Đánh giá chung về tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Trang 56)

8. Kết cấu

1.3. Đánh giá chung về tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng

1.3.1 Ưu điểm của tính tự quản ở làng đồng bằng sông Hồng

Tính tự quản là một yếu tố tạo nên tính bền vững của làng Việt Nam truyền thống. Từ tính tự quản mà làng có sự cố kết chặt chẽ, khó có thế lực nào phá vỡ nổi. Điều này có ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao, thể hiện rõ nhất là khi đất nƣớc bị nạn ngoại xâm, các đô thị nhanh chóng rơi vào tay giặc, nhƣng làng thì không.

Việt Nam nằm ở ngã ba của khu vực Đông Nam Á, nối liền hai đại dƣơng là Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, đồng thời là đầu cầu để mở vào Đông Nam Á theo hƣớng Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng giao lƣu với nhiều nƣớc trong khu vực và quốc tế. Từ vị trí địa lý đặc biệt quan trọng nhƣ vậy nên Việt Nam thƣờng xuyên bị các thế lực ngoại xâm đe dọa thôn tính. Dân tộc Việt Nam luôn phải gồng mình đối phó, đấu tranh chống lại các thế lực ngoại xâm từ phƣơng Bắc và sau đó là chống các đế quốc hùng mạnh khác từ phƣơng Tây. Sống trong điều kiện một đất nƣớc luôn luôn phải có ý thức thƣờng trực chống nạn ngoại xâm, ngƣời Việt Nam, làng Việt Nam luôn tìm sức mạnh vật chất và tinh thần của mình thông qua tính tự quản.Có thể nói mỗi làng xã Việt Nam là một pháo đài kiên cố chống giặc. Làng xã hoàn chỉnh nhƣ một cơ thể. Cơ thể này không những có “cá tính” mà còn biết và chủ động tự bảo vệ mình khỏi các thế lực khác. Trong lịch sử Việt Nam đã có hàng ngàn làng chiến đấu điển hình. Tinh thần yêu nƣớc, ý thức tự quản của làng Việt Nam đƣợc biểu hiện mạnh mẽ trong suốt

chiều dài lịch sử dân tộc, không chỉ trong 1.000 năm Bắc thuộc, mà còn đến cả các triều đại phong kiến về sau, đặc biệt hơn cả là trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ giành lại nền độc lập dân tộc. Suốt 4.000 năm lịch sử, tuy có thời điểm đất nƣớc rơi vào tay quân xâm lƣợc nhƣng làng Việt chƣa bao giờ mất đi trong tâm thức của mỗi ngƣời dân thôn quê. Đằng sau lũy tre xanh, ngƣời nông dân vẫn tiếp tục sống và chiến đấu để bảo vệ làng, bảo vệ nƣớc. Dân tộc Việt Nam chƣa bao giờ khuất phục trƣớc ngoại bang, chƣa bao giờ quỳ gối trƣớc kẻ thù. Bởi ở đó có những con ngƣời luôn ý thức về chủ quyền đất nƣớc, về toàn vẹn lãnh thổ; có những con ngƣời luôn tự hào về giống nòi, về nền văn hóa, về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc; có những con ngƣời luôn yêu quê hƣơng tha thiết, yêu con ngƣời, yêu làng xóm, yêu “cây tre, bến nƣớc, sân đình”; có những con ngƣời có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với làng xã, với dân tộc để bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ gìn cuộc sống bình yên. Họ hiểu rằng, chỉ có kết hợp ý chí, sức lực của một tập thể, của cộng đồng, phải “đồng lòng góp sức” mới đem lại sức mạnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng từng nói: hàng nghìn năm Bắc thuộc, ta giành lại đƣợc độc lập là do ta mất nƣớc nhƣng không mất làng. Đến thời Pháp thuộc, nhà cầm quyền thực dân cũng xác định rõ rằng làng xã là nơi chúng không thể “đụng chạm” tới. Toàn quyền P.Pasquier nhận định làng xã là nƣớc cộng hoà nhỏ…một tổ chức phức tạp nhƣ thế, dân chủ nhƣ thế, một tổ chức mà trong đó không bao giờ kỳ mục đƣợc phép hành động đơn độc, một tổ chức đã tồn tại theo truỳên thống từ thời rất xa xƣa, tổ chức đó chúng ta không nên đụng chạm tới kẻo làm xứ sở rối loạn…

Nhờ làng có tính tự quản tƣơng đối góp phần làm cho đất nƣớc có một nền văn hoá phong phú, đa dạng. Chúng ta đã có những làng văn hoá với những nét văn hoá đặc trƣng nổi bật. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, nó không bị văn hoá của tổ chức xã hội khác đồng nhất. Nó không bị xoá bỏ bởi văn hoá làng khác, vùng miền khác, hay sự can thiệp của chính quyền trung

ƣơng, thậm chí là chính quyền của ngoại xâm. Tiêu biểu là thời Bắc thuộc hàng ngàn năm. Đó là thời kỳ bọn phong kiến phƣơng Bắc tiến hành đồng hoá văn hoá Việt Nam một cách ồ ạt, dữ dội (bắt dân ta để tóc, mặc đồ Trung Quốc, dùng chữ Hán, tổ chức những ngày lễ tết của ngƣời Hán…) nhƣng cuối cùng chúng đã thất bại trƣớc hàng ngàn làng văn hoá truyền thống nƣớc Nam. Truyền thống đó đƣợc gìn giữ lâu đời và vô cùng vững chắc nhờ làng, văn hoá ngoại lai khó có thể xâm nhập.

Với tính tự quản của mình, làng là nơi bảo lƣu tốt nhất những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, đáng quý để cho con cháu đời sau noi gƣơng học tập nhƣ: truyền thống yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm, truyền thống giữ đạo hiếu, nhân nghĩa, truyền thống học tập…Chƣa có ở đâu nhƣ trên đất nƣớc ta nói chung và các làng ở đồng bằng sông Hồng nói riêng lại lƣu giữ nhiều bản sắc văn hóa đến thế. Văn hóa Việt Nam cổ truyền, đặc biệt đồng bằng sông Hồng, về cơ bản là văn hóa nông nghiệp, văn hóa xóm làng, văn hóa dân gian. Đó là nền văn hóa gắn chặt với cộng đồng gia đình, gia tộc, dòng họ, làng xã và từ đó mở rộng ra cả cộng đồng quốc gia, dân tộc. Văn hóa làng là một mô thức thể hiện văn hóa dân tộc mang tính đặc thù, nó gắn liền với môi trƣờng sinh thái của làng, dân cƣ và truyền thống lịch sử, từ đó hình thành nên hệ thống các đặc trƣng về nếp sống và tâm lý, về tín ngƣỡng, phong tục và lễ hội, các sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại, các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Những nét đẹp truyền thống đó đƣợc lƣu giữ đến tận hôm nay một phần là nhờ vào tính tự quản của làng. Làng xã chính là môi trƣờng văn hóa sản sinh, nuôi dƣỡng và lƣu giữ truyền thống của ngƣời Việt và ngƣời Việt đồng bằng sông Hồng. Làng có sức sống mãnh liệt, đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn bó chặt chẽ với quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, là nơi nảy nở, vun trồng và khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc Việt.

1.3.2. Hạn chế của tính tự quản ở làng đồng bằng sông Hồng

Tính tự quản của làng luôn có xu hƣớng làm cho làng hoạt động độc lập, đôi khi xa rời quỹ đạo quản lý của nhà nƣớc. Trong thời kỳ phong kiến, khi có giặc ngoại xâm, sự cố kết các làng rất chặt chẽ để cùng nhau chống giặc, bảo vệ đất nƣớc. Nhƣng kết thúc chiến tranh, sự phân rã lại diễn ra. Do vậy “phép vua thua lệ làng”. Thật ra đó là sự cƣờng điệu vị trí của làng. Lệ làng thế nào thì cũng không đƣợc trái với phép nƣớc. Nhìn chung, hƣơng ƣớc của làng thống nhất với pháp luật của nhà nƣớc. Cơ cấu quyền lực của làng xã là quyền lực kép, có sự hoà hợp của quyền tự trị và quyền nhà nƣớc. Nhƣng câu nói đó đúng trong trƣờng hợp nhà nƣớc yếu, không quản lý nổi làng xã. Khi đó, làng tự do vận hành theo tục lệ riêng, theo sự điều khiển của một số cá nhân chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nƣớc. Nói về điều này, tác giả Nguyễn Quang Ngọc đã nhận định: “Từ khi nông thôn Việt Nam xuất hiện thêm hệ thống quản lý hành chính là xã thì hệ thống tự trị vẫn còn rất mạnh và giữ vị trí chi phối nghĩa là cả hai hệ thống hành chính và tự trị cùng tồn tại trong một đợn vị làng xã. Trong quá trình vận hành không phải lúc nào hai hệ thống này cũng thống nhất với nhau, mà nhiều khi chúng mâu thuẫn, thậm chí trái ngƣợc và đối lập nhau” [70; tr. 50 ].

Bản chất của làng là “một sự cố kết có tính chất địa phƣơng”, do vậy, tính tự quản là nguồn gốc và là cơ sở nuôi dƣỡng chủ nghĩa địa phƣơng, cục bộ, hình thành “tâm lý làng”, “giá trị làng”. Có lúc, “giá trị làng” bị tuyệt đối hóa, làng không dễ chấp nhận những yếu tố văn hóa từ bên ngoài, bởi tƣ duy:

“Khôn ngoan ở đất nhà bay Dù che ngựa cƣới đến đây cũng hèn” Hay:

“Ta về ta tắm ao ta

Do tâm lý làng, giá trị làng mà không ít những va chạm, xung đột xảy ra đằng sau lũy tre xanh. Tình trạng kì thị nhau giữa các cộng đồng dòng họ, sự liên kết có tính bè phái vì mục đích tranh giành quyền lực và lợi ích cục bộ cũng nổi lên.

Tính tự quản của làng cũng dẫn đến hiện tƣợng bảo lƣu những hủ tục lạc hậu nhƣ: khao vọng, cƣới xin, ma chay, tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, đông con nhiều của…

Có thể nói tính tự quản của làng dù có mặt tích cực hay tiêu cực thì cũng tồn tại một cách tất yếu. Xã thôn còn thì tính tự quản vẫn còn. Thời phong kiến, trong làng ngoài bộ phận tự quản có thêm bộ phận chính quyền nhà nƣớc chồng xếp lên nhau tạo nên một kết cấu quyền lực kép. Đến năm 1945, kết cấu này bị bãi bỏ vì cấp xã lúc này là một đơn vị chính quyền liên làng (khoản 5-6 làng). Bộ phận tự trị của làng bị giải thể. Nhƣng từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 về sau, làng thôn đƣợc tái lập. Cùng với nó là tính tự trị tự quản của làng xã cũng đƣợc phục hồi. Nhiều làng lại có ban tự quản và lập lại hƣơng ƣớc mới.

Kết luận chƣơng 1

Tính tự quản của làng khu vực đồng bằng sông Hồng chính là sự tự quyết định, tự quản lý các công việc của nội bộ làng thông qua các quy ƣớc riêng của nó là hƣơng ƣớc, lệ làng. Điều này đã trở thành một đặc trƣng truyền thống của làng Việt. Cơ sở để tạo nên tính tự quản đó chính là sự không thể tách rời giữa các cá nhân, bộ phận trong làng với thực thể làng, là chế độ quân điền và sự phân chia ruộng đất trong lịch sử, nhà nƣớc muốn thu sƣu thuế của ngƣời dân cũng thông qua làng. Hơn nữa, mỗi làng lại có những đặc điểm, đặc trƣng riêng nên mỗi làng cũng có cách quản lý riêng. Làng lại xuất hiên trƣớc khi Nhà nƣớc hình thành nên tính tự quản của làng nghiễm nhiên đƣợc tồn tại.

Tính tự quản của làng ở khu vực đồng bằng sông Hồng đƣợc biểu hiện cụ thể, rõ nét trong hƣơng ƣớc, lệ làng và trong các quan hệ chính trị, kinh tế, sinh hoạt văn hóa của làng. Nó trở thành một giá trị văn hóa đặc trƣng nổi bật trong văn hóa làng xã Việt Nam. Nó đã góp phần lƣu giữ truyền thống tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam từ sau lũy tre xanh. Nhờ vậy mà làng có thể đững vững qua biết bao cơn bão táp của dân tộc, trở thành cái nôi- nơi ngƣời nông dân có thể yên tâm sinh sống và sản xuất. Sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam cũng từ làng mà đi ra. Tuy nhiên, tính tự quản của làng Việt đôi khi trở thành chủ nghĩa địa phƣơng, cục bộ, bè phái gây ra những tác động tiêu cực tới sự phát triển của làng xã.

Chƣơng 2: TÍNH TỰ QUẢN CỦA LÀNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN NAY:

BIỂU HIỆN CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP 2.1. Kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Khái quát chung về kinh tế thị trường

Theo C. Mác, kinh tế thị trƣờng là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đƣờng phát triển và nền kinh tế TBCN chính là nền kinh tế thị trƣờng phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là nền kinh tế XHCN. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế thị trƣờng phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội.

Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cho thấy, hình thức kinh tế đầu tiên của loài ngƣời là kinh tế tự nhiên, kế tiếp là nền kinh tế tự cung tự cấp, đây là nền kinh tế mà trong đó sản phẩm đƣợc làm ra nhằm thỏa mãn chủ yếu là nhu cầu cá nhân của ngƣời sản xuất, nói cách khác đó là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm đƣợc sản xuất ra nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của ngƣời sản xuất. Do đó, với kiểu tổ chức kinh tế này, sự trao đổi sản phẩm giữa ngƣời sản xuất với nhau rất hạn chế chủ yếu là dƣới các hình thức giản đơn, trao đổi trực tiếp vật đổi lấy vật.

Kinh tế hàng hóa là sự phát triển trực tiếp từ kinh tế tự cung, tự cấp trên cơ sở phân công lao động trong nền kinh tế đã phát triển và dần dần mang tính độc lập với kinh tế tự cung, tự cấp. “Đó là loại hình kinh tế tiến bộ, là nấc thang cao hơn kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc trong sự phát triến của xã hội loài ngƣời” [75; tr. 7]. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm đƣợc sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trƣờng. Tức là, sản xuất hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của ngƣời sản xuất ra hàng hóa đó, mà để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời mua. Vì vậy,

loại sản phẩm, số lƣợng sản phẩm suy cho cùng do ngƣời mua quyết định, việc trao đổi sản phẩm đƣợc thực hiện thông qua quan hệ thị trƣờng, trong đó quan hệ kinh tế thống trị là quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Nói một cách khác, “căn cứ vào thị trƣờng, các doanh nghiệp sẽ quyết định: sản xuất gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai?” [75; tr. 11 ].

“Cơ sở của thị trƣờng là sự phân công lao động xã hội. Trình độ và quy mô của thị trƣờng gắn liền với trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất và sức mua của xã hội” [75; tr. 8 ]. Phân công lao động xã hội là việc phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau của xã hội một cách hợp lý tức là chuyên môn hóa sản xuất. Do có sự phân công lao động xã hội nên mỗi ngƣời sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi ngƣời cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy đòi hỏi phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Phân công lao động xã hội là điều kiện cần của sản xuất hàng hóa. Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hóa thì ngƣời sản xuất trở thành ngƣời sản xuất hàng hóa, lao động của ngƣời sản xuất hàng hóa vừa có tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá biệt. Vì thế, sản xuất hàng hóa ra đời là bƣớc ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, đƣa loài ngƣời thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lƣợng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.

Có thể nói, kinh tế hàng hóa ra đời và phát triển thì thị trƣờng cũng xuất hiện và phát triển, nhƣng không phải hễ có thị trƣờng là có kinh tế thị trƣờng. Kinh tế thị trƣờng là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó sản xuất chủ yếu để trao đổi, gắn liền với sự phát triển ngày càng cao của phân công lao động và trình độ chuyên môn hóa. Không gian thị trƣờng đã đƣợc mở rộng cho sự lựa chọn, tƣ duy giá trị, hiệu quả trở nên phổ biến. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quyền tự do, bình đẳng giữa mọi thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính tự quản của làng việt nam truyền thống đồng bằng sông hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)