tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường cao đẳng (Qua thực tế tỉnh Hà Nam)
Những hạn chế về nội dung, chương trình đào tạo môn lý luận chính trị chưa phù hợp với đối tượng sinh viên cao đẳng.
Chương trình môn học được sắp xếp tương đối hợp lý ở các trường, đã tạo thuận lợi cho giảng viên thực hiện việc giảng dạy gắn lý luận với thực tiễn, tuy nhiên đây là các trường cao đẳng, có thời gian đào tạo là ba năm nên thời lượng của chương trình môn lý luận chính trị cũng có ảnh hưởng lớn đối với quá trình học tập của sinh viên.
Khối lượng kiến thức toàn khóa của sinh viên cao đẳng là 170 đơn vị học trình, trong khi đó khối lượng kiến thức môn lý luận chính trị là 12 đơn vị
học trình với 225 tiết, chiếm gần 8% tổng số khối lượng kiến thức môn học. Chương trình giảng dạy các môn lý luận chính trị kéo dài từ đầu năm học thứ nhất đến giữa năm học thứ hai của sinh viên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học các môn chuyên nghành.
Mục tiêu của chương trình còn nặng về tính chính trị trước mắt hoặc chỉ nhằm mục đích thuần túy lý luận. Nội dung trình bày trong môn học nặng về trích dẫn có tính chất kinh viện mà ít chú ý đến việc phân tích cơ sở khoa học của các nguyên lý, quy luật... như vậy buộc sinh viên học chủ yếu là để chấp nhận còn việc lý giải gắn lý luận với thực tiễn trong nội dung môn học là không nhiều. Có những vấn đề trong nội dung môn học còn xa với thực tiễn, với ngành nghề đào tạo nên lý luận đưa ra trong bải giảng thiếu tính thuyết phục và tính sắc bén.
Hiện nay, quá trình đào tạo đang dần chuyển thành quá trình tự đào tạo, chương trình môn học như vậy đang làm cho sinh viên, nhất là sinh viên trình độ cao đẳng khối kỹ thuật gặp khó khăn nhiều hơn trong quá trình tự học, tự nghiên cứu, trong khi đó các môn lý luận chính trị lại khó và phức tạp. Từ khó khăn trên dẫn tới sinh viên chưa nhận thức rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của môn học này làm cho các em thiếu tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Sinh viên ít tập trung tư duy để hiểu ý cơ bản của bài giảng và thụ động trong việc vận dụng lý luận đã học và từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống.
Qua khảo sát thực tế tại hai trường: Cao đẳng Thủy Lợi bắc bộ và trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình I cho thấy nhiều em học môn lý luận chính trị một cách đối phó, học cầm chừng cốt đạt điểm trung bình. Đại bộ phận sinh viên năm đầu vẫn quen cách học ở phổ thông, "học thuộc lòng" không động não suy nghĩ để nắm chắc bản chất, nội dung kiến thức và vận dụng, liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Khi giảng dạy các môn lý luận chính trị, còn một số giảng viên chưa hướng dẫn sinh viên tự học một cách có hiệu quả nhất, vì vậy, khi học tập các
em chưa có thói quen so sánh, khái quát, hệ thống kiến thức nên sinh viên nắm kiến thức không sâu, không chắc. Cũng chính vì vậy khi yêu cầu các em liên hệ thực tiễn trong các bài thi, bài kiểm tra thì chất lượng chưa cao, một số em không làm được. Điều này đã làm cho các em không hứng thú với môn học, cảm thấy lý luận chính trị là môn khó và chưa thấy được lợi ích của môn học này đối với bản thân.
Bên cạnh đó, ở trường Cao đẳng Thủy Lợi bắc bộ và trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình I hiện nay, số lượng giảng viên ít, trình độ còn hạn chế, có một tiến sĩ, còn lại là thạc sĩ và cử nhân, nên một giáo viên phải giảng dạy cả học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin thậm chí giảng dạy từ hai đến ba môn lý luận chính trị. Điều này có phần thuận lợi là giảng viên hiểu thêm nhiều kiến thức và có sự liên hệ dễ dàng cả ba môn với nhau. Tuy nhiên, do giảng viên được đào tạo một chuyên ngành nhất định mà phải giảng dạy nhiều môn như vậy, dẫn tới việc giảng viên không có điều kiện tập trung vào chuyên ngành được đào tạo, rất khó khăn trong việc hiểu thật sâu sắc tri thức lý luận môn học. Đồng thời, do số tiết giảng nhiều, có giảng viên giảng dạy 600 tiết đến 800 tiết, vì vậy không có thời gian nghiên cứu sâu tài liệu, dẫn tới tình trạng lý luận không vững, lấy ví dụ phân tích chưa sâu sắc, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc gắn lý luận với thực tiễn.
Một số nội dung môn học lý luận chính trị chưa gắn với thực tiễn đất nước, thời đại và ngành nghề đào tạo.
Các môn lý luận chính trị có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên. Với nội dung gồm ba môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung của ba môn học trên trực tiếp cung cấp cho sinh viên những tri thức khoa học và thực tiễn để xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học. Nó là môn khoa học cơ bản làm cơ sở giúp cho sinh viên định hướng nghiên cứu các khoa học
khác và các hoạt động chính trị - xã hội để bồi dưỡng nhân sinh quan và đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nhân cách, phẩm chất, năng lực, niềm tin cho các em. Tuy nhiên, nội dung tri thức của các môn lý luận chính trị được hình thành từ lâu trong lịch sử, mang tính định hướng chính trị nên ít có sự thay đổi, tuy đã có quá trình bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo ở Việt Nam nhưng còn nhiều nội dung chưa gắn với thực tiễn đất nước đang từng ngày đổi mới cùng với thời đại đang biến đổi từng ngày, từng giờ. Mặt khác, đây là chương trình dùng chung cho sinh viên cao đẳng, đại học khối không chuyên tại tất cả các trường cao đẳng, đại học khác nhau nên còn nhiều nội dung chưa phù hợp với ngành nghề đào tạo tại các trường cao đẳng khối kỹ thuật tại Hà Nam.
Chính vì vậy, khi giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách là những học thuyết ra đời trong điều kiện nền tảng là chủ nghĩa Tư bản từ những năm 40 của thế kỷ XIX trở thành học thuyết có giá trị thời đại và được vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, thì đòi hỏi giảng viên cần có sự lựa chọn nội dung phù hợp với trình độ sinh viên cao đẳng và có những điểm cần phải lý giải một cách hợp lý cho phù hợp với thời đại mới.
Nội dung môn tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy từ năm 2003 tại các trường cao đẳng, đại học. Trong hệ thống các môn lý luận chính trị được đổi mới năm 2008, giáo trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được biên soạn lại cho phù hợp. Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là một tập hợp đơn giản những ý tưởng, những suy nghĩ cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những hoàn cảnh cụ thể, mà là một hệ thống những quan niệm, quan điểm toàn diện, sâu sắc của Người về con đường cách mạng Việt Nam, được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin. Một số nội dung tri thức môn học chưa thực sự phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại hiện nay nhưng chiếm thời lượng khá nhiều trong chương trình môn học. Điều đó dễ gây tâm
lý nhàm chán trong sinh viên. Ví dụ như nội dung chương II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Chương V. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Nội dung các chương này hay nhưng trong thời điểm hiện nay, khi giảng dạy cho sinh viên hệ cao đẳng, giảng viên cần chắt lọc, lựa chọn những tri thức cô đọng nhất để giảng dạy.
Môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là môn học mới, được biên soạn nhằm thay thế môn học Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Trong môn học, có nhiều nội dung đã phản ánh được đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... phù hợp với thực tiễn đất nước, thời đại hiện nay và phù hợp với nhu cầu tìm hiểu tri thức mới của sinh viên, khuyến khích các em tìm tòi, liên hệ những chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam với ngành nghề đào tạo của mình. Tuy nhiên, trong môn học này còn một số lý luận chưa thật gắn với thực tiễn đất nước đang đổi mới và thời đại hiện nay. Ví dụ như nội dung về cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn từ 1930 đến 1975. Các nội dung này tuy phản ánh đúng đắn về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam nhưng nội dung tương đối dài, có phần trùng lặp với nội dung môn lịch sử các em sinh viên đã được học ở trường phổ thông và các nội dung đó chưa thật gắn liền với thực tiễn đất nước đang đổi mới và thời đại hiện nay. Chính vì vậy yêu cầu khi giảng dạy, giảng viên phải chọn lọc những tri thức phù hợp với thời lượng chương trình, phù hợp với đối tượng sing viên để giảng dạy.
Có thể thấy, trong thực tế còn một số nội dung, chương trình các môn lý luận chính trị chưa thực sự gắn với thực tiễn đất nước và thời đại, bên cạnh đó còn do giảng viên các môn học này khi giảng dạy cũng chưa vận dụng một cách sâu sắc lý luận để luận giải các vấn đề thực tiễn đặt ra. Giảng viên chưa biết (hoặc không được phép) lựa chọn những tri thức lý luận phù hợp với
chuyên ngành đào tạo và giảm bớt tri thức ít có tính thực tiễn để đưa vào giảng dạy. Đây là biểu biện của việc thực hiện chưa tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường cao đẳng kỹ thuật tại Hà Nam.
Còn biểu hiện của bệnh giáo điều, kinh nghiệm trong giảng dạy lý luận chính trị.
Thực tế hiện nay, do trình độ của một số giảng viên môn lý luận chính trị còn hạn chế; nhiều giảng viên không được đào tạo chính quy, bài bản, chưa thực sự hiểu bản chất của nội dung lý luận của môn học; giảng viên ngại hoặc không có điều kiện thâm nhập thực tế, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy, chưa tìm hiểu sâu sắc về ngành nghề đào tạo của đơn vị mình… vì vậy đã dẫn đến mắc bệnh kinh nghiệm, giáo điều trong quá trình giảng dạy môn học này. Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm trong giảng dạy lý luận chính trị chính là khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hoá kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, coi thường, hạ thấp những tri thức lý luận, nguyên tắc của việc giảng dạy, cùng với đó chính là việc quá đề cao những kinh nghiệm thực tiễn được nêu trong bài giảng mà không bám sát những nội dung lý luận, cũng không bám sát thực tiễn. Trong đánh giá học viên không dựa vào những thông tin xác thực, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ sư phạm mà đánh giá theo kinh nghiệm cá nhân, vì vậy dễ dẫn tới tình trạng không hiểu đối tượng. Từ đó, người giảng viên cho rằng những kinh nghiệm thực tiễn đó mới chính là thành công của bài giảng, vì vậy làm cho việc giảng dạy không có tính nguyên tắc, nội dung rơi vào rời rạc, thiếu tính hệ thống, thống nhất…
Nguyên nhân của bệnh kinh nghiệm trong giảng dạy lý luận chính trị chính là sự vi phạm sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thậm chí đó là tình trạng giảng viên chưa hiểu sâu sắc về mặt nội dung lý luận của môn học cũng như về lý luận dạy học, đặc biệt là theo quan điểm dạy học hiện đại, điều đó dẫn đến sự hành động theo lối mòn, không tìm hiểu sâu lý
luận… Cùng với đó chính là thói quen giảng theo kinh nghiệm của giảng viên, tình trạng giảng viên cho mình có quyền trên hết, không coi trọng vai trò của người học, không phát huy khả năng chủ động, tích cực, sáng tạo của người học…
Biểu hiện của bệnh kinh nghiệm trong giảng dạy nói chung và giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, chính là việc tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, cũng như tuyệt đối hóa những kiến thức thực tiễn, coi nhẹ nội dung lý luận. Giải thích những lý luận theo kiểu kinh nghiệm dễ rơi vào thô thiển, tầm thường hoá lý luận của triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học; hay lý giải tư tưởng Hồ Chí Minh một cách chung chung, cảm tính, không có văn bản chứng minh; hoặc đó là tình trạng diễn giải đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam theo cảm tính của mình mà thiếu đi cơ sở lý luận của nội dung đó. Cụ thể bệnh kinh nghiệm trong giảng dạy lý luận chính trị biểu hiện ở hai khía cạnh sau:
Một là, tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thực tiễn dạy học coi thường những nguyên tắc của lý luận dạy học. Theo đó, trong giảng dạy, giảng viên thường bỏ qua những nguyên tắc của lý luận dạy học như tìm hiểu đối tượng, mục đích, yêu cầu của một lớp cụ thể, thay vào đó, giảng viên thường đưa những kinh nghiệm giảng dạy của các lớp trước vào giảng dạy mà không cần tính đến sự khác biệt giữa các lớp này với nhau. Giảng viên không cần đến những bước như xác định đối tượng, mục đích, yêu cầu của bài giảng, dù việc đó chỉ là trong suy nghĩ, hành động khi bắt đầu một buổi giảng. Do vậy, với cùng một bài giảng cả về nội dung lý luận và những ví dụ thực tiễn cũng chỉ là một cho tất cả các lớp khác nhau. Sự không tìm hiểu về đối tượng dẫn đến việc không nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu của đối tượng, áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy trước đó vào áp đặt cho một lớp mới, thậm chí không quan tâm tới trình độ sinh viên… Trong giải quyết các vấn đề cụ thể của giảng dạy, giảng viên cũng yếu về nghiệp vụ sư phạm, do vậy xử lý vấn
đề mang tính cảm tính, kinh nghiệm. Ví dụ như vấn đề quản lý lớp trong giờ giảng, giải quyết các tình huống bất ngờ xảy ra…
Xuất phát từ đây, dẫn đến nội dung, phương pháp cũng có sự không phù hợp với đối tượng học, tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của bản thân đã từng trải qua qua các lớp dạy trước đây.
Trong chính nội dung bài giảng, đó là sự không phù hợp giữa kiến thức lý luận và thực tiễn, tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thực tiễn. Cũng chính từ việc bỏ qua những nguyên tắc lý luận của việc giảng dạy, do đó dẫn đến bệnh kinh nghiệm cả trong việc triển khai nội dung và phương pháp giảng dạy. Trong nội dung bài giảng, đó chính là sự đề cao quá mức những ví dụ thực tiễn, hay những trải nghiệm thực tiễn của bản thân chưa được tổng kết, chọn lọc. Dù trong giảng dạy lý luận chính trị, chủ yếu là lý thuyết thì những ví dụ thực tiễn là rất cần thiết, song nếu tuyệt đối hóa nó thì sẽ rơi vào thực tiễn vụn vặt, thiếu tính hệ thống chặt chẽ. Những ví dụ lúc này mang tính lan man, sự vụ, làm cho người học khó có thể rút ra những lý luận chung nhất của môn học, mang tính phương pháp luận, vì vậy rất khó áp dụng cho các trường hợp tương tự trong thực tiễn. Từ đó dễ dẫn tới thô thiển, tầm thường hoá lý luận các môn lý luận chính trị.
Hai là, bệnh kinh nghiệm biểu hiện ở việc đưa cùng một nội dung lý