2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng sự thống nhất giữa lý
2.2.1. Đổi mới, nâng cao nhận thức về môn học, điều chỉnh nội dung
chương trình cho phù hợp đối tượng sinh viên cao đẳng
thức về nghề nghiệp có tính chuyên ngành, Người đặt việc giáo dục lý luận Mác - Lênin ở vị trí hàng đầu, trở thành một nội dung thiết yếu của mọi ngành học, mọi đối tượng học cao đẳng, đại học vì theo Người, cách mệnh trước hết cần giảng dạy lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu. Trong thời điểm hiện nay, vị trí vai trò của lý luận chính trị trong nội dung giáo dục nói chung, giáo dục cao đẳng, đại học nói riêng được chế định bởi dung lượng tri thức đặc thù của học thuyết và đối tượng tác động của học thuyết đó.
Có thể khẳng định, các môn lý luận chính trị có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở các trường cao đẳng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các trường cao đẳng kỹ thuật, vị trí, vai trò của môn học chưa được mọi người nhận thức đúng đắn, thậm chí coi thường môn học này; một số giảng viên các môn học khác, nhất là các môn chuyên ngành và một bộ phận sinh viên đều coi môn lý luận chính trị là môn học phụ và không đối xử với nó như một khoa học thực sự. Vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và nâng cao hiệu quả của thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở trường cao đẳng kỹ thuật nói riêng cần đổi mới, nâng cao nhận thức vai trò, vị trí của môn học này trong nhà trường.
Đối tượng đầu tiên cần được tác động nhằm nâng cao nhận thức về môn học đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường: Đảng ủy, Ban giám hiệu, các cán bộ chủ chốt khác. Khi họ có nhận thức đúng về vai trò, vị trí môn học trong giáo dục toàn diện cho sinh viên thì mới tạo điều kiện về thời gian, dành kinh phí thỏa đáng để các giảng viên lý luận chính trị đi tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, đi thực tế hàng năm, mua tài liệu, đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ cùng các chi phí cho hoạt động khác như: cho giảng viên biên soạn đề cương môn học phù hợp với chương trình đào tạo, với đối tượng sinh viên cao đẳng; tổ chức thi Ôlimpic các môn lý luận chính trị. Đây chính là các hoạt động nhằm thực hiện việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị.
Bên cạnh đó, đối tượng trực tiếp thu nhận tri thức lý luận chính trị là sinh viên cũng đòi hỏi phải nhận thức lại vị trí, vai trò của môn học, có như vậy các em mới chủ động, tích cực trong quá trình học tập, vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn cuộc sống của mình.
Trước hết, thông qua bài giảng, giảng viên cần cho sinh viên hiểu được rằng, các môn lý luận chính trị có vai trò xác lập thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho sinh viên, đội ngũ cán bộ tri thức, những kỹ thuật viên tương lai. Khi được học tập các môn lý luận chính trị là các em được trang bị quan điểm đúng đắn, phương pháp biện chứng duy vật, nghĩa là nắm được "tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng..." [31, tr. 497] và để tiếp thu các môn học khác có hiệu quả và chất lượng cao hơn. Bởi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam là thế giới quan và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học, đồng thời đó là sự kết tinh tinh hoa dân tộc, trí tuệ thời đại, giúp sinh viên có những công cụ nhận thức và hoạt động trong thực tiễn luôn luôn vận động.
Thứ hai, giảng viên cần phát huy vai trò của các môn lý luận chính trị là góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng; quan điểm, lập trường giai cấp vững vàng; củng cố định hướng chính trị cho sinh viên. Thông qua học tập môn học, các em sẽ nhận thấy rằng, các môn lý luận chính trị là tiền đề xây dựng niềm tin khoa học vững vàng, giúp các em sống, chiến đấu, lao động và học tập vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; kiên trì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đập tan mọi âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch hòng làm lung lạc tinh thần kiên định chủ nghĩa xã hội ở sinh viên hiện nay.
Thứ ba, qua việc giảng dạy đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ đổi mới, giảng viên giúp các em hiểu rõ hơn về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giúp sinh viên hiểu được đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn nước ta và từ thực tiễn tổng kết thành lý luận, xây dựng thành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách đó. Từ đó sinh viên có ý thức trách nhiệm cao hơn trong việc học tập, tuyên truyền, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong hoạt động thực tiễn học tập và công tác.
Thứ tư, Khi giảng dạy các môn lý luận chính trị giảng viên cần định hướng về các giá trị, chuẩn mực tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ trí thức tương lai, góp phần hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, con người phát triển toàn diện. Có thể thấy, mỗi môn khoa học sinh viên được học tại trường cao đẳng đều có vai trò to lớn trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho sinh viên, nhưng các môn lý luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục sinh viên bản lĩnh chính trị vững vàng, tự lập, tự chủ, năng động và sáng tạo bước vào cuộc sống, giải đáp và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn thế nữa, khi giảng dạy các môn học này, giảng viên cần củng cố niềm tin cho các em, để các em tin tưởng hơn khi học tập tại trường cao đẳng, vững tin hơn với ngành nghề mình đã lựa chọn, không còn dao động tâm lý, học tạm thời để ôn thi tiếp đại học...
Thực hiện được những nội dung trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng bải giảng lý luận chính trị nói chung và thực hiện tốt hơn nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy môn lý luận chính trị.
Bên cạnh việc đổi mới, nâng cao nhận thức về môn học, việc đổi mới nội dung, chương trình sao cho nội dung các môn học vừa mang tính lý luận ổn định, đồng thời thường được bổ sung, phát triển cho thích ứng với sự thay đổi của đất nước, thời đại vừa phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên cao đẳng và phù hợp với chương trình đào tạo hệ cao đẳng có vai trò hết sức to lớn.
Một mặt, về nội dung, chương trình cần được kết cấu hợp lý cả về dung lượng kiến thức cũng như thời gian dạy và học, đồng thời phải phù hợp với từng đối tượng trên cơ sở phân định khung chương trình rõ ràng. Do thời gian đào tạo tại trường cao đẳng là 3 năm với khoảng 170 đơn vị học trình, trong đó môn lý luận chính trị chiếm gần 8%, tương đương với thời lượng môn học ở trường đại học vẫn đào tạo niên chế, và nhiều hơn so với các trường đào tạo theo tín chỉ. Vì vậy cần điều chỉnh nội dung, thời lượng chương trình môn học cho phù hợp với thời gian đào tạo của sinh viên cao đẳng. Muốn thực hiện được điều này các giảng viên lý luận chính trị cần chủ động biên soạn lại đề cương môn học trên cơ sở giáo trình sẵn có và đặc biệt phải dựa trên mức độ nhận thức của sinh viên trường cao đẳng để đưa ra những nội dung và lượng tri thức phù hợp. Trong những năm vừa qua, sau quá trình giảng dạy theo giáo trình chung, các giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trường Cao đẳng Thủy Lợi bắc bộ đã nghiên cứu, biên soạn lại những nội dung trong giáo trình thành cuốn Đề cương bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với sinh viên nhà trường. Sau khi sử dụng đề cương môn học phục vụ cho quá trình học tập, đa số sinh viên trong trường đều có phản ứng rất tích cực, việc tự học, tự nghiên cứu gặp thuận lợi và trở nên dễ dàng hơn.. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Bộ môn Lý luận chính trị đã yêu cầu giảng viên môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục
nghiên cứu và hoàn thành đề cương bài giảng hai môn học này cho phù hợp với đối tượng sinh viên nhà trường.
Mặt khác, giảng viên cần có trình độ chuyên môn sâu, phông kiến thức rộng, có khả năng thuyết trình và tích cực hoá nội dung bài giảng, đặc biệt phải có kỹ năng xây dựng kế hoạch bài giảng phù hợp với từng đối tượng sinh viên cụ thể. Trong giáo trình, các nội dung đều trình bày rất cô đọng, mang tính chất lý luận chung, vì vậy giảng viên cần điều chỉnh nội dung môn học sao cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước và ngành nghề đào tạo. Ở trường cao đẳng kỹ thuật, xuất phát từ đặc điểm trình độ nhận thức của sinh viên, giảng viên có thể chủ động điều chỉnh dung lượng tri thức trong từng môn học cho phù hợp. Tùy từng chuyên ngành đào tạo, giảng viên cần lựa chọn những nội dung tri thức phù hợp, cần phân tích rõ hơn về lý luận đồng thời chỉ rõ tính thực tiễn của tri thức môn học. Ví dụ: với ngành kế toán, giảng viên cần chủ động tăng thời lượng, làm rõ hơn nội dung, ý nghĩa của lý luận về Phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa (trong môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin). Đối với sinh viên các ngành kỹ thuật, giảng viên cần chuẩn bị thêm những hình ảnh trực quan, những đoạn video sinh động, các sơ đồ cần thiết phù hợp với lối tư duy của các em nhưng cũng dần giúp các em có tư duy phù hợp với việc học tập các môn lý luận chính trị cũng như việc học tập ở trình độ cao đẳng. Sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau từ khu vực miền núi phía bắc đến duyên hải miền trung, vì vậy giảng viên cần đưa những ví dụ phù hợp với thực tiễn địa phương và đất nước, khuyến khích các em liên hệ lý luận với thực tiễn địa phương và đất nước, ngành nghề đào tạo. Đó chính là vận dụng một cách sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị.
Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho tất cả các nhà nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị trước hiện thực cuộc sống là phải nhận thức đúng đắn về giá trị
khoa học của môn học. Đồng thời có trách nhiệm giúp cho các nhà quản lý cũng như sinh viên cùng nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò thế giới quan và phương pháp luận khoa học mà các môn lý luận chính trị trang bị. Điều chỉnh lại nội dung, chương trình cho phù hợp với đối tượng sinh viên cao đẳng góp phần hiện thực hoá hiệu quả của việc vận dụng nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị.