Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học

Một phần của tài liệu MODUL 5 Trung học phổ thông (Trang 129 - 130)

6. Kênh thông tin tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

3.3.2. Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học

trung học phổ thông

a. Thiết lập nội dung thông tin cung cấp cho gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông

Các nội dung thông tin cung cấp cho gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông thường bao gồm:

* Thông tin về nhà trường: 1- Các chủ trương của nhà trường trong phối hợp với gia đình và cha mẹ học sinh; 2- Các quy định, yêu cầu của nhà trường đối với học sinh và tập thể học sinh (cả về học tập và rèn luyện); 3- Các chương trình, kế hoạch hoạt động (dài hạn và ngắn hạn) của nhà trường; 4- Các hoạt động đã, đang và dự kiến tổ chức...có liên quan đến học sinh lớp mình phụ trách.

* Thông tin về học sinh: 1- Tình hình sức khỏe thể chất và tâm lí của học sinh; 2- Hoạt động học tập, rèn luyện (mức độ tham gia, mức độ lĩnh hội, khó khăn gặp phải...); 3- Các mối quan hệ của học sinh (với giáo viên và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường; với bạn bè...); 4- Sự thay đổi, tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện; 5- Những thông tin đột xuất khác có liên quan đến học sinh. * Thông tin về tập thể học sinh: 1- Mức độ tham gia các hoạt động chung của các thành viên trong lớp; 2- Mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể học sinh (gồm cả tập thể lớp, cũng như các nhóm chính thức, không chính thức); 3- Những dư luận tích cực và chưa tích cực trong tập thể học sinh; 4- Những ưu điểm và hạn chế phổ biến/ nổi bật...

b. Thiết lập phương thức trao đổi thông tin với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông

- Có hai phương thức cơ bản để trao đổi thông tin giữa giáo viên với cha mẹ học sinh trong tư vấn và hỗ trợ các em, gồm:

+ Phương thức trực tiếp: là cách cung cấp, nắm bắt, phản hồi, trao đổi thông tin giữa giáo viên với cha mẹ học sinh trên cơ sở gặp gỡ, tương tác mặt đối mặt, không qua một lực lượng trung gian khác. Phương thức này bao gồm một số hình thức cơ bản như: 1- Họp cha mẹ học sinh (định kì hoặc đột xuất); 2- Gặp mặt, trao đổi riêng; 3- Tọa đàm về các vấn đề liên quan đến dạy học, giáo dục.

121

giáo viên và cha mẹ học sinh thông qua yếu tố hoặc phương tiện trung gian,. Phương thức này được thực hiện bằng một số hình thức cụ thể như: 1- Trao đổi thông tin qua thư điện tử hoặc mạng xã hội; 2- Nhắn tin, gọi điện (cá nhân hoặc nhóm); 3- Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, các sự kiện, chương trình phòng ngừa, ấn phẩm báo, tạp chí, băng đĩa ghi âm, ghi hình, bảng hiệu, tờ rơi, pa-nô, áp-phích mô phỏng các hoạt động hoặc thông điệp của các hoạt động…Chẳng hạn, qua tờ rơi, tài liệu phát tay về bắt nạt học đường mà học sinh mang về, cha mẹ biết được tình hình tổ chức hoạt động phòng ngừa ở trường, lớp của con như thế nào, những kĩ năng cần hình thành, rèn luyện để cha mẹ cùng hướng dẫn con.

Việc phân chia các phương thức trao đổi thông tin như trên chỉ mang tính tương đối. Đồng thời, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng trong việc cung cấp, truyền tải, lan tỏa thông tin nhằm kết nối, phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. Do đó, trong quá trình tư vấn, hỗ trợ học sinh, tùy vào nội dung, điều kiện trao đổi thông tin mà giáo viên nên sử dụng phối hợp cả phương thức trực tiếp và gián tiếp để phát huy tối đa ưu điểm của từng loại.

c. Thiết lập hệ thống phương tiện trao đổi thông tin với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông

Mỗi phương thức trao đổi thông tin giữa giáo viên với cha mẹ học sinh đều cần sử dụng các phương tiện khác nhau. Xã hội càng hiện đại, công nghệ thông tin càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều phương tiện hỗ trợ đắc lực cho quá trình giao tiếp nói chung giữa con người với nhau, cũng như quá trình trao đổi thông tin giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. Trong đó, phương thức trao đổi trực tiếp cần sử dụng nhiều hơn ngôn ngữ nói và các phương tiện phi ngôn ngữ; phương thức trao đổi gián tiếp lại cần sử dụng nhiều hơn các phương tiện công nghệ (như sổ liên lạc điện tử, bảng thông tin, thư gửi cha mẹ, Website nhà trường, mạng xã hội, một số phần mềm ứng dụng khác trong giáo dục). Đặc điểm và lưu ý sử dụng từng loại phương tiện này khi trao đổi thông tin với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần 3.4 và 3.5.

Một phần của tài liệu MODUL 5 Trung học phổ thông (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)