Biểu hiện cơ bản tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Trang 74 - 105)

8. Kết cấu

2.2. Biểu hiện cơ bản tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều

trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay

2.2.1 Sự tái lập hương ước dưới hình thức quy ước làng văn hóa

Nhƣ phần trên đã trình bày, hƣơng ƣớc là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cƣ thỏa thuận và đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính chất tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật. Hƣơng ƣớc gồm các điều ƣớc về nhiều mặt của đời sống làng xã: sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng, cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội, bảo vệ an ninh, thờ cúng, khuyến học, đảm bảo nghĩa vụ với Nhà nƣớc, giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc, những quy ƣớc đã đƣợc tuân thủ qua nhiều thế hệ để trở thành thông lệ phƣơng hƣớng, luật tục của từng cộng động cƣ dân ở nông thôn. Hƣơng ƣớc có ý nghĩa giáo dục và động viên nhân dân hành động, tự quản lý các thành viên trong làng mình, điều tiết các trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên trong cộng đồng dân cƣ. Do đó, hƣơng ƣớc có ý nghĩa bổ sung cho pháp luật khi cần xử lý những vấn đề rất cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của cộng đồng dân cƣ. Mặt khác, nội dung của hƣơng ƣớc là những

nguyện vọng do dân tự đặt ra, đƣợc thảo luận, bàn bạc và nhất trí thông qua, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân nên đƣợc toàn thể nhân dân tự giác chấp hành. Nhờ vậy mà làng có thể dùng hƣơng ƣớc làm công cụ hữu hiệu để quản lý các thành viên trong làng.

Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp, thƣờng gọi là “khoán 10” từ năm 1989 đến nay, tình hình chính trị- kinh tế- văn hóa – xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi quan trọng. Hộ gia đình đƣợc xác nhận trở lại là đơn vị kinh tế tự chủ. Làng với tính cách là cộng đồng có thiết chế tổ chức riêng, phong tục tập quán, tâm lý và tín ngƣỡng riêng đã dần dần khẳng định lại vị trí, vai trò, chức năng quan trọng của nó trong quản lý kinh tế- xã hội từ việc xây dựng cơ sở chính trị (chi bộ Đảng, các đoàn thể quần chúng), chính quyền (chức danh trƣởng thôn) đến quản lý kinh tế (quy mô hợp tác xã nông nghiệp) xây dựng đời sống văn hóa cơ sở… đều tổ chức theo đơn vị làng. Trong tình hình trên đây, nhiều làng ở Đồng bằng sông Hồng đã soạn thảo ra các quy ƣớc làng làm “cơ sở pháp lý” để quản lý, điều chỉnh các mặt sinh hoạt của cộng đồng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của hƣơng ƣớc truyền thống, từ năm 1998, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện Hƣơng ƣớc, quy ƣớc của làng, thôn, bản, cụm dân cƣ. Tiếp theo, ngày 21/3/2000, Bộ Tƣ pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban thƣờng trực UBTƢMTTQ Việt Nam đã ra thông tƣ liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVH.TT.BTT.UBTƢMTTQVN hƣớng dẫn việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cƣ. Thông tƣ đã khẳng định hƣơng ƣớc, quy ƣớc là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cƣ cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ làng xã mang tính tự quản của nhân dân, nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp và truyền

thống văn hóa trên địa bàn làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cƣ, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật.

Tái lập hƣơng ƣớc là hiện tƣợng hợp quy luật phát triển của lịch sử làng xã ngƣời Việt ở Bắc Bộ và hợp pháp luật. Giáo sƣ Đỗ Huy đã khẳng định: “Văn hóa nông thôn Việt Nam có truyền thống từ ngàn năm trƣớc, đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở lao động nông nghiệp trồng lúa nƣớc… Truyền thống văn hóa này đƣợc duy trì bởi tập quán, hƣơng ƣớc, gia phong” [43; tr. 216 ]. Vì vậy, hƣơng ƣớc là một sản phẩm tất yếu của làng Việt. Cho đến nay, nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc đã từng phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Ở nhiều tỉnh, việc xây dựng hƣơng ƣớc đã đƣợc triển khai đồng bộ nhƣ Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Thái Bình, Hà Nội... Tại các tỉnh này đã “có khoảng hơn 90% số làng, thôn, cụm dân cƣ ban hành hƣơng ƣớc, 60% đến 80% trong số đó đã đƣợc Chủ tịch UBND huyện xem xét, phê duyệt” [99; tr.4]. Những số làng không soạn thảo hƣơng ƣớc rất ít. Hiện nay và trong một thời gian dài nữa, sự tái lập hƣơng ƣớc vẫn sẽ diễn ra. Bởi vì, trong lịch sử, cộng đồng ngƣời nào hay tổ chức xã hội nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải cần đến sự trật tự và ổn định. Sự trật tự và ổn định trong xã hội có đƣợc là nhờ một hệ thống rất phong phú của các quy tắc xã hội. Các quy ƣớc của làng cũng nhƣ hƣơng ƣớc xƣa là một loại quy tắc xã hội. Chúng cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quy ƣớc làng với pháp luật cùng với các yếu tố khác trong hệ thống các quy tắc xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội. quy ƣớc làng đã bổ sung và hỗ trợ cho các yếu tố khác (đạo đức, pháp luật, tập quán, quy tắc tôn giáo, điều lệ của các tổ chức chính trị- xã hội…) nhằm tạo ra một trạng thái trật tự ổn định cho xã hội.

Xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc ở mỗi làng, ấp, bản, cụm dân cƣ là một điều không thể thiếu trong các chế độ xã hội. Mặc dù thôn, ấp, làng, bản không phải là một cấp chính quyền, nhƣng là nơi sinh sống của

cộng đồng dân cƣ, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc nội bộ của cộng đồng dân cƣ. Bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trƣờng; xây dựng cuộc sống mới tƣơng trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân…

Nội dung của những quy ƣớc làng văn hóa quy định rõ những điều dân phải đƣợc biết và đƣợc bàn nhƣ chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, quy định việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quyết toán, thu chi các loại quỹ, các khoản đóng góp xây dựng hạ tầng, công trình phúc lợi hay chủ trƣơng vay vốn, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo… Các thôn làng, khu dân cƣ còn chủ động lồng ghép quy chế dân chủ vào xây dựng quy ƣớc, hƣơng ƣớc về nếp sống văn hóa, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ, nhƣ: Thanh niên nam nữ kết hôn đúng tuổi quy định; đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã; không đƣợc tảo hôn; không đƣợc lấy vợ lẽ…; xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống. Hƣơng ƣớc, quy ƣớc còn quy định việc sống đoàn kết, hòa thuận, tƣơng thân tƣơng ái giữa các dòng họ. Các hƣơng ƣớc, quy ƣớc đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, từ việc soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân đến thảo luận, thông qua và phê duyệt. Cùng với việc thực hiện các chƣơng trình, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, việc thực hiện các hƣơng ƣớc, quy ƣớc trên từng khu dân cƣ không những góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cƣ”, đảm bảo an ninh, trật tự, môi trƣờng, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến học, giải quyết các xích mích, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xóa đói giảm nghèo… Nội dung của hƣơng ƣớc hay quy ƣớc làng văn hóa là những nguyện

vọng do nhân dân tự đặt ra, đƣợc thảo luận, bàn bạc và nhất trí thông qua, phù hợp với pháp luật và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân nên đƣợc toàn thể nhân dân tự giác chấp hành.

Từ khi Đảng và Nhà nƣớc ta phát động cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, thôn, làng, bản, ấp văn hóa, ngƣời dân đã nhận thức đầy đủ rằng, trong xã hội các hành vi của công dân không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều phạm trù xã hội khác nhƣ quan niệm đạo đức, tập quán, dƣ luận xã hội, tín ngƣỡng tôn giáo. Việc xây dựng làng văn hóa đã tạo nên ý thức tự quản cao, phong tục tập quán cổ truyền đƣợc kế thừa. Đó là sự quản lý, gắn bó, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa những ngƣời cùng dòng họ, xóm, ngõ, khu phố…khi có công việc trọng đại của đời ngƣời nhƣ: tang ma, cƣới xin hay các công việc đóng góp xây dựng đƣờng làng, ngõ xóm, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa.

Thực tế xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa qua nhiều năm qua đã khẳng định quy ƣớc làng văn hóa là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu. Thực chất đây là đòi hỏi hết sức khách quan của cộng đồng làng xã bắt nguồn từ việc kế thừa truyền thống lập hƣơng ƣớc lâu đời của ông cha ta từ xƣa nhằm xây dựng cộng đồng làng xã có cuộc sống ổn định, phát triển không ngừng về vật chất và tinh thần. Xây dựng quy ƣớc trên tinh thần “gạn đục, khơi trong” trong hƣơng ƣớc cổ, có nội dung phù hợp với tình hình mới có tác dụng rất lớn nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của ngƣời dân đối với việc hình thành nhân cách, phong tục tập quán tốt đẹp, xây dựng tinh thần đoàn kết đã tác động trực tiếp đến việc xây dựng làng văn hóa. Việc xây dựng và thực hiện quy ƣớc làng văn hóa tại các địa phƣơng trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ, góp phần giữ gìn, phát huy dân chủ, thuần phong mỹ tục, đề cao các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nƣớc tại cơ sở. Để phát huy vai trò tích cực của quy ƣớc trong xây dựng làng văn hóa trong giai đoạn hiện nay cần có

sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền ở địa phƣơng, các ngành văn hóa thông tin, ngành tƣ pháp và một số ngành liên quan chỉ đạo, nhằm hƣớng dẫn soạn thảo quy ƣớc, góp phần đƣa nguyện vọng của nhân dân tham gia vào phát triển đời sống kinh tế văn hóa xã hội ở nông thôn.

Quy ƣớc làng văn hóa mang tính quần chúng rộng rãi, tính tự nguyện sâu sắc và có ý nghĩa bình đẳng, dân chủ, do quần chúng nhân dân xây dựng vì lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng làng. Mọi ngƣời cùng nhau bàn bạc thống nhất các điều khoản, cùng nhau thực hiện vì nhu cầu cuộc sống chung của cộng đồng. Quy ƣớc làng văn hóa là sự kế thừa và phát triển hƣơng ƣớc cổ. Ở quy ƣớc làng văn hóa, những yếu tố tốt đẹp truyền thống, nhƣ tình làng nghĩa xóm, đạo lý ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, bảo vệ các công trình tín ngƣỡng, môi trƣờng, cảnh quan... trong làng đƣợc kế thừa. Các điều khoản, quy định lạc hậu không còn phù hợp bị loại bỏ hoặc là điều chỉnh.

Có thể nói, hƣơng ƣớc cổ hay quy ƣớc làng văn hóa hiện nay “...là sự thể hiện rõ nhất tính tự quản của làng, là sản phẩm của “văn hóa làng”, là sản phẩm tự nhiên và là kết quả của quá trình phát triển nội tại của làng xã trở thành công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong làng, một tri thức dân gian về quản lý cộng đồng” [13, tr.116 – 117]. Quy ƣớc làng văn hóa là sản phẩm mang tính tự quản cao của làng xã Việt Nam cũng nhƣ của nông dân Việt Nam hiện nay. Việc tái lập hƣơng ƣớc hay những quy ƣớc mới của làng đã minh chứng cho việc phát huy tính tự quản của nhân dân ở các làng xã, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta hiện nay.

2.2.2 Sự xuất hiện các tổ chức xã hội tự nguyện, tự quản, tự chủ của quần chúng nhân dân

Một trong những yếu tố thể hiện tinh thần tự quản của làng là hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Ở nông thôn đồng bằng sông Hồng truyền thống, các tổ chức xã hội dân sự bao gồm: họ, ngõ, xóm, giáp, phe, phƣờng, hội. “Làng nào cũng có đầy đủ các kiểu tập hợp theo khu vực nhƣ các chòm

tre, xóm ngõ; theo các mục tiêu chính trị, văn hóa, tín ngƣỡng” [70; tr. 73]. Đến thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ở nông thôn, các mối quan hệ quan phƣơng đƣợc đặc biệt quan tâm tổ chức trong khi các mối quan hệ phi quan phƣơng bị hạn chế, ngăn cản và thu hẹp. Trƣớc tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã kịp thời đƣa ra Quy chế thực hiện dân chủ ở xã trong đó quy định 14 loại công việc chủ yếu mà HĐND, UBND xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở xã và trƣởng thôn, làng, ấp, bản có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết, dân bàn và dân giám sát, kiểm tra. Đây chính là cơ sở quan trọng để mở rộng các tổ chức xã hội trong quần chúng nhân dân. Hiện nay, các tổ chức này đều đƣợc tái cấu trúc trong nông thôn hiện đại. Các tổ chức xã hội dân sự hiện nay khá đa dạng, gồm dòng họ, các tổ tƣ vấn, hòa giải của thôn, bản, các tổ chức kinh tế - xã hội (hội nghề nghiệp,hội dịch vụ, hội giáo dục, hội có tính xã hội, hội tín ngƣỡng, hội vui chơi giải trí, hội theo lứa tuổi, các loại hội hiếu hỷ...). “Ngoài ra còn phải kể đến rất nhiều các kiểu tập hợp khác theo chòm tre ngõ xóm, theo dòng tộc, theo sở thích và mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cá nhân” [70; tr. 76]. Hoạt động của các tổ chức này, cho thấy sự khôi phục, phát huy năng lực tự quản cộng đồng của nông dân. Sự thành lập các tổ chức quần chúng này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nhằm giúp đỡ và gắn kết ngƣời dân trong làng lại với nhau, hoàn tàn mang tính chất tự nguyện của quần chúng nhân dân. . Các tổ chức quần chúng này là hình thức tổ chức tự nguyện của ngƣời nông dân vì những mục đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những thành viên của mình dựa vào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính ... Yếu tố tự nguyện đƣợc thể hiện rõ nét trong việc họ đƣợc quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó. Không ai có quyền ép buộc một ngƣời nào đó phải tham gia hay không đƣợc tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không đồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà mỗi

tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối với ngƣời muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó.Yếu tố tự nguyện đƣợc hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Trang 74 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)