7. Kết cấu của luận văn
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủcủa
1.2.2 Phong cách làm việc dân chủcủa cán bộ trong quá trình ra quyết
định
Hồ Chí Minh_nhà tư tưởng kiệt xuất, với học thuyết giải phóng của mình đã mở ra một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử của nước ta: Thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thời đại ấy đã làm cho dân ta thoát khỏi ách áp bức bóc lột và tình cảnh nô lệ, thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu, trở thành người chủ, người có quyền làm chủ, thực sự sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc.
Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là mục tiêu, động lực của cách mạng, nhưng thực hành dân chủ mới có ý nghĩa quyết định: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [46, tr. 235]. Thực hành dân chủ, trước hết là phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên “ai cũng có quyền hưởng tự do, dân chủ”. Chỉ trên cơ sở phát huy dân chủ mới có thể bày tỏ hết ý kiến của mình và gom góp ý kiến của mọi người để giúp đỡ Trung ương. Như vậy, sẽ huy động, sử dụng có hiệu quả trí tuệ của tập thể, tránh được bệnh chuyên quyền, độc đoán, dẫn đến những quyết định sai lầm. Hơn nữa, sứ mệnh cao cả và nặng nề của cán bộ lãnh đạo, quản lý đòi hỏi phải có năng lực, trí tuệ xứng tầm với yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng. Năng lực, trí tuệ ấy không chỉ do một hay một vài cá nhân xuất chúng tạo nên mà phải là sự đóng góp, sự huy động ở mức cao nhất trí tuệ của tập thể. Trong quá trình lãnh đạo, Hồ Chí Minh vạch ra thực trạng: “Cán bộ, đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó là vì lẽ gì? Vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực” [49, tr. 283]. Muốn khắc phục tình trạng ấy “cần phải nâng cao mở rộng dân chủ ra”, bởi “có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm
việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều” [48, tr 284].
Chính vì vậy, để quyết định vấn đề cho đúng phải thực hành dân chủ, phải tạo ra trong sinh hoạt nội bộ một khối không khí cởi mở, dễ cho người cán bộ, đảng viên có sáng kiến và trình bày sáng kiến đóng góp với lãnh đạo. Không để trong nội bộ u ám uất ức, đảng viên, cán bộ không dám nói, không cả gan có ý kiến. Dân chủ không chỉ là mục đích phấn đấu, là quyền của đảng viên mà còn là cách lãnh đạo, là phương thức để tổ chức Đảng ra các quyết định lãnh đạo cho đúng.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc"[63; tr. 235].
Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên nói chung và các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong mọi công tác của Đảng, của Chính Phủ, đoàn thể, phong cách làm việc tốt nhất là: "Cách làm việc, cách tổ chức... của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn phép: "Từ trong quần chúng ra. Về sâu trong quần chúng"[62; tr.256]. Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó ra tuyên truyền, giải thích cho quần chúng và làm cho nó thành ý kiến của quần chúng và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành ta xem xét lại, coi ý kiến đó có đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích làm cho
quần chúng giữ vững và thực hành. Cứ như thế mãi thì lần sau sẽ đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước. Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt”. [62; tr. 233]
Để có quyết định đạt tới tầm dân chủ sát quần chúng, hợp quần chúng trong quá trình ra quyết định Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc làm việc với quần chúng, nắm tâm tư nguyện vọng và thật sự quan tâm tới đời sống mọi mặt của họ. Đồng thời phải tin yêu tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình xây dựng của nhân dân để ra quyết định. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng", "không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo"[62, tr. 243]. Trong cách làm việc với quần chúng cần phải nắm vững tình hình chất lượng quần chúng, phân loại các mức hạng khác nhau để có biện pháp làm việc cho hiệu quả, mặt khác phải nắm rõ đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của dân chúng. Vì thế, "người cán bộ cũng phải dùng cách so sánh của dân chúng mà tự mình so sánh"[ 62; tr. 214].
Trong xã hội địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Như vậy, đủ hiểu vì sao bài học của cách mạng nước ta là bài học “lấy dân làm gốc”. Hồ Chí Minh hiểu rõ sức dân “dễ mười lân không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong.” Lịch sử vàng son của dân tộc ta đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ có sự đoàn kết một lòng của toàn Đảng và toàn dân mà đất nước ta đã đánh tháng 2 kẻ xâm lược lớn là Pháp và Mỹ để thống nhất non sông xây nền hòa bình.
Hồ Chí Minh nói “Trong bầu trời không gì quý bằng dân… Dân chủ là quý báu nhất của nhân dân” đồng nghĩa Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong xã hội không có gì tốt đẹp và vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân”. Những luận điểm đó đã nhấn mạnh thêm tính nhân văn sâu sắc trong quan điểm Hồ Chí Minh về phong cách làm việc dân chủ của cán bộ.
Trong nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh đã nêu gương trong việc sử dụng phong cách dân chủ trong quá trình làm việc, luôn theo đường hướng “ tự do dân chủ để tìm tòi chân lý”. Khi chân lý đã tìm ra rồi thì tự do dân chủ, tự do tư tưởng hóa ra do phục tùng chân lý. Thấu hiểu điều này nên Hồ Chí Minh luôn chủ động đến với dân, gần dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của dân, tìm hiểu sự thật ở trong dân và từ cuộc sống của dân để kịp thời sửa chính sách, xem lại chủ chương, quyết định, bộ máy tổ chức và cán bộ. Vì vậy, đã cắt nghĩa vì sao mỗi lời nói, mỗi việc làm, cử chỉ hành động của Hồ Chí Minh làm cảm động muôn người. Hồ Chí Minh nói nhiều tới “dân” và “ dân chủ” đến vậy cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là thức tỉnh nhân dân giác ngộ được vai trò và quyền lợi của mình “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sự phát triển nhất quán hợp logic phát triển từ “dân” đến “dân chủ”, đem sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân.
Thực tiễn Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh: ra quyết định có vai trò rất quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý bởi vì việc ra quyết định sẽ chi phối toàn bộ quá trình tổ chức, thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong thực tế. Việc ra quyết định đúng hay sai, chính xác hay không chính xác dù ở cấp độ nào cũng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Ra quyết định nếu như không đúng, không trúng, không khách quan, khoa học, không mang lại lợi ích cho xã hội, cho nhân dân thì hậu quả rất lớn thậm chí gây bất bình trong nhân dân, mất ổn định xã hội.
Ở tầm lãnh đạo, quản lý càng cao thì sức nặng của quyết định càng lớn, tầm ảnh hưởng càng rộng. Chỉ một quyết định không đúng sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường, điều mà các phương tiện truyền thông hàng ngày đưa tin, trở thành một vấn đề thu hút dư luận hiện nay. Nhìn rộng hơn, năng lực ra quyết định sẽ quyết định năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ ở mọi cấp.
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm nước ta có hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật và rất nhiều quyết định hành chính của các bộ, ngành, địa phương không được thẩm định kỹ trước khi ban hành. Quyết định lãnh đạo, quản lý phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản. Một là, tự thân người lãnh đạo, quản lý phải có đạo đức và giỏi chuyên môn, có năng lực, phương pháp lãnh đạo, quản lý. Hai là, về khách quan, năng lực ra quyết định lãnh đạo, quản lý chịu sự chi phối rất mạnh của dư luận xã hội mà về thực chất chính là mức độ tham dự của người dân vào quá trình ra quyết định, phụ thuộc vào sức nặng của pháp luật, đây chính là hàng rào để ngăn ngừa các hành vi, hoặc các dấu hiệu thâu tóm quyền lực vì lợi ích cục bộ trong việc ra các quyết định lãnh đạo, quản lý. Với cách tiếp cận đó có thể khẳng định, mức độ tham dự của nhân dân có vai trò mang tính quyết định đến chất lượng các quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn lãnh đạo đúng, trước hết phải quyết định mọi vấn đề cho đúng, phải điều tra, nghiên cứu rõ ràng. Bởi vì: “Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng, mà muốn Đảng hiểu rõ thì cán bộ, đảng viên phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình từng xã, từng huyện, từng tỉnh, từng khu. Nếu không biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là “nồi vuông úp vung tròn, không ăn khớp gì hết” [62, tr. 307]. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu, cán bộ, đảng viên phải giành nhiều thời gian đi xuống địa phương, cơ sở, gần gũi với nhân dân, hoà mình vào đời sống đồng bào, đồng chí, đi thực tế xem xét kỹ tình hình để có những quyết định đúng đắn. Đồng thời, với việc điều tra nghiên cứu, nắm vấn đề Hồ Chí Minh xác định, mọi quyết định đều phải dựa trên kết quả của quá trình phân tích, so sánh, đối chiếu, thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi và khó khăn để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp. Hồ Chí Minh nói: “So đi sánh lại, phân tích rõ ràng là cách làm việc có khoa học” [63, tr. 337]. Bởi vậy, gặp
mỗi vấn đề phải luôn đặt câu hỏi: “Vì sao có vấn đề này? Xử trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng. Chớ hấp tấp, chớ làm liều, chớ gặp sao làm vậy”[62; tr.362]. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, phải “liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng” vì bất kỳ việc gì nếu không có chính sách chung, kêu gọi chung thì không thể động viên khắp quần chúng. Song, nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ làm chung, làm khắp cả một lúc mà không trực tiếp nhằm một nơi nào đó thực hành cho kỳ được rồi lấy kinh nghiệm nơi đó mà chỉ đạo những nơi khác thì không biết chính sách của mình đúng hay sai. Tinh thần cơ bản là cán bộ phải nắm nội hàm và mục tiêu của quyết định để chỉ đạo cụ thể và cũng thông qua chỉ đạo cụ thể mà kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện quyết định đúng hay sai. Hồ Chí Minh cho rằng đây là một cách thức vừa lãnh đạo vừa học tập mà “bất kỳ người lãnh đạo nào, nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiết thực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm, thì nhất định không biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận” [63, tr. 289]. Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra phải tìm việc chính, việc gấp làm trước. Trong cả nước, một địa phương, một cơ quan đơn vị lúc này thì vấn đề này nổi lên, lúc khác thì vấn đề khác nổi lên cần phải tìm ra, khi đã quyết định thì phải thực hiện triệt để. Ra quyết định cần phải chống rập khuôn máy móc, giáo điều, Hồ Chí Minh yêu cầu một trong những nguyên tắc lãnh đạo, quản lý là chớ khư khư giữ theo “sáo cũ”, luôn phải theo tình hình thiết thực của nhân dân nơi đó và lúc đó, theo trình độ của dân chúng, theo sự tình nguyện của dân chúng
Theo đó, mức độ tham dự của người dân trong quá trình ra quyết định của cán bộ lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt hiện nay khi dân chủ tiếp tục được mở rộng và bảo đảm, nhận thức của người dân ngày càng tốt hơn, ý thức chính trị của họ được nâng cao hơn, người dân có trách nhiệm hơn và đồng thời đòi hỏi ngày càng cao hơn đối với những người mà họ ủy
nhiệm quyền lực. Để các quyết định đưa ra phù hợp, một vấn đề có tính nguyên tắc được quy định bằng luật là phải đưa ra trước nhân dân để bàn thảo, lấy ý kiến. Tuy nhiên, nhiều quyết định đã mạo danh được sự đồng thuận của nhân dân, không tham khảo ý kiến của nhân dân, không được người dân đồng thuận, thậm chí người dân không đồng tình nhưng vẫn ra quyết định. Đây là căn nguyên dẫn tới nhiều bất bình trong xã hội.
Tăng cường sự tham dự của người dân trong quá trình ra quyết định đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo, quản lý phải chủ động lấy ý kiến nhân dân, thăm dò dư luận, nâng cao tính thiết thực của hoạt động tiếp dân, của đối thoại dân chủ ở cơ sở, cung cấp đầy đủ thông tin về lĩnh vực liên quan các quyết định… để nhân dân giám sát, thụ hưởng lợi ích từ các quyết định mang lại. Cùng với sự chủ động ấy thì tự thân mỗi người dân phải đề cao trách nhiệm, góp tiếng nói của mình.
Chính vì vậy, cán bộ muốn ban hành quyết định phù hợp tình hình thực tiễn, tâm tư nguyện vọng của nhân dân phải thực hành dân chủ, phải tạo ra trong sinh hoạt nội bộ Đảng một khối không khí cởi mở, dễ cho đảng viên có sáng kiến và trình bày sáng kiến đóng góp với cán bộ có quyền ra quyết định. Không để trong nội bộ u ám uất ức, đảng viên, cán bộ không dám nói, không cả gan có ý kiến. Công thức của Hồ Chí Minh nêu ra là: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái”. Dân chủ là mục đích phấn đấu, là quyền của đảng viên mà còn là cách lãnh đạo, quản lý là phương thức để ra các quyết định lãnh đạo, quản lý cho đúng.
Cán bộ ra quyết định phải so sánh, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, khi đã có lí luận, nắm vững quan điểm thực tiễn để ra quyết định lãnh đạo, quản lý phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc, cán bộ còn cần phải có kinh nghiệm để kết hợp với kinh nghiệm của nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng. Vì vậy, chúng ta phải
học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng” [63, tr. 233]. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức rằng: “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân” [60, tr. 432]. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra. Chính vì vậy,