Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Trang 105 - 131)

8. Kết cấu

2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của

tiêu cực của tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay

2.3.1 Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy ước làng văn hóa

Trong những năm gần đây, cùng với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật, các hƣơng ƣớc, quy ƣớc của làng, cụm dân cƣ đã góp phần hỗ trợ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nƣớc, điều

chỉnh các mối quan hệ xã hội mang tính tự quản tại cộng đồng dân cƣ ở cơ sở. Thực tế xây dựng và phát triển nông thôn ở nƣớc ta trong những năm qua đã chứng minh rằng, nếu chỉ sử dụng thuần túy pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội - dân sự ở nông thôn thì chƣa đầy đủ và không đạt hiệu quả. Việc xóa bỏ hƣơng ƣớc, quy ƣớc, xóa bỏ vai trò của nó với tƣ cách là một công cụ quan trọng góp phần quản lý xã hội ở nông thôn là đã bỏ qua một nét văn hóa truyền thống, hạn chế sự phát triển thuần phong mỹ tục, để lại những khoảng trống mà pháp luật cho dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể bao quát hết đƣợc. Hƣơng ƣớc, quy ƣớc đƣợc coi nhƣ một cụng cụ hỗ trợ cho pháp luật để duy trì, phát triển thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cƣ. Hƣơng ƣớc, quy ƣớc ra đời nhằm đề cao tính tự quản của các thôn, làng, cụm dân cƣ, điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích phát huy và tăng cƣờng dân chủ hóa ở nông thôn của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Hiện nay, thực hiện chủ trƣơng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đặc biệt là ở cơ sở, nhiều địa phƣơng ở đồng bằng sông Hồng đã và đang xây dựng, hoàn thiện hƣơng ƣớc hay quy ƣớc làng văn hóa trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hƣơng ƣớc cũ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tại nhiều địa phƣơng, hƣơng ƣớc, quy ƣớc mới không những góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cuộc vận động duy trì an ninh trật tự, vệ sinh, môi trƣờng, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xóa đói, giảm nghèo...

Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc ở một số nơi chƣa đƣợc tiến hành một cách thực sự dân chủ, mới chỉ là công việc của một số ngƣời, chƣa có sự phê duyệt của chính quyền. Nội

dung của hƣơng ƣớc, quy ƣớc còn nhiều hạn chế, chƣa phản ánh đúng tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội, truyền thống văn hóa của từng địa phƣơng. Trong một số bản hƣơng ƣớc, quy ƣớc còn có những quy định trái pháp luật hoặc phục hồi các hủ tục và tập quán lạc hậu. trong quá trình xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc đã phát sinh một số hạn chế, nhƣ: Một số địa phƣơng đang hành chính hóa việc xây dựng hƣơng ƣớc. Xem việc xây dựng hƣơng ƣớc là của cán bộ thôn, xã mà chƣa có sự tham gia tích cực của ngƣời dân. Vì vậy, nội dung hƣơng ƣớc thƣờng rập khuôn, cứng nhắc, không thể hiện đƣợc nét đặc trƣng của thôn, cũng nhƣ chƣa thực sự sát với đời sống của ngƣời dân, do đó hầu nhƣ nhân dân trong thôn không quan tâm và hạn chế tính khả thi của hƣơng ƣớc. Có nhiều trƣờng hợp xây dựng hƣơng ƣớc chỉ nhằm đối phó khi có đoàn kiểm tra từ cấp trên hoặc để bình xét các danh hiệu, sau đó đƣợc cất trong tủ. Nội dung hƣơng ƣớc dài dòng và lặp lại hầu hết các quy định của pháp luật. Tồn tại hạn chế này cũng do cách hiểu của một số địa phƣơng cho rằng, hƣơng ƣớc là của cộng đồng dân cƣ nên đƣa vào tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của dân cƣ, miễn là không trái với quy định của pháp luật. Do đó nhiều địa phƣơng đƣa các nội dung mà pháp luật đã quy định vào hƣơng ƣớc dẫn đến hƣơng ƣớc thƣờng dài và khó nhớ. Vẫn còn có những nội dung trái pháp luật, những nội dung này thƣờng không nhiều vì phần lớn các hƣơng ƣớc đã qua kiểm duyệt của cả xã và huyện. Việc xảy ra tình trạng này thƣờng là do chủ quan của các cán bộ thực hiện việc kiểm tra, thẩm định hƣơng ƣớc. Quy định các chế tài xử phạt nặng nề. Việc quy định chế tài nặng thƣờng chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực dân số, gia đình, ví dụ nhƣ sinh con thứ 3 thì phạt 1 triệu đồng, do các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này chƣa đầy đủ nên một số địa phƣơng sử dụng hƣơng ƣớc nhƣ một công cụ để hạn chế việc sinh con vi phạm chính sách dân số. Việc thực hiện phê duyệt hƣơng ƣớc, quy ƣớc chƣa đúng quy định, nhƣ do UBND huyện phê duyệt trong khi thẩm quyền là của Chủ tịch UBND huyện; UBND cấp xã, cấp

huyện ký đóng dấu vào trong hƣơng ƣớc; không có quyết định phê duyệt hƣơng ƣớc.

Bên cạnh đó trong quá trình xây dựng hƣơng ƣớc cũng gặp phải một số vƣớng mắc nhƣ: Thiếu kinh phí cho việc triển khai xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc; các quy định pháp luật hiện hành chƣa có quy định cụ thể cơ quan nào chủ trì tham mƣu giúp UBND các cấp trong việc quản lý hoạt động này, dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm và bỏ rơi việc theo dõi, chỉ đạo kiểm tra công tác này.

Để phát huy yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế, tiêu cực của hƣơng ƣớc, quy ƣớc, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc trong giai đoạn hiện nay. Tiếp sau đó, trên phạm vi toàn quốc, Nhà nƣớc đã ban hành một loạt văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn việc ban hành và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc nhƣ: Nghị định số 29/NĐ- CP ngày 11- 5- 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Chỉ thị số 24/CT- TTg ngày 19- 6- 1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc của làng, thôn, ấp, cụm dân cƣ, Thông tƣ liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƢMTTQVN ngày 31- 3- 2000 của Liên bộ Tƣ pháp, Văn hóa- Thông tin, Ban Thƣờng trực Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hƣớng dẫn việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc của làng, bản, thôn, cụm dân cƣ. Đây là các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn cụ thể về nội dung và hình thức thể hiện của hƣơng ƣớc, quy ƣớc, thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện, việc sửa đổi, bổ sung hƣơng ƣớc, quy ƣớc, tránh nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc, cách thức đƣa nội dung dân số - kế hoạch hóa gia đình vào trong hƣơng ƣớc, quy ƣớc.

Nội dung của hƣơng ƣớc hay quy ƣớc làng văn hóa cần tập trung vào một số vấn đề thiết thực nhƣ: Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại..., xóa bỏ hủ tục, phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cƣ. Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ môi trƣờng sống, bảo vệ, rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nƣớc, đê điều, đập nƣớc, kênh mƣơng, kè cống. Xây dựng và phát triển đƣờng làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô nhiễm các nguồn nƣớc. Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục trong ma chay, cƣới hỏi, thờ phụng, lễ hội... ở địa phƣơng. Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề ra những tiêu chuẩn gia đình văn hóa, các quy tắc đạo đức mới, giúp đỡ nhau tìm ra các biện pháp xử lý tốt các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Xây dựng tình đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái trong cộng đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, khuyến học, khuyến nghề... ở địa phƣơng. Đề ra các biện pháp thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn. Hƣơng ƣớc cần quy định các hình thức và biện pháp khen thƣởng đối với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc nhƣ: lập sổ vàng truyền thống, nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt; ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen thƣởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thƣởng theo quy định chung của Nhà nƣớc. Đối với những ngƣời có hành vi vi phạm các quy định của hƣơng ƣớc thì chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các phƣơng tiên thông tin đại chúng ở cơ sở.

Dự thảo hƣơng ƣớc, quy ƣớc phải đƣợc nhân dân trên địa bàn thảo luận, đƣợc hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, cụm dân cƣ thông qua và đƣợc ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trƣớc khi thi hành nhằm bảo đảm nội dung của hƣơng ƣớc, quy ƣớc không trái với các quy định của pháp luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc tuyên truyền về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc làng văn hóa, các mô hình mẫu về nếp sống văn hóa, gắn với việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, phát huy dân chủ ở cơ sở; nêu gƣơng những điển hình tiên tiến, phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, sai trái hoặc lợi dụng hƣơng ƣớc, quy ƣớc để duy trì các hủ tục, tập quán lạc hậu.

Việc soạn thảo, ban hành các hƣơng ƣớc hay quy ƣớc làng văn hóa cần phải đƣợc sự quan tâm, giám sát chặt chẽ hơn nữa của Nhà nƣớc, các bộ, ngành liên quan, các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng, của ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở nhằm phát huy vai trò của các văn bản hƣơng ƣớc, quy ƣớc trong giai đoạn hiện nay.

Bộ Văn hóa- Thông tin mà trực tiếp là Cục văn hóa Thông tin cơ sở đã đƣa ra 4 tiêu chuẩn để công nhận làng văn hóa là: “Một làng (thôn, bản, ấp đƣợc công nhận là làng văn hóa cần phải phấn đầu thực hiện các tiêu chuẩn sau: a) Có đời sống kinh tế ổn định và từng bƣớc phát triển; b) Có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú; c) Có môi trƣờng cảnh quan sạch đẹp; d) Thực hiện tốt pháp luật và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc” [37; tr 66]. Trên các cơ sở tiêu chí lớn nói trên các làng xã cần phải tiến hành, chỉ đạo, phổ biến và giám sát việc thực hiện. Trong quá trình thực hiện, không đƣợc xa rời mục tiêu, cần nêu gƣơng các điển hình làng văn hóa xuất sắc để tạo động lực cho tất cả các làng xã cùng thực hiện. Có những biện pháp

thƣởng- phạt đúng đối tƣợng, đúng thời điểm để khuyến khích việc thực hiện quy ƣớc làng văn hóa.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng xây dựng hƣơng ƣớc hay những quy ƣớc mới về làng văn hóa là một công việc đa dạng và không ít phức tạp. Xây dựng quy ƣớc làng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển ở nông thôn nƣớc ta vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời tăng cƣờng ý thức tự quản của ngƣời nông dân trên chặng đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Vì vậy,việc xây dựng quy ƣớc làng văn hóa cần có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố tốt đẹp của hƣơng ƣớc cũ đồng thời phải có sự sáng tạo sao cho phù hợp với yêu cầu mới của nông thôn hiện nay. Đây thực sự là những việc làm thiết thực để công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt đƣợc kết quả tốt và thành công.

2.3.2 Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có vai trò và ý nghĩ vô cùng quan trọng. Nó thực sự là một trong những văn bản pháp luật hoàn chỉnh quy định những quyền và nghĩa vụ của ngƣời dân, những việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở nông thôn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện nhƣ kết luận của Ban Bí thƣ về kết quả 6 năm thực hiện chỉ thị số 30 CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) đã nêu.Đó là việc thực hiện còn mang nặng tính hình thức. Tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn nhiều, có khi nghiêm trọng, những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực không đƣợc phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, khắc phục kịp thời, làm giảm lòng tin gây bất bình trong nhân dân, dẫn đến khiếu kiện kéo dài vƣợt cấp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn, để đƣa quy chế dân chủ ở cấp cơ sở thành một nguyên tắc sinh hoạt thƣờng xuyên của nhân dân và chính quyền cấp cơ sở, chúng ta có thể hiến hành những giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sâu sắc cho cán bộ,

đảng viên và nhân dân về quy chế dân chủ ở cơ sở. Chăm lo tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị, nâng cao bản lĩnh, trình độ và năng lực lãnh đạo của đảng viên. Không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp bách và lâu dài của việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cần làm cho họ hiểu việc thực hiện dân chủ ở cơ sở không chỉ tạo điều kiện mà còn là động lực cho sự phát triển của chính bản thân cơ sở. Các đoàn thể nhân dân phải có nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền giáo dục và thuyết phục nhân dân một cách đa dạng làm sao để họ hiểu rõ đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của một công dân, điều quan trọng là làm cho dân hiểu thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở là công việc của dân chứ không phải là của riêng chính quyền. Bản thân các đoàn thể nhân dân không những phải quán triệt đƣợc tƣ tƣởng, quan điểm, nghị quyết của các cấp bộ Đảng, những quy định của chính quyền Nhà nƣớc mà còn phải thấy rõ đƣợc vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy chế này. Có nhƣ vậy mới có khả năng phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực, sáng tạo của tổ chức, hoàn thành tốt chức năng của mình.

Hai là, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, đƣa công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Trang 105 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)