chủcủa cán bộ trong quá trình tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ Nội dung và giá trị (Trang 41 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủcủa

1.2.3 Phong cách làm việc dân chủcủa cán bộ trong quá trình tổ chức

thực hiện quyết định

Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi, song từ nguồn gốc đến thắng lợi thực sự còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Do đó, cán bộ có phong cách làm việc dân chủ còn phải “tổ chức thi hành quyết định cho đúng và dân chủ”. Công việc của cán bộ luôn gắn liền với quyền lực, vì vậy công tác lãnh đạo, quản lý là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. Hồ Chí Minh là người đứng đầu Đảng cầm quyền, đứng đầu nhà nước dân chủ, ở vị trí cao như vậy nhưng Người thường xuyên có phong cách làm việc rất tập thể và dân chủ. Hồ Chí Minh rất coi trọng trí tuệ, phát huy tinh thần của tập thể. Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã quan tâm nhiều đến cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh có hai cách lãnh đạo đối lập

nhau đó là “lãnh đạo theo lối dân chủ” và “lãnh đạo theo lối quan liêu, độc đáo, chuyên quyền”. Nhân tố tạo nên sự khác nhau ở hai phong cách trên đó là có nhận thức đúng hay không nguyên tắc cốt lõi trong lãnh đạo là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, lí luận có sức mạnh định hướng, khi phương hướng đã định, ta nhằm vào phương hướng ấy mà đi, thế nào ta cũng đi tới đích. Vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào? Là bằng mọi cách để “ai đi nhầm đường thì chúng ta giúp họ đi vào đường chính…Thấy người khác đi xiên, đi sai, ta ra sức giúp họ đi theo đường thẳng, đường đúng” [64, tr. 290]. Đối với công việc “phải có kế hoạch bước đầu làm thế nào? Bước thứ hai làm thế nào? Bước thứ ba làm thế nào? Bởi vì, “công việc bất kỳ to nhỏ, đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế thì sẽ hao tổn thì giờ, mất công nhiều mà kết quả ít” [63, tr. 119]. Hồ Chí Minh yêu cầu “kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mặt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”[60; tr. 145]. Kế hoạch nào cũng không nhiều việc quá, chỉ tiêu không cao quá và không sao chép lẫn nhau, có như vậy mới thiết thực, không chủ quan. Để thực hiện quyết định có hiệu quả thì biện pháp quan trọng là phổ biến nghị quyết. Theo đó, trong Đảng phải phổ biến toàn bộ nghị quyết, còn trong nhân dân thì phổ biến thông qua các hình thức khai hội giải thích, truyền đơn, khẩu hiệu, báo, ca kịch, đi tuần thị.…Khi phổ biến phải để cán bộ, quần chúng thảo luận, không để tình trạng “chỉ thị của Trung ương, cán bộ chỉ đưa ra giảng như thầy giáo giảng bài, công nhân chỉ ngồi nghe, ít đi sâu thảo luận” [64, tr. 228].

Cán bộ là những người có trọng trách trong một tập thể. Xây dựng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trước hết phải xây dựng phong cách dân chủ trong tập thể, biết kết hợp tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tính quyết đoán trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định. Bởi vì một

người dù có tài giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề, không thể biết hết mọi việc trong cơ quan, tổ chức cũng như đời sống xã hội. Gộp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề sẽ được thấy rõ mọi mặt, cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một cơ quan, một đơn vị. Hơn nữa, phụ trách không do cá nhân sẽ dẫn đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ kết quả cũng là hỏng việc. Vì vậy, những công việc đã được bàn kỹ, quyết định theo tập thể rồi thì phải giao cho cá nhân phụ trách tránh việc đùn đẩy, tranh công đổ lỗi cho nhau. Từ đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung.”[64; tr.505] .Cán bộ có ý thức tập thể cao, biết tạo ra bầu không khí làm việc dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát huy trí tuệ tập thể, nhưng lại không có tính quyết đoán, không giám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể thì không thể có những quyết định kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhiệm vụ và công việc.

Những biểu hiện phong cách làm việc dân chủ trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định được Hồ Chí Minh đề cập:

Thứ nhất, “Hay hỏi” là một trong 23 nội dung được chú trọng trong cuốn sách Đường Cách Mệnh của Hồ Chí Minh xuất bản lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc) năm 1927 – Một cuốn sách tập hợp những bài giảng của Người tại tổ chức “ Hội cách mạng Thanh Niên” lập ra từ năm 1925. Mặc dù trong sinh hoạt Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh thường là chủ tọa có quyền quyết định những vấn đề đặt ra song Người luôn trân trọng ý kiến của mọi người không phân biệt cấp bậc, chức vụ, đẳng cấp. Những bài viết của Hồ Chí Minh trước khi được công bố, Người thường chuyển cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý, thậm trí còn trao đổi với các đồng chí phục vụ, lái xe và dân thường

những bài báo ngắn, bài viết để sửa chữa những chỗ viết còn khó hiểu trước khi đăng.

Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải tôn trọng phát huy tinh thần làm chủ tập thể của mọi người. Khi bàn cách làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt” Hồ Chí Minh chú ý tới dân chủ dựa trên tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người đối với sự nghiệp cách mạng, dân chủ phải dựa trên cái nền công khai, minh bạch, “dân chủ đi liền với tự do”. Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có phong cách làm việc dân chủ thực sự và phê bình nghiêm khắc những hành vi không tôn trọng tập thể trong công tác cán bộ nhất là những người có quyền, có chức cao. Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo về hiện tượng mất dân chủ: “Lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng công việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ dấn đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ”[48; tr. 504]. Quan liêu, độc đáo, chuyên quyền là mặt đối lập của dân chủ, nhưng lại là căn bệnh dễ mắc phải của cán bộ. Nguyên nhân hiện tượng đó là vì cán bộ xa rời quần chúng, thiếu sự tin tưởng vào quần chúng, chưa đủ phẩm chất, năng lực làm việc để có được phong cách làm việc dân chủ. Một bộ phận cán bộ đã dùng mệnh lệnh thay cho việc lắng nghe ý kiến của nhân dân, cưỡng bức, ép buộc dân thay cho động viên tổ chức thực hiện sinh ra bệnh quan liêu. Vì vậy, cán bộ muốn lãnh đạo tốt nhất là “gom mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng rồi phân tích, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành ý kiến có hệ thống. rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng và làm quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó”[65; tr. 382]. Nghĩa là cán bộ, đảng viên tổ chức cho quần chúng làm. Hồ Chí Minh luôn luôn tin tưởng vào lực lượng trí tuệ và cách làm đầy sáng tạo từ quần chúng. Người khẳng định: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có thì làm việc gì cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách

giản đơn, mau chóng và đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra.[64; tr.302]

Hồ Chí Minh đã đưa ra yêu cầu cho mỗi cán bộ để xây dựng phong cách làm việc dân chủ yêu cầu mỗi người phải quán triệt và thực hiện theo đúng đường lối nhân dân 6 điều là: “ Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;Việc gì cũng bàn với nhân dân và giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; Sẵn sàng học nhân dân; Tự mình làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo.”[64; tr. 293]

Theo Hồ Chí Minh “làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được...Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt” [64, tr. 279-280]. Chính vì vậy, Người căn dặn, trong mọi việc đều phải dựa vào quần chúng để vượt qua khó khăn. Ví như, xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vô cùng khó khăn, “đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [45, tr. 617].

Chính vì luôn tin tưởng vào lực lượng, trí tuệ và cách làm đầy sáng tạo của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng” [62, tr. 28]. Muốn vậy, phải xây dựng mối liên hệ mật thiết với nhân dân, phải “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”. Tư duy của Hồ Chí Minh xuất phát từ dân, có dân là có Bác, có dân là có tất cả, vô luận việc gì, đều do con người làm ra. Người cho rằng, dân tốt lắm và lòng dân là sức mạnh vô địch: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì

làm cũng không nên” [64; tr.134]. Người thường nhắc lại ca dao của nhân dân: Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong. Vì thế,“cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại” [65, tr. 326].

Hồ Chí Minh coi 6 điều trên là 6 bài thuốc chống quan liêu, trong đó rất nhiều lần Hồ Chí Minh đã chỉ ra vị thuốc “ Nhân dân”. Phong cách làm việc dân chủ luôn luôn được xây đắp từ nền nhân dân. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng yêu cầu cán bộ phải tự phòng bệnh và cũng phải biết tự chữa bệnh của bản thân mình bằng cách “đi sâu, đi sát cơ sở, nằm ở cơ sở.” để “ hỏi dân, học dân, gần dân, và hiểu dân” để “ học cách so sánh củacủa nhân dân”, so đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học. Cán bộ đi cơ sở phải có óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Phải năng động xông xáo nắm tình hình để mà lập chương trình, kế hoạch. Hồ Chí Minh là một tấm gương điển hình về hỏi dân và học dân. Mặc dù ở cương vị Chủ tịch nước nhưng trong vòng 10 năm (1955 – 1965) Người đã có trên 700 cuộc “vi hành” đến các đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp,…để gặp gỡ, nắm bắt tình hình, nguyện vọng của nhân dân trong xây dựng đất nước. Chỉ như vậy thôi đã làm cho chúng ta thấy rõ phong cách dân chủ Hồ Chí Minh – một lãnh tụ suốt đời gắn bó với dân.

Cán bộ, làm việc phải quyết đoán, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý rằng: “Không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng cứ đưa ra bàn…Kết quả là cứ khai hội mà hết ngày giờ. Những việc bình thường, một người có thể giải quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng mới cần tập thể quyết định”[45; tr. 365] .Đặc biệt trong những thời điểm then chốt, khi có thời cơ người lãnh đạo, quản lý phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, quốc dân đồng bào, kịp thời đưa ra những quyết định

đúng đắn. Những hiện tượng coi thường tập thể hay dựa dẫm, ỷ nại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân đều làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của cán bộ. Hồ Chí Minh đã khẳng định trong bài “Học đánh cờ:

“ Lạc nước, hai xe đành bỏ phí Gặp thời, một tốt cũng thành công”

Cán bộ cần nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, nắm vững tình hình thực tiễn của cuộc sống, có kỹ năng lập pháp, để dịch chuyển một cách đúng đắn từ quan diểm đường lối của Đảng và ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành những văn bản mang tính nhà nước, để chúng mang tính hệ thống, đồng bộ và có tính thực thi cao bằng sức mạnh của toàn thể nhân dân. Tổ chức thực hiện quyết định là một khâu quyết định thực tiễn cuộc sống của nhân dân, dù đường lối, nghị quyết, quyết định có đúng đắn đến đâu, không qua tổ chức thực hiện thì cũng chỉ nằm trên giấy tờ, cán bộ không sử dụng phong cách dân chủ trong quá trình tổ chức thực hiện thì không biến thành những thay đổi trong thực tiễn. Hiệu quả tổ chức thực tiễn phụ thuộc vào tính đúng đắn của văn bản được triển khai mặt khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Trong các yếu tổ đó, trước hết phải kể đến năng lực đưa ra quyết định, năng lực quy tụ quần chúng, định hướng hoạt động của họ vào mục tiêu chung, năng lực tổ chức thực hiện, phương pháp, phong cách của cán bộ trong quá trình lãnh đạo, quản lý.

1.2.4 Phong cách làm việc dân chủ của cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quyết định.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đánh giá rất cao vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quyết định. Trong các giai đoạn, nó như một quy luật và là phương thức hành động không thể thiếu để thực hiện mục đích, có tính quyết định đối với hiệu quả lãnh đạo, quản lý

và kết quả của quá trình thực hiện quyết định. Theo Hồ Chí Minh, kiểm tra, giám sát, đánh giá cũng là một biện pháp hữu hiệu để giáo dục, rèn luyện cán bộ lãnh đạo quản lý. Chỉ có qua kiểm tra, giám sát, đánh giá như thế “mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay không tốt”, mới biết cán bộ làm việc có trách nhiệm, hiệu quả hay không. Hồ Chí Minh khẳng định: “Khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”[67; tr. 703].

Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét.

Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không.

Công tác kiểm tra của cán bộ lãnh đạo, quản lý là hoạt động của cán bộ được tiến hành đối với tổ chức, cấp dưới và với nhân dân, nhằm nắm vững tình hình, nhận xét, đánh giá việc chấp hành các quy định, quyết định, xác định sự đúng đắn hay vi phạm của các hành vi có liên quan đến quyết định.

Công tác giám sát của cán bộ là việc theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức nhằm điều chỉnh, buộc các đối tượng chấp hành đúng quy định, kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra.

Giữa công tác kiểm tra và giám sát của cán bộ có nhiều điểm giống nhau và có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, muốn thực hiện tốt việc giám sát thì phải có theo dõi, xem xét tình hình hoạt động thực tế của đối tượng bị giám sát. Ngược lại, muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải giám sát. Càng làm tốt việc giám sát, sẽ giúp cho việc kiểm tra càng trúng, càng đúng và chất lượng, hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ Nội dung và giá trị (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)