Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti trong sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti (Trang 88 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

2.4 Tƣ tƣởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti đối với thế giớ

2.4.2. Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti trong sự nghiệp

Ở nước ta, giáo dục đang trở thành vấn đề quan tâm chung của xã hội. Toàn ngành đang thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục theo Nghị quyết của Đảng (Nghị quyết TW 4 khóa VII, Nghị quyết TW 2 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X…), của Quốc hội (Nghị quyết 40, 41 của Quốc hội tại kỳ họp thứ tám khóa X) và của Chính phủ (Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020). Có thể thấy giáo dục ngày càng được xã hội hóa, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quan tâm nhiều hơn. Điều đó cũng đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đất nước, có khả năng hội nhập quốc tế.

Có thể nói, sự nghiệp giáo dục Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc. Trong thời phong kiến, giáo dục Việt Nam vẫn theo lối “tầm chương trích cú”, “sôi kinh nấu sử” với hai bộ sách chủ yếu của Nho giáo là Tứ thưNgũ kinh. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng không thể không kể đến những hạn chế của nền giáo dục phong kiến. Những ảnh hưởng tiêu cực của nền giáo dục này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Trước hết, nền giáo dục phong kiến đã tạo lập thói quen học thuộc lòng chứ không theo cách học sáng tạo. Các nho sinh ban đầu học thuộc mặt chữ rồi đi vào giải thích nghĩa của những chữ đó. Vấn đề là khi giải thích những từ này thì phải theo những người trước (theo sách thánh hiền) chứ không chấp nhận sáng tạo. Do vậy muốn đỗ đạt, các nho sinh phải học thuộc lòng theo những điển mẫu, điển phạm trong nền văn hoá Trung Hoa. Cách học theo lối thụ động, máy móc này chỉ tạo ra những con người bắt chước chứ không có con người sáng tạo. Bên cạnh đó, chế độ học hành khoa cử thời phong kiến coi mục đích của việc học cốt là để đi thi chứ không phải học do nhu cầu muốn được trang bị tri thức. Vinh quang lớn nhất của nho sinh là có thể đỗ đạt, chiếm lấy bảng vàng. Một khi đỗ đạt thì được cả huyện nghênh đón, khao thưởng trọng vọng. Uớc mơ được “vinh quy bái tổ” bao trùm lên tinh thần, thái độ và mục đích học hành của các nho sinh, khiến cho họ ra sức học đúng

phép tắc, đúng quy phạm để cốt sao thi đỗ. Đây cũng là một lý do dẫn đến tình trạng học thụ động, máy móc của phần đông sĩ tử Việt trước kia. Một nền giáo dục như vậy dẫn đến hậu quả tất yếu là những người theo học trong nền khoa cử này coi cái đích cuối cùng của học tập là để ra làm quan chứ không phải trở thành những trí thức độc lập. Khi đã ra làm quan thì gần như việc học cũng chấm dứt. Nền giáo dục thời phong kiến của Việt Nam vẫn mang nặng tính bảo thủ, dạy học theo kiểu áp đặt, một chiều, coi mục đích của giáo dục là để đi thi và đỗ đạt làm quan.

Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhu cầu cấp bách của người Pháp là phải thay nền Nho học bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho guồng máy cai trị. Khi xây dựng nền giáo dục thay thế Nho giáo, người Pháp nhấn mạnh vào mục đích đào tạo lớp người công chức thừa hành chính sách của Pháp là cai trị và khai thác ở Việt Nam và Đông Dương. Tầng lớp này bao gồm các viên chức trong các ngành hành chính, giáo dục, y tế và xây dựng. Đây chính là mục đích quan trọng nhất của giáo dục. Thứ đến là truyền bá tư tưởng Pháp, lòng biết ơn sự khai hóa của Pháp và sự trung thành với Pháp. Cuối cùng với mục đích mị dân, làm người Việt tin rằng hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam là văn minh và tiến bộ. Hai mục đích đầu là căn bản, mục đích thứ ba chỉ dùng để đối phó với đòi hỏi một nền giáo dục tiến bộ của người Việt trong tương lai. Hệ thống giáo dục của Pháp được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh và thêm bớt cho phù hợp với ba mục đích trên cũng như để thích hợp với thực tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, mục đích của thực dân Pháp là biến giáo dục thành công cụ để cai trị thuộc địa nên việc giáo dục bị hạn chế, số trường mở ra ít và chủ yếu là để đào tạo quan lại cho bộ máy cai trị của Pháp.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở ra một thời đại mới cho dân tộc Việt Nam. Nền giáo dục nhân dân được xây dựng và phát triển là một trong những thành tựu vĩ đại mà nhân dân ta đạt được trong thế kỷ XX. Vượt qua bao gian nan thử thách, sự nghiệp giáo dục nước ta đã liên tục phát

triển, tiến bộ, xây dựng được một nền quốc học nhân dân. Nền giáo dục nước nhà đã đạt được những kết quả to lớn và được bạn bè thế giới công nhận.

Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, giáo dục - đào tạo nước ta còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu, nhất là về chất lượng và hiệu quả; chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi to lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục đào tạo hiện nay đang đứng trước nghịch lý lớn giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô nhưng đồng thời phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục. Nói cách khác, sự nghiệp giáo dục đang đứng trước hàng loạt các thách thức nan giải. Trước hết là chất lượng giáo dục và đào tạo. Giáo dục cần hình thành, phát triển nhân cách, kỹ năng sống và khả năng lao động để khi ra trường, thế hệ trẻ được bảo đảm có một công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo cũng như sở thích của cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu này. Bên cạnh đó, môi trường giáo dục còn nhiều chỗ chưa thật lành mạnh, tích cực, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; chưa có sự thống nhất trong phương hướng, nội dung và phương pháp giáo dục. Nền giáo dục vần còn nặng về truyền thụ một hệ thống tri thức đã được định sẵn dựa trên các môn khoa học chuyên ngành nhưng ít nhấn mạnh đến việc rèn luyện tính sáng tạo, khả năng vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung đào tạo ở các cấp học còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa gắn với yêu cầu của xã hội và cũng chưa phù hợp với khả năng và yêu cầu của học sinh. Ngoài ra, học sinh được giáo dục chủ yếu với mục đích qua được các kỳ thi chứ không chú trọng vào hiệu quả thực tiễn của giảng dạy. Đặc biệt, học sinh trung học phổ thông phần lớn chỉ theo đuổi mục đích vào đại học chứ không coi trọng công tác hướng nghiệp, chuẩn bị nghề để lao động. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng “dạy thừa, học thiếu” và “thừa thầy thiếu thợ”- một hệ quả tất yếu của

những sai lầm trong định hướng giáo dục không theo sát cuộc sống sinh động và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu của thời đại.

Để xây dựng một nền móng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế tri thứcxã hội học tập trong thế kỷ XXI, giải pháp có ý nghĩa quyết định là phải tăng cường đầu tư cho nguồn vốn con người bằng những cải cách và đổi mới sâu sắc nâng cao chất lượng của sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội, đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế và xã hội mới trong tương lai. Một nền giáo dục cho mọi người, cho toàn xã hội, được đổi mới và hiện đại hóa cả về phương thức tổ chức và nội dung giáo dục, kết hợp hài hoà những thành tựu khoa học hiện đại với những tinh hoa của văn hóa truyền thống... sẽ là một bảo đảm chắc chắn cho chúng ta tìm được một con đường thích hợp, có hiệu quả và có những bản sắc riêng để phát triển, hội nhập quốc tế. Việc đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục là một yêu cầu cấp thiết, là tiếng gọi của thời đại. Tuy nhiên, tiến trình thực hiện nhiệm vụ này vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự chung tay góp sức của mọi thành viên trong xã hội. Trong tiến trình đó, việc tìm hiểu các tư tưởng giáo dục tiên tiến trên thế giới để giúp chúng ta có được một triết lý giáo dục đúng đắn là việc làm cần thiết và quan trọng. Qua việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Krishnamurti, chúng ta có thể thấy những ý tưởng mang tính gợi mở cho công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam như sau:

Trước hết, cần xác định rõ mục đích và ý nghĩa của giáo dục trước khi tiến hành giáo dục. Nền giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng đi học cốt để thi đỗ các kỳ thi, có được những tấm bằng như mong muốn chứ không quan tâm đến việc tích lũy kiến thức, đào tạo kỹ năng sống cho con người. Chính mục đích học là để đi thi nên các chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học, sau đại học đều chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn chứ không có một chương trình đào tạo giúp con người phát triển tổng thể. Do coi trọng kiến thức chuyên môn, các trường đại học ở Việt Nam được tổ chức theo hệ thống đại học chuyên ngành. Những trường đại

học chuyên ngành đã đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, nhưng đang bộc lộ những bất cập trước nhu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường. Việc đào tạo theo hướng chuyên môn hoá như vậy khiến sinh viên khó có được kiến thức liên ngành, đặc biệt là sự thích nghi với môi trường xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên khi mới ra trường cảm thấy hụt hẫng, không tìm được công việc phù hợp với chuyên môn mặc dù họ được đào tạo bốn, năm năm trong trường đại học. Vấn đề ở đây là các sinh viên hầu như thiếu những kỹ năng căn bản trong cuộc sống mà chúng ta gọi là các “kỹ năng mềm”. Bên cạnh đó, để phục vụ mục tiêu giáo dục trang bị kiến thức chuyên môn, hệ thống phân loại môn chính, môn phụ cũng được tiến hành ở hầu hết các cấp học. Bậc tiểu học và trung học chỉ chú trọng dạy các môn toán, tiếng Việt và ngoại ngữ, còn hầu hết các môn học khác như lịch sử, địa lý, mỹ thuật… đều bị coi là môn phụ, số tiết học bị cắt giảm. Bậc đại học cũng được phân chia thành các môn đại cương và các môn chuyên ngành. Sinh viên hầu như chỉ quan tâm đến các môn chuyên ngành, còn môn đại cương chỉ học cốt sao cho qua, đủ điểm để ra trường. Đặc biệt nghiêm trọng là hệ thống thi cử, đánh giá. Coi việc nhớ kiến thức chuyên môn là quan trọng nhất nên việc thi tuyển đầu vào, kiểm tra trong quá trình học tập và đánh giá đầu ra đều lấy việc hỏi kiến thức cụ thể làm mục tiêu chủ yếu. Yêu cầu của giáo viên là học sinh phải nhớ được kiến thức trong sách giáo khoa. Điều này dẫn đến hệ luỵ tất yếu là tình trạng học v t, học tủ, học gạo quay cóp. Học vẹt chính là phương thức thông dụng nhất để học thuộc lòng. Không khó nhận ra tình trạng học sinh mê mải đọc ê a theo những gì được in sẵn trong sách ở mọi cấp học. Do kiến thức quá nhiều, học tủ, học gạo - chỉ học một số nội dung, cầu may đi thi trúng phần đã học – được nhiều học sinh lựa chọn như một cứu cánh. Đáng ngại hơn là những người không có khả năng học thuộc, không tin vào may rủi thì lại sử dụng nhiều trò gian lận trong khi thi. Hàng loạt các dịch vụ đáp ứng nhu cầu quay cóp của học sinh ra đời: thu nhỏ tài liệu, sử dụng tai nghe điện tử hay đồng hồ

thông minh… Cách thức thi cử như vậy không giúp chúng ta lựa chọn được những người tài mà chỉ là những người có khả năng ghi nhớ tốt; thậm chí chọn nhầm người người lười (học tủ), người gian (quay cóp). Chính mục đích giáo dục như trên đã tạo ra tình trạng xã hội ngày càng có nhiều người bằng cấp cao nhưng thiếu vắng những người có khả năng sáng tạo, có nhân cách đáng kính để làm chủ, dẫn dắt xã hội.

Để có một nền giáo dục đúng đắn thì việc cần thiết là phải có những nguyên tắc xuất phát khi tiến hành quá trình giáo dục. Krishnamurti đã chỉ ra hàng loạt những nguyên tắc trong đó ông nhấn mạnh tinh thần tự do trong giáo dục. Ở Việt Nam, giáo dục chủ yếu vẫn theo lối áp đặt, một chiều. Đa phần các chương trình đào tạo hiện nay là những kiến thức lạc hậu mà nhà trường và thầy cô đem áp đặt cho người học, chứ chưa phải là những kiến thức mới xuất phát từ nhu cầu xã hội. Điều này có nguyên nhân một phần từ lịch sử. Trong một thời gian dài, cung và cầu của giáo dục mất cân đối nghiêm trọng. Việt Nam là nước có truyền thống hiếu học nên số người có nguyện vọng đi học thì đông mà số trường tốt lại rất ít nên các cơ sở đào tạo không có nhiều động lực để đổi mới. Chương trình cũ, phương pháp dạy không thay đổi, chất lượng đào tạo không nâng cao cũng vẫn có rất đông người tranh nhau vào học. Hơn nữa, việc đổi mới chương trình hay phương pháp giảng dạy là điều không dễ dàng vì nội dung giáo dục đã được ấn định. Các bộ sách giáo khoa, giáo trình được áp dụng ở tất cả mọi cấp học, mọi trường học mà không tính đến đặc thù vùng miền hay đặc thù của đối tượng học. Giáo viên cũng không dám đổi mới phương pháp dạy học vì hàng năm họ phải trải qua các buổi thanh tra, dự giờ đánh giá chất lượng của thanh tra giáo dục cũng như giáo viên trong bộ môn, khoa. Để đạt được yêu cầu, tiết dạy của giáo viên phải truyền tải được những kiến thức đã ghi trong sách giáo khoa hay giáo trình. Vậy là thay vì tìm tòi những kiến thức và phương pháp giảng dạy mới, giáo viên phải cố gắng lặp lại kiến thức cũ đã được thiết định trong sách giáo khoa. Và đương nhiên, học sinh cũng sẽ được yêu cầu ghi nhớ

để qua được những kỳ thi. Một nền giáo dục thiếu tự do, bị áp đặt và bị quy định như vậy tất yếu sẽ tạo ra những con người máy móc, rập khuôn, giáo điều, không đáp ứng được yêu cầu đất nước và thời đại.

Bên cạnh việc xác định mục tiêu và nguyên tắc tiến hành giáo dục, những người làm công tác giáo dục cũng cần được xem là vấn đề then chốt.

Những người làm công tác giáo dục ở đây bao gồm cả phụ huynh, giáo viên và những nhà quản lý giáo dục. Ở đây chúng tôi dựa trên tư tưởng của Krishnamurti về vai trò của người thầy để nêu lên một số điểm mà chúng ta có thể tham khảo, học tập. Người thầy trước hết cần có chuyên môn vững vàng, có phương pháp sư phạm tốt và tâm huyết với nghề nghiệp. Trước đây, các trường Sư phạm ở nước ta thu hút được một lượng lớn học sinh giỏi thi vào. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, các trường Sư phạm không còn hấp dẫn và có sức hút như trước. Hầu như học sinh khi thi đại học đều lựa chọn những trường khối kinh tế với mong muốn có được thu nhập tốt khi ra trường. Chính thu nhập quá thấp của giáo viên và những người làm công tác giáo dục đã làm nản lòng những người có tâm huyết với nghề giáo. Để tồn tại được,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng giáo dục của Jiddu Krishnamurti (Trang 88 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)