Tính tự quản và cơ sở hình thành tính tự quản của làng đồng bằng sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Trang 29 - 56)

8. Kết cấu

1.2. Tính tự quản và cơ sở hình thành tính tự quản của làng đồng bằng sông

sông Hồng.

1.2 Tính tự quản và cơ sở hình thành tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn, đƣợc bồi đắp bởi hai con sông: sông Hồng và sông Thái Bình, thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh và thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Đặc trƣng cơ bản về địa hình của đồng bằng sông Hồng là đất tƣơng đối thấp và cơ bản là bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên, mỗi vùng cụ thể, địa hình cao thấp không đồng đều. Vùng địa hình cao vẫn có những nơi trũng thấp, vùng địa hình thấp vẫn có những dải cồn cát nổi lên cao. Trên vùng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng Hà Nam, ô trũng Hƣng Yên và ô trũng Ninh Bình. Ngoài ra, còn có rất nhiều đầm lầy. Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòng sông mỗi mùa lũ đã không lấp đƣợc các ô trũng và đầm lầy do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản.

Là vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa nên đồng bằng sông Hồng thuận lợi trong việc trồng lúa nƣớc. Tuy nhiên, so với đồng bằng miền Trung và miền Nam, khí hậu đồng bằng sông Hồng có nét độc đáo riêng, với bốn mùa khá rõ nét và cũng rất thất thƣờng. Mùa đông thì lạnh giá, khô hạn, gây nên các trận hạn hán, đồng ruộng khô nẻ, có thể thiếu nƣớc trầm

trọng. Mùa hạ thì nóng bức, mƣa nhiều gây lũ lụt, bão tố, lở đất, xói mòn. Do phù sa lắng đọng khiến lòng sông ngày càng nâng cao, đặc biệt là sông Hồng nên chúng thƣờng gây ra những trận lụt lớn, vỡ đê dẫn đến mất mùa, đói kém. Hơn nữa, nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là điều kiện thuận lợi làm phát sinh dịch bệnh phá hoại mùa màng, cây cối, cƣớp đi cuộc sống của biết bao con ngƣời cũng nhƣ vật nuôi. Chính điều đó làm cho cuộc sống của ngƣời Việt khu vực này không mấy thuận lợi, đặc biệt là ngƣời nông dân với nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, mà ngay từ buổi đầu dựng nƣớc, cƣ dân vùng đồng bằng sông Hồng đã rất quan tâm đến công tác trị thủy.

Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nƣớc. Vùng là cái nôi của văn minh sông Hồng, nền văn minh đồ đồng phát triển rực rỡ với trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng với nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Đây là vùng có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cƣ đông đúc, nguồn lao động dồi dào. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Văn hóa Việt Nam cổ truyền, đặc biệt đồng bằng sông Hồng, về cơ bản là văn hóa nông nghiệp, văn hóa xóm làng, văn hóa dân gian. Đó là nền văn hóa gắn chặt với cộng đồng gia đình, gia tộc, dòng họ, làng xã và từ đó mở rộng ra cả cộng đồng quốc gia, dân tộc. Văn hóa làng là một mô thức thể hiện văn hóa dân tộc mang tính đặc thù, nó gắn liền với môi trƣờng sinh thái của làng, dân cƣ và truyền thống lịch sử, từ đó hình thành nên hệ thống các đặc trƣng về nếp sống và tâm lý, về tín ngƣỡng, phong tục và lễ hội, các sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại, các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt, hội làng là hiện tƣợng văn hóa tiêu biểu, thể hiện sức mạnh cố kết cộng đồng làng xã.

Nông dân Việt Nam vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu sống trong đơn vị quần cƣ là làng. Làng xã đồng bằng sông Hồng là tiêu biểu, điển hình cho thiết chế làng xã Việt Nam cổ truyền. Làng là một điểm tụ cƣ, nhƣng đồng thời là một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp. Làng Việt đƣợc hình thành trên cơ sở của sản xuất nông nghiệp tiểu nông, tự cấp tự túc. Mặt khác, làng Việt cũng là mẫu hình xã hội phù hợp đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp. Làng còn là một môi trƣờng văn hóa, là tế bào của nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Văn hóa dân tộc Việt Nam là sự mở rộng của văn hóa làng.

Làng xã chính là môi trƣờng văn hóa sản sinh, nuôi dƣỡng và lƣu giữ tính cộng đồng của ngƣời Việt và ngƣời Việt đồng bằng sông Hồng. Làng có sức sống mãnh liệt, đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn bó chặt chẽ với quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, là nơi nảy nở, vun trồng và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.

Nông dân đồng bằng sông Hồng mang đậm bản chất con ngƣời Việt Nam nói chung. Lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tinh thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng, thƣơng yêu đùm bọc lẫn nhau, tình nghĩa thủy chung đã ăn sâu vào ý thức, thành nếp cảm, nếp nghĩ và trở thành lẽ sống của ngƣời nông dân. Tất cả tạo nên giá trị và nhân cách con ngƣời Việt Nam nói chung.

1.2.1 Tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng

“Tính tự quản” là khái niệm đƣợc nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nhƣ: tâm lý học, văn hóa học, xã hội học… quan tâm, nghiên cứu và có cách tiếp cận, theo các cấp độ khác nhau. Ở luận văn này, tính tự quản đƣợc xem xét nhƣ là một đặc trƣng của con ngƣời, cộng đồng và đặc biệt cộng đồng làng Việt Nam

Theo tác giả Tống Văn Chung: “Tự quản cộng đồng bao gồm: 1) nguyên tắc dân chủ cộng đồng làng xã, nghĩa là các thành viên đến độ tuổi nhất định đều phải có nghĩa vụ nhất định trong những công việc của cộng

đồng; 2) trong nhóm xã hội đặc thù này tồn tại những vị trí xã hội mang tính chất đứng đầu để điều khiển mọi hoạt động chung có lợi cho cộng đồng, thông thƣờng là những ngƣời đƣợc cộng đồng chọn và bầu cử ra theo nguyên tắc “chọn mặt gửi vàng”; 3) mọi thành viên của nhóm xã hội này đều có những mục tiêu chung để gắn bó với nhau; 4) cộng đồng có những luật lệ riêng của mình để đánh giá hoạt động của mọi thành viên” [6; tr.55].

Tự quản là kết quả của nhiều sự tự nguyện. Trƣớc hết, là sự tự nguyện của nhà nƣớc dành quyền tự điều chỉnh cho mỗi cá nhân của cộng đồng, tức là dành quyền cho cộng đồng tự tổ chức điều chỉnh các hoạt động cần thiết của nó. Thứ hai, là sự tự nguyện của ngƣời dân trong việc tham gia hay ủy quyền cho ngƣời khác tham gia vào quản lý một tập thể. Thứ ba, đó là sự tự nguyện xác định những công việc gì sẽ thuộc về khách thể của sự quản lý bởi tập thể. Thứ tƣ, đó là sự tự nguyện thỏa thuận những biện pháp quản lý chẳng hạn xác định những quy định hay những điều khoản thƣởng, phạt; tự nguyện đóng góp các nguồn tài chính cần thiết cho tập thể để thực hiện các công việc chung.

Mỗi làng từ khi mới thành lập đều có một sự độc lập nhất định hay còn gọi là tính tự trị- tự quản. Tính tự quản của làng là sự quản lý nằm ngoài phạm vi của chính quyền, là quyền tự quyết định đối với những vấn đề riêng của từng làng, một dạng quản lý không phải nhân danh chính quyền và pháp luật mà nhân danh các thiết chế tự quản được thực hiện thông qua các quy ước riêng của nó. Nó thể hiện tính tự giác của người dân, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng. Điều đó thể hiện ở hương ước làng, lệ làng cùng với phong tục tập quán, các quan hệ kinh tế, xã hội ở làng.

Nhƣ vậy, “tự quản một mặt mang tính tự nguyện, bình đẳng nội bộ cao, mặt khác không thể tạo thành một cộng đồng khép kín tới mức nhà nƣớc không thể can thiệp đƣợc nhƣ trong chế độ tự trị” [41, tr. 38].

Trong lịch sử, tự quản làng xã là sự tự quản thông qua lệ làng và hƣơng ƣớc. Lệ làng là những quy phạm hoạt động của các thành viên trong làng, còn hƣơng ƣớc là lệ làng đã thành văn. Cái khác nhau giữa luật nƣớc và lệ làng chủ yếu là lực lƣợng nào đã duy trì các quy phạm đó. Luật nƣớc thì chủ yếu dựa vào quyền và quyền lực chính quyền (công an, quân đội, tòa án…) còn lệ làng dựa vào truyền thống đƣợc cộng đồng chấp nhận và tuân thủ, đƣợc hình thành từ kinh nghiệm của cộng đồng, của con ngƣời truyền từ đời này sang đời khác.

Có thể nói tính tự quản của làng là một sản phẩm của nhiều sự tự nguyện. Trƣớc hết, đó là sự tự nguyện của nhà nƣớc dành quyền tự điều chỉnh cho mỗi cá nhân trong làng, điều đó có nghĩa là dành quyền cho làng tự tổ chức, tự điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động cần thiết của nó. Thứ hai, là sự tự nguyện của ngƣời dân trong làng trong việc tham gia hay ủy quyền cho ngƣời khác khi tham gia vào chủ thể quản lý có tính tập thể. Thứ ba, đó là sự tự nguyện thỏa thuận những hoạt động gì, những công việc gì sẽ thuộc về ngƣời lãnh đạo ở các làng xóm. Thứ tƣ, đó là sự tự nguyện thỏa thuận các biện pháp quản lý, các hoạt động. Thứ năm, giống nhƣ bất kỳ tổ chức xã hội nào, tính tự quản của làng cũng cần đến quyền lực để buộc mọi thành viên của làng phải phục tùng và tuân theo ý chí tập thể. Thứ sáu, tự quản làng xã mang tính tự nguyện, bình đẳng nội bô cao nhất nhƣng không thể tạo ra một cộng đồng khép kín tới mức nhƣ chế độ tự trị. Nếu nhƣ tự trị dễ dàng chuyển thành độc lập thì tự quản không có đƣợc khả năng này. Tự quản chỉ là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và vẫn dựa trên những quy định của pháp luật. Còn tự trị lại có hệ pháp lý riêng.

Tự quản là một khái niệm có tính xã hội, không phải là khái niệm chính trị. Nó không đồng nhất với khái niệm tự trị. Tự trị là một hiện tƣợng có ở nhiều nơi trên thế giới. Nó thƣờng là sản phẩm của cuộc đấu tranh giữa một cộng đồng ngƣời dân trị hay cộng đồng xã hội đang sống trong một khu vực

đặc biệt nào đó đối với nhà nƣớc, tức chính quyền của một quốc gia. Nó mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Còn tính tự quản của làng thể hiện việc thực hiện dân chủ và đảm bảo cho dân chủ đƣợc thực hiện hóa. Nó bổ sung cho quản lý xã hội nói chung, tồn tại khách quan và có quan hệ khăng khít với quản lý nhà nƣớc. Nó đƣợc thể hiện ở công cụ quản lý của làng và các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của làng

Tính tự quản của làng Việt Nam truyền thống thể hiện ở một số phƣơng diện sau:

Thứ nhất, hương ước- công cụ thành văn của tính tự quản

Hƣơng ƣớc là sản phẩm văn hóa của làng đồng thời cũng là công cụ để quản lý làng xã, buộc mọi thành viên phải thực hiện. Hƣơng ƣớc, luật làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, cắm rễ, ăn sâu trở thành nếp cảm, nếp nghĩ của con ngƣời. Hƣơng ƣớc là bản ghi chép những quy ƣớc, điều lệ (những quy tắc xử sự chung) bắt buộc ngƣời dân trong làng phải tuân thủ nhằm điều hòa các mối quan hệ và quản lý làng xã.

Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về hƣơng ƣớc. GS Đinh Gia Khánh viết: “Hƣơng ƣớc là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng nhƣ đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần dần trong lịch sử, đƣợc điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết” [48, tr.62]. Trong lời giới thiệu cuốn “Hƣơng ƣớc cổ Hà Tây”: “Hƣơng ƣớc là những quy ƣớc điều lệ của một cộng đồng ngƣời chung sống trong cùng một khu vực, để điều hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể hoặc giữa tập thể này với tập thể khác” [71, tr.7]. Khái niệm này nhấn mạnh vào mục đích của việc xây dựng hƣơng ƣớc. Cũng giống nhƣ vậy, tác giả Cao Văn Biền cho rằng: “Hƣơng ƣớc là văn bản pháp quy về các tục lệ của làng xã do quan viên của làng xã tự xây dựng nên cho làng mình nhằm bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng dân cƣ ở làng xã trong tƣ thế ổn định của nó về lãnh thổ; xây

dựng phong tục, tập quán tốt đẹp; phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội” [3, tr.42]. Tác giả Ninh Viết Giao quan niệm: “Hƣơng ƣớc là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ƣớc về giữ gìn đạo lý, về phong tục tập quán…có liên quan đến tổ chức xã hội cũng nhƣ đời sống nhân dân trong làng. Hƣơng ƣớc là tấm gƣơng phản chiếu bộ mặt xã hội cũng nhƣ đời sống văn hóa của mỗi làng” [30, tr.58]. Nhà nghiên cứu Vũ Duy Mền định nghĩa: “Hƣơng ƣớc là những quy ƣớc về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã ngƣời Việt, nhƣ cách thức tổ chức và hoạt động của các thiết chế và tổ chức trong làng xã: Hội tƣ văn, tƣ võ, hội thiện, phe - giáp, xóm ngõ…các hoạt động xã hội: Hội hè đình đám, lễ tế, tuần phòng, khao vọng…Một số hoạt động kinh tế…Đó là những quy ƣớc vừa mang nét chung và rất nhiều nét riêng, rất riêng của mỗi làng Việt” [65, tr.83]. Khái niệm này đã cụ thể hóa mặt nội dung của hƣơng ƣớc.

Nhƣ vậy, dù đƣợc diễn đạt bởi ngôn từ không giống nhau, dù đƣợc phát triển ở góc độ khoa học nào, các ý kiến đều thống nhất coi hƣơng ƣớc là lệ làng đƣợc văn bản hóa. Hƣơng ƣớc còn có tên gọi khác nhƣ hƣơng khoán, hƣơng biên, hƣơng lệ, khoán ƣớc, khoán lệ, điều lệ, điều ƣớc hay tục lệ…

Nội dung của hƣơng ƣớc là các vấn đề cụ thể gắn với hoàn cảnh, phong tục tập quán lâu đời của từng làng, đến lợi ích thiết thân của dân làng. Hƣơng ƣớc ra đời dựa trên các nguyên tắc đạo đức, các quan niệm tín ngƣỡng truyền thống, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, cơ sở xã hội là thiết chế làng xã với nhiều hình thức tổ chức và các quan hệ đan xen chồng xếp, cơ sở kinh tế là chế độ công điền công thổ. Có loại đƣợc soạn thảo với đầy đủ các quy định về mọi lĩnh vực nhƣ cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội, văn hóa giáo dục, tôn giáo, tín ngƣỡng, vệ nông, vệ sinh, trật tự, an ninh..., nó đƣợc xem nhƣ bộ luật của làng. Có loại hƣơng ƣớc chỉ đề cập đến một vấn đề nhƣ sử dụng công điền, tế tự. Hƣơng ƣớc thành văn có loại đƣợc viết trên giấy, hàng

năm đƣợc đọc trƣớc dân làng để duy trì, bổ sung, sửa đổi, có loại đƣợc khắc vào bia đá, chuông đồng để lƣu truyền (nhƣ thể lệ cúng giỗ, ruộng công).

Hƣơng ƣớc là những quy ƣớc đƣợc cả làng công nhận và làm theo, nó đóng vai trò là công cụ tự điều khiển, tự điều chỉnh của làng. Hƣơng ƣớc thể hiện tính độc lập tƣơng đối của làng với nƣớc. Trong phần mở đầu của phần lớn các hƣơng ƣớc đều khẳng định “làng có hƣơng ƣớc cũng nhƣ nhà nƣớc có pháp luật”, “nƣớc có luật lệ của nƣớc, làng có hƣơng ƣớc riêng” hay “nƣớc có chính lệnh, làng có tƣ ƣớc” nhƣ một lẽ tự nhiên, tất yếu. Có thể nói những phát biểu trên đây không đơn thuần chỉ là sự phản ánh nội dung quan niệm về sự cần thiết có công cụ quản lý riêng của làng xã mà còn là “lời tuyên ngôn về

quyền tự trị - tự quản” của mỗi làng đối với Nhà nƣớc. Hƣơng ƣớc cũng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Trang 29 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)