2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng sự thống nhất giữa lý
2.2.2. Có cơ chế gắn giảng dạy lý luận chính trị với thực tiễn đất nước
Để thực hiện việc thống nhất gữa lý luận và thực tiễn thì đòi hỏi phải có cơ chế gắn gắn giảng dạy lý luận chính trị với thực tiễn đất nước. Việc tăng cường nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn nhằm nắm được tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương vận dụng vào trong nội dung bài giảng như một minh chứng sống, thuyết phục góp phần nâng cao tính thực tiễn của đào tạo, bồi dưỡng. Qua nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn, giảng viên tiếp thu được những kiến thức thực tiễn để đưa vào bài giảng, đồng thời qua đó kiểm nghiệm được giá trị khoa học và thực tiễn của những nguyên lý, phạm trù, quy luật, những chủ trương, đường lối của Đảng ta... mà lý luận trong nội dung bài học đã đề cập đến. Trên cơ sở đó, đảm bảo được sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị.
Qua nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn, giảng viên có thể kiểm tra được kết quả của việc truyền đạt nội dung kiến thức môn học mà mình đã cung cấp cho sinh viên và yêu cầu sinh viên vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra ở từng chuyên ngành từng địa phương hay các vấn đề thực tiễn đất nước, thời đại đặt ra trên cơ sở lý luận đã hợp lý chưa, đã đảm bảo nguyên tắc chưa. Qua đó, giúp cho giảng viên tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tiễn để làm rõ tính hiện thực khách quan chi phối nhận thức, quan điểm, tư tưởng của sinh viên. Trên cơ sở đó, giảng viên có sự điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với đối tượng sinh viên cụ thể. Làm được như vậy là đảm
bảo yêu cầu thống nhất cao giữa lý luận với thực tiễn góp phần khắc phục căn bệnh giáo điều, sách vở trong giảng dạy lý luận chính trị.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu thực tế, gắn giảng dạy với thực tế, mỗi trường đều có phương thức tổ chức thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường đồng thời vẫn đảm bảo tính hiệu quả của khảo sát thực tế. Các trường tạo điều kiện cho các giảng viên được đi tập huấn chuyên môn định kỳ, nhất là các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, giảng viên vừa nâng cao trình độ chuyên môn, vững vàng hơn về lý luận, nhất là với những giảng viên phải giảng dạy cả những môn không thuộc chuyên ngành được đào tạo, đây là một yêu cầu hết sức cần thiết.
Đồng thời, với mỗi môn học giảng viên cần lựa chọn phương thức đi nghiên cứu, tham quan thực tế khác nhau và tổ chức cho sinh viên học tập lý luận gắn liền với thực tiễn cũng khác nhau. Như môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, giảng viên cần kết hợp với Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức các buổi ngoại khóa, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Hồ Chí Minh, tham quan các di tích lịch sử cách mạng có liên quan đến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, các di tích lịch sử liên quan đến đường lối cách mạng của Đảng ta. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về những vấn đề, những sự kiện nổi bật mang tính chính trị, tính thực tiễn như tìm hiểu về biển đảo quê hương... Làm được điều này sẽ lôi cuốn sinh viên hăng hái hơn trong học tập và tăng thêm tính hấp dẫn, tính thuyết phục của môn học lý luận chính trị.
Do điều kiện của nhà trường, ở trường Cao đẳng Thủy Lợi và trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình I, các giảng viên lý luận chính trị thường được nhà trường tạo điều kiện cho đi học nâng cao trình độ chuyên môn, đi tập huấn hàng năm theo quyết định của Bộ Giáo dục Đào tạo. Tuy nhiên các giảng viên vẫn chưa có điều kiện để đi thực tế các cơ sở sản xuất, các di tích lịch sử liên quan đến môn học. Đó là những hạn chế cần được khắc phục.
Các trường và giảng viên lý luận chính trị cần chủ động đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo thuận lợi cho việc giảng dạy lý luận gắn với thực tiễn trong môn lý luận chính trị như: đầu tư đầy đủ giáo trình các môn học, trang bị thêm sách tham khảo, băng đĩa tư liệu phục vụ môn học lý luận chính trị. Điều này tạo thuận lợi cho sinh viên chủ động tìm hiểu tri thức môn học và có đủ tư liệu phục vụ cho các cuộc thi Ôlimpic môn học lý luận chính trị.
Để thực hiện việc vận dụng lý luận vào thực tiễn và nâng cao chất lượng gắn lý luận với thực tiễn đất nước thì một trong những nội dung không thể thiếu đó chính là hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó góp phần hoàn thiện khả năng tư duy, nâng cao tính tích cực sáng tạo trong mọi hoạt động, phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn do được rèn luyện về năng lực độc lập trong nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động mang tính khái quát hoá cao, đòi hỏi người nghiên cứu phải có khả năng tổng kết thực tiễn, vì chỉ khi tổng kết thực tiễn mới nhận biết được những điểm còn thiếu hụt đòi hỏi phải đưa ra các giải pháp để có thể bù đắp chính sự thiếu hụt đó trong lý luận. Đối với giảng viên lý luận chính trị càng trở nên cần thiết và cũng có phần thuận lợi do bản thân giảng viên đã được trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học mácxít, tạo nên lợi thế về mặt tư duy lôgíc cũng như khả năng khái quát tình tình thực tiễn tìm ra phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ cho công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn.
Bằng việc nghiên cứu khoa học, người giảng viên không chỉ nắm chắc các tri thức khoa học, nhất là tri thức chuyên môn đã được thể hiện ở trình độ nhận thức lý luận mà còn ở khả năng tiếp cận thực tiễn, cách thức giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Chính thông qua nghiên cứu khoa học, người giảng viên mới hiểu sâu sắc thấu đáo hơn lý luận, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó bổ sung, phát triển lý luận lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình. Có tham gia
nghiên cứu khoa học, giảng viên mới bám sát thực tiễn, kịp thời phát hiện ra những vấn đề mới do cuộc sống sinh động đặt ra. Trên cơ sở ấy mà tìm cách lý giải về mặt lý luận và đề xuất những phương án giải quyết kịp thời. Như thế tức là hoạt động nghiên cứu khoa học thực hiện nguyên tắc lý luận thống nhất với thực tiễn, làm cho năng lực tư duy của giảng viên cũng phát triển năng động sáng tạo và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
Nghiên cứu khoa học đối với giảng viên các trường cao đẳng là một nhiệm vụ và có định mức tính theo quy định của từng trường. Thực tế những năm qua cho thấy, không phải tất cả các giảng viên lý luận chính trị ở trường cao đẳng kỹ thuật tại Hà Nam đều tự giác nghiên cứu khoa học mà coi đây là nhiệm vụ bắt buộc nên phải tham gia cho đủ định mức, đủ tiêu chuẩn khi đăng ký thi đua. Nguyên nhân cơ bản là ở các trường kỹ thuật, các môn lý luận chính trị chỉ được coi là môn phụ và tính ứng dụng, hiệu quả của báo cáo khoa học trong các môn học này chưa thể nhìn thấy ngay được, vì vậy báo cáo khoa học thường chưa được đánh giá cao. Từ tình hình trên, trong nhiều năm qua, khoa Khoa học cơ bản, Bộ môn Lý luận chính trị ở các trường cao đẳng kỹ thuật tại Hà Nam đã tăng cường nhiệm vụ khoa học đến từng cán bộ, giảng viên vừa để hoàn thành định mức khoa học, vừa góp phần tích cực hoá nhận thức của giảng viên về vấn đề này. Từ nhiệm vụ này, tạo nên thói quen và dần trở thành nhu cầu tự thân không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nghiên cứu khoa học mà được vận dụng một cách hợp lý, chất lượng sẽ vô cùng hữu ích góp phần nâng cao năng lực tư duy khoa học của giảng viên. Đồng thời qua đó, giảng viên có thể trau dồi kiến thức thực tiễn thông qua khảo sát, nghiên cứu các góc cạnh của thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở đó, giảng viên thấm nhuần nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy và trong việc nghiên cứu khoa học của mình.
Hoạt động nghiên cứu khoa học với các giảng viên lý luận chính trị ở các trường cao đẳng tại Hà Nam được cụ thể bằng nhiều hình thức với nhiều loại sản phẩm khác nhau như đề tài khoa học cấp trường, bài viết hội thảo cấp trường, bài viết đăng trên trang web của trường, bài đăng báo... đều được tính quy đổi ra đơn vị công trình khoa học và được đánh giá để bình xét thi đua cuối năm. Đây cũng là điều kiện để bất cứ giảng viên nào cũng có thể phát huy tính chủ động, tích cực trong nghiên cứu khoa học. Mỗi bài viết đều là những nghiên cứu thực tiễn, nhất là thực tiễn giảng dạy được hình thành nên trên cơ sở những tri thức lý luận của môn giảng viên đảm nhận việc giảng dạy. Thông qua kết quả nghiên cứu khoa học mà giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, qua đó làm giàu sự hiểu biết về thực tiễn cũng như lý luận. Nhờ đó, giảng viên có cơ sở để vận dụng tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị. Do vậy, yêu cầu không ngừng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học là một giải pháp hoàn toàn thiết thực góp phần thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thưc tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị.