2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng sự thống nhất giữa lý
2.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng
viên, khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều trong giảng dạy lý luận chính trị
Hiện nay, trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, điều đầu tiên được đề cập đến, đòi hỏi tất cả mọi người đều phải đáp ứng đó chính là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Với mỗi công việc, cần căn cứ vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi người để sắp xếp cho phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ được phân công. Với môn lý luận chính trị, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện tốt công tác giảng dạy thì một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức cách mạng của người giảng viên.
Thật vậy, với tư cách là giảng viên giảng dạy trong trường cao đẳng có nhiệm vụ là phải truyền đạt những kiến thức thuộc về cơ sở lý luận và luận
giải lý luận đó trong thực tế cuộc sống càng cần phải chuẩn mực hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức. Vấn đề chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giảng dạy ở các trường cao đẳng đang là một đòi hỏi khách quan, điều đó xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng như yêu cầu công tác giáo dục, đào tạo hiện nay. Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị được giao, từ đặc thù của đối tượng đào tạo, từ thực tiễn đòi hỏi người giảng viên phải rèn luyện và nâng cao những nhân tố cơ bản tố sau:
Thứ nhất, đội ngũ giảng viên phải là những người giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất chính trị vững vàng tham gia tích cực vào việc giáo dục lý luận khoa học, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua những môn khoa học cụ thể mà mình đảm nhận. Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với giảng viên giảng dạy lý luận chính trị. Họ là những người trực tiếp truyền thụ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Bản lĩnh chính trị của người giảng viên được biểu hiện ở sự giác ngộ sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thế giới quan duy vật biện chứng; kiên định và bảo vệ con đường cách mạng Việt Nam mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, vào sức mạnh đoàn kết của nhân dân; đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, không dao động, khắc phục khó khăn, vượt qua gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Bản thân người giảng viên đứng trên bục giảng vững vàng về bản lĩnh chính trị, giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa xã hội thì mới có thể tin tưởng, hiểu và truyền thụ tri thức môn học một cách sâu sắc và mới có thể gắn lý luận với thực tiễn đất nước, thời đại từ đó tạo lập lòng tin vững chắc cho sinh viên vào cách mạng Việt Nam, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Thứ hai, đội ngũ giảng viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo chính quy. Điều đó sẽ giúp họ truyền đạt được các nội dung khoa học một cách sâu sắc. Chỉ khi trình độ chuyên môn được chuẩn hoá thì bản thân giảng viên mới đủ tự tin đứng trên bục giảng để giảng về những vấn đề mang tính lý luận, với các môn học có đặc thù tri thức ở tầm khái quát hoá, trừu tượng hoá cao trong sự phản ánh hiện thực được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, những chủ trương, đường lối... Đồng thời, các môn học này lại là khoa học lý luận cho nên dễ xa rời thực tiễn, khi giảng dạy, giảng viên phải xác định được nội dung nào cần thiết phải liên hệ thực tiễn và đưa loại hình, cấp độ thực tiễn nào thì phù hợp. Những ví dụ thực tiễn đưa vào bài giảng phải có tính điển hình, là sự kiện mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm, có ý nghĩa chung, sâu sắc. Khi đưa thực tiễn vào liên hệ phải đảm bảo tính trung thực và phải phân tích để sinh viên thấy được thực tiễn liên hệ đó có phù hợp với lý luận không, giảng viên giúp sinh viên rút ra được ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc của lý luận và ý nghĩa thực tiễn của bài học. Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của giảng viên. Bên cạch đó, nhiệm vụ của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị là giúp sinh viên xác lập được thế giới quan và phương pháp luận khoa học, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa cả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Đây là yêu cầu, nhiệm vụ không dễ đối với giảng viên. Cho nên, về phía giảng viên yêu cầu đặt ra đầu tiên phải là chuẩn hoá trình độ chuyên môn đồng thời không ngừng nâng cao trình độ cả về chuyên môn, cả về nhận thức lý luận chính trị bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của giảng viên cũng như đơn vị công tác.
Nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời với quá trình giảng dạy giúp cho giảng viên càng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Hơn bao giờ hết, hiệu quả của
quá trình dạy và học cũng như điểm gặp gỡ chung nhất giữa giảng viên và sinh viên chính là lý luận thông qua thực tiễn để chứng minh tính đúng đắn, hợp lý của mình, và qua đó cũng bộc lộ cả phương diện chưa đúng đắn, chưa hợp lý của lý luận. Qua đó, chính thực tiễn lại góp phần bổ sung, hoàn thiện, điều chỉnh cho lý luận sao cho đúng đắn và phù hợp. Biểu hiện của quan hệ này thông qua quá trình giảng dạy và học tập lý luận chính trị vừa sâu sắc vừa cụ thể. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với giảng viên là không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tiến tới việc chuẩn hoá và cao hơn, về trình độ đối học viên về văn bằng, chứng chỉ chuyên môn. Hiện nay, đội ngũ giảng viên của các trường cao đẳng kỹ thuật tại Hà Nam đạt 60% có trình độ trên đại học (trong đó gần 8% có trình độ tiến sỹ). Trong thời gian tới, nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn sẽ còn được đẩy mạnh hơn nữa đó là kế hoạch mà các trường đã đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại - thời đại của tri thức khoa học, tất yếu trình độ của những nhà nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị cũng phải được nâng lên tương ứng đảm bảo tính thống nhất cao giữa lý luận và thực tiễn, giữa khách quan và chủ quan, giữa nhận thức và hành động.
Thứ ba, đội ngũ giảng viên phải có năng lực sư phạm tốt, với phương pháp giảng dạy phù hợp lôi cuốn sinh viên vào bài giảng của mình, giúp sinh viên nắm chắc kiến thức, say mê với môn học thông qua đó mà thế giới quan khoa học của các em ngày càng được củng cố và nâng cao, đồng thời giảng viên phải là người giải quyết tốt những tình huống, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy đặt ra.
Phương pháp giảng dạy đóng vai trò là phương thức chuyển tải nội dung bài học từ giảng viên tới sinh viên. Một nguyên tắc mang lại hiệu quả cao cho việc dạy và học đó chính là tích cực hoá trong phương pháp mà giảng viên là người chủ động lựa chọn phương pháp và áp dụng vào thực tế giảng dạy của mình. Giảng dạy các môn lý luận chính trị chủ yếu là lý luận vì vậy
đòi hỏi người giảng viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nội dung từng bài, phù hợp với từng đối tượng sinh viên. Thông thường với môn học này, giảng viên thường kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề, sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong các giờ học lý thuyết và thường sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong các giờ thảo luận. Tuy nhiên, với một số giảng viên hiện nay thuyết trình là chủ yếu do tâm lý ngại thay đổi, và do năng lực thực hành phương pháp còn hạn chế nên ngại kết hợp các phương pháp giảng dạy tích cực vào trong giảng dạy lý luận chính trị. Trên thực tế, việc thuyết trình sao cho có hiệu quả cũng là một nguyên tắc quan trọng và khó chứ không dễ như quan niệm thuyết trình thường thấy ở giảng viên. Thuyết trình có hiệu quả liên quan đến hàng loạt các yếu tố như trình độ chuyên môn phải vừa sâu vừa rộng, năng lực sử dụng ngôn từ phải phong phú, chính xác, hợp lý, hiệu quả, nội dung chuẩn bị phải công phu, đầy đủ, lôgíc, có khả năng thu hút, lôi cuốn sự chú ý của sinh viên, có khả năng điều khiển sinh viên bằng mắt, thái độ, cử chỉ... Để hội tụ đầy đủ các yếu tố trên không phải giảng viên nào cũng có.
Thực tế cho thấy, không hoàn toàn do tri thức các môn lý luận chính trị trừu tượng, xa thực tiễn mà là do giảng viên chưa vận dụng tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với nội dung môn học phù hợp với đối tượng sinh viên. Vì vậy, cần chống lại thói quen ngại thay đổi của một số giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, cho rằng chỉ cần một giáo án chuẩn bị tốt có thể dịch chuyển qua tất cả các lớp mà không phải tốn công sức chuẩn bị máy móc, phương tiện hỗ trợ hay những giảng viên không có thói quen thay đổi bài giảng cho phù hợp với đối tượng trong từng ngành nghề. Muốn vận dụng tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị thì bản thân giảng viên cần thấy rõ vai trò của các phương pháp giảng dạy tích cực kết hợp với các phương tiện hiện đại, góp phần tạo nên cái
nhìn mới cho môn học này. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần chủ động tích cực hoá vai trò của sinh viên, giảng viên chỉ đóng vai trò giới thiệu những tri thức thuộc phần lý luận và hướng dẫn sinh viên vận dụng, liên hệ với thực tiễn. Qua đó, giảng viên có thể khai thác được nhiều thông tin và điều chỉnh được nội dung bài giảng sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của sinh viên. Phương pháp giảng dạy nào cũng có điểm mạnh riêng, nếu giảng viên vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương pháp đó phù hợp với nội dung cụ thể của bài giảng và đối tượng sinh viên cụ thể sẽ góp phần nâng cao chất lượng bài giảng. Đồng thời sinh viên có cơ hội thể hiện mức độ nhận thức, sự am hiểu thực tiễn ngay trên lớp thông qua quá trình trao đổi, tranh luận trực tiếp gắn với nội dung bài học, tạo nên bầu không khí sinh động, cởi mở cho lớp học cũng như cái nhìn mới cho các môn lý luận chính trị vốn rất khó thu hút người học bấy lâu nay. Như vậy, giảng dạy lý luận chính trị hiện nay đòi hỏi vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy mà còn tích cực hoá các phương pháp ấy, đồng thời kết hợp linh hoạt các phương pháp khác nhau góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học ở các trường cao đẳng nói chung và nâng cao hiệu quả việc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị nói riêng.
Bên cạnh việc vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy, giảng viên cần xử lý các tình huống trên lớp một cách chính xác, linh hoạt. Bản thân lý luận trong bài học chỉ mang tính định hướng ví dụ như môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường nên có nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ở một số địa phương đi ngược lại những lý luận đã đề cập và trong giờ học sinh viên thường đặt ra các câu hỏi, đưa ra nhiều tình huống để giảng viên lý giải nhằm được củng cố tri thức liên quan đến bài học cũng như thỏa mãn những thắc mắc của bản thân. Trong những trường hợp như vậy, giảng viên lý luận chính trị vừa phải thể hiện bản lĩnh, lập trường chính trị vững vàng vừa phải xử lý tình
huống hợp lý sao cho sinh viên vừa được lý giải vấn đề một cách khoa học đúng với tri thức bài học đồng thời các em được rèn luyện thêm về thế giới quan, phương pháp luận và về bản lĩnh chính trị từ đó giảng viên khuyến khích sinh viên tíc cực hơn nữa trong quá trình học tập, chỉ rõ cho các em thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn..
Như vậy, việc nâng cao năng lực sư phạm cho giảng viên là tổng hợp những phẩm chất cá nhân giúp cho hoạt động giảng dạy của họ nhanh chóng thành thạo và đạt hiệu quả cao, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu giáo dục và đào tạo. Nó bao gồm năng lực giao tiếp, thuyết phục cảm hóa và định hướng đối tượng người học; năng lực thực hiện quy trình giảng dạy; năng lực phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của người học.
Trong quá trình giảng dạy còn bao gồm cả kiểm tra và thi. Do vậy, để vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị thì cần phải lựa chọn hình thức kiểm tra, thi hợp lý, phù hợp. Kiểm tra, thi là một hình thức sinh viên trả bài trên cơ sở yêu cầu của người dạy. Thi là hình thức được lựa chọn để đánh giá chất lượng chung cho cả dạy và học. Đặc biệt là đối với sinh viên, cho thấy hiệu quả của việc tiếp thu tri thức khoa học lý luận đến đâu và được hiểu như thể nào. Tuỳ vào mục tiêu của việc đánh giá mà có thể lựa chọn hình thức kiểm tra, thi theo dạng luận, trắc nghiệm hay vấn đáp. Mỗi một dạng lại có những ưu điểm và hạn chế riêng nhưng thường áp dụng trong các trường cao đẳng kỹ thuật hiện nay đó là thi luận và trắc nghiệm. Điều đó, đặt ra cho phía giảng viên là thiết kế câu hỏi dành cho thi luận như thế nào để có thể khai thác được tính chuẩn xác về kiến thức lý luận và đánh giá được năng lực thực tiễn vận dụng lý luận vào giải quyết các vấn đề cụ thể của sinh viên. Đồng thời, khi thiết kế một đề thi trắc nghiệm phải đảm bảo hệ thống lôgic của các tri thức trong môn học nhưng cũng phải phân loại được sinh viên khá giỏi. Điều đó phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn cũng như năng lực sư phạm của người giảng viên.
Như vậy, yêu cầu đặt ra cho bất cứ một chương trình đào tạo nào, với bất cứ môn học nào cũng cần phải kiểm tra đánh giá. Hình thức để kiểm tra, đánh giá chính là việc sinh viên làm các bài kiểm tra định kỳ, bài thi cuối học phần. Căn cứ vào kết quả thi, kiểm tra là cơ sở khách quan cho việc điều chỉnh nội dung, phương pháp... trong quá trình giảng dạy mà giảng viên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc. Đó chính là góp phần trực tiếp vào việc vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường cao đẳng kỹ thuật hiện nay.
Có thể khẳng định rằng, khi thực hiện tốt việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người giảng viên sẽ nắm vững những lý luận của môn học, đủ khả năng đưa lý luận để luận giải những vấn đề trong mỗi ngành nghề đào tạo của đơn vị cũng như các vấn đề mà thực tiễn đất nước, thời đại đặt ra. Đồng thời, họ còn vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy cũng như lựa chọn