6. Kênh thông tin tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học
1.1. Khái quát về tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông trong hoạt
1.1.4. Nội dung hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông trong
1.1.4. Nội dung hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông trong giáo dục và dạy học dục và dạy học
Với đặc điểm tâm lí và những khó khăn đặc trưng trong cuộc sống học đường, học sinh trung học phổ thông rất cần giáo viên tập trung tư vấn, hỗ trợ những nội dung sau (sơ đồ 1.2). Những nội dung này sẽ được tập trung làm rõ xuyên suốt trong các phần tiếp theo của tài liệu này.
Sơ đồ 1.2. Những nội dung cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh trung học phổ thông
1.1.4.1. Tư vấn, hỗ trợ học tâp và hướng nghiệp
✓ Tư vấn, hỗ trợ học tập
Trong quá trình học tập, học sinh trung học phổ thông có thể gặp những khó khăn như: hạn chế về vốn kiến thức, lúng túng về phương pháp, kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ học tập; mất động cơ học tập, có hiện tượng chán học…Giáo viên có thể hỗ trợ học sinh tự đánh giá, xác định khả năng học tập của bản thân; tư vấn cho học sinh về kĩ năng và phương pháp học tập hiệu quả, phát triển hứng thú học tập; tư vấn, hỗ trợ học sinh xây dựng kế hoạch học tập cá nhân và xây dựng kế hoạch, mục tiêu cho tương lai.
✓ Tư vấn, hỗ trợ hướng nghiệp
Đối với học sinh trung học phổ thông, việc giúp các em có hiểu biết và có khả năng đưa ra một hướng chọn nghề phù hợp là điều cần thiết. Giáo viên cần tư vấn, hỗ
27
trợ học sinh về định hướng nghề nghiệp. Cụ thể giáo viên:
-Cung cấp thông tin chính xác về thế giới nghề nghiệp (như yêu cầu của công việc, cơ hội việc làm, nơi tuyển dụng và sử dụng lao động) và những cơ hội nghề nghiệp đang phát triển.
-Xác định, đánh giá hứng thú, sở thích nghề nghiệp và khả năng thực hiện của học sinh.
-Chia sẻ, động viên các em học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp mà các em kỳ vọng
-Khuyến khích học sinh mở rộng yêu cầu chọn lựa một số nghề diện rộng, đề phòng sự thay đổi cơ hội nghề nghiệp và thị trường việc làm trong tương lai.
1.1.4.2. Tư vấn, hỗ trợ thiết lập mối quan hệ - giao tiếp, ứng xử với gia đình, bạn bè,
giáo viên
Giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông giải quyết các vấn đề giao tiếp, ứng xử trong gia đình với người thân, với giáo viên và với bạn bè ở các khía cạnh cụ thể như:
-Tư vấn, hỗ trợ học sinh về kĩ năng giao tiếp xã hội.
-Tư vấn, hỗ trợ học sinh về việc lựa chọn cách thức ứng xử đúng đắn, phù hợp trong các tình huống xã hội khác nhau; cách thức ứng xử văn hóa trong các mối quan hệ xã hội với bạn bè và người lớn.
-Tư vấn, hỗ trợ học sinh về kĩ năng ứng phó với những vấn đề phát sinh trong các mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.
-Tư vấn, hỗ trợ học sinh về những kĩ năng giao tiếp-ứng xử trong tình bạn, đặc biệt là với bạn khác giới và tình yêu học trò; hình thành thái độ và các giá trị tích cực trong tình bạn, tình yêu.
1.1.4.3. Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân
Học sinh trung học phổ thông đã có sự ổn định về cảm xúc, tính cách và tự ý thức, tuy nhiên giai đoạn này các em phải đứng trước sự lựa chọn quan trọng có liên quan đến tương lai của bản thân-đó là sự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các mối quan hệ xã hội được mở rộng hơn không chỉ với bạn trong trường, cùng tuổi mà với các bạn khác ngoài trường, lớn tuổi hơn; cũng như những mối quan tâm liên quan đến tình yêu tuổi học trò; ảnh hưởng và sự lôi cuốn của các trò chơi, trào lưu trên mạng xã hội….. Chính những đặc trưng của lứa tuổi này đã khiến cho học
28
sinh trung học phổ thông cũng gặp khó khăn trong chính sự phát triển của bản thân mình. Có lẽ câu hỏi lớn nhất mà các em đặt ra cho mình “Tôi có khả năng gì?” và “Tôi có thể trở thành người như thế nào trong tương lai?” đều hướng đến mong muốn hiểu chính bản thân mình hơn. Vì thế, giáo viên cần tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông về những khía cạnh sau đây:
-Tự nhận thức các vấn đề về sự trưởng thành của bản thân.
-Tư vấn, hỗ trợ học sinh nâng cao kĩ năng xã hội: như khả năng tự chủ cảm xúc, kĩ năng ứng phó với khó khăn trong cuộc sống, học tập và các mối quan hệ.
-Xác định những giá trị mà bản thân coi trọng cũng như phát huy sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân.