Nội dung và những thành tựu đạt được trong việc thực hiện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng (Trang 64 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Cao Bằng

2.2.2. Nội dung và những thành tựu đạt được trong việc thực hiện chính

nhiều hoạt động phong phú, đa dạng theo chủ trương cơ bản về xóa đói giảm nghèo là: thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình địa phương với mục tiêu xóa các hộ đói và giảm các hộ nghèo. Tiếp tục tăng nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng phục vụ người nghèo sản xuất. Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm cho các hộ nông dân.

2.2.2. Nội dung và những thành tựu đạt được trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo chính sách xóa đói giảm nghèo

Chính sách xóa đói giảm nghèo bao gồm các chương trình, dự án và các quyết định hướng tới xóa đói giảm nghèo của Chính phủ nên cách hình thức

hoạt động phong phú và đa dạng. Tỉnh Cao Bằng đã áp dụng và làm công tác xóa đói giảm nghèo với nhiều hình thức khác nhau và đã thu được nhiều kết quả.

Trong nhiều năm liên tiếp tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành các chương trình, dự án chung của quốc gia.

Chương trình cứu trợ lương thực thường niên được Chính phủ thực hiện hầu như hàng năm, xuất phát từ thực tế là một bộ phận người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, do nhiều nguyên nhân như năng suất trồng trọt giảm sút và bấp bênh, mất mùa, luôn thiếu lương thực trong mùa giáp hạt, vì vậy, Chính phủ tổ chức đưa gạo xuống cứu đói cho người dân.

Thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo an toàn cuộc sống cho mọi thành viên cộng đồng, bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh… Trong những năm qua, với sự nỗ lực thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của cơ quan các ngành, đoàn thể và sự tự vươn lên thoát nghèo của người dân địa phương.

Để cụ thể hóa “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998 – 2000” tỉnh Cao Bằng đã thực hiện chương trình hỗ trợ “Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” (trước giai đoạn 2006

– 2010). Tỉnh Cao Bằng cũng áp dụng “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa”. Đây là

chương trình xóa đói giảm nghèo dành riêng cho người dân tộc thiểu số, vì đa số các xã đặc biệt khó khăn là các xã có đông người dân tộc thiểu số sinh sống. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là chương trình 135), giai đoạn II thực hiện trên địa bàn tỉnh được trên 4 năm và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc; dự án phát triển

cơ sở hạ tầng thiết yếu; dự án đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng; chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Ngày 01/2/2007, Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị 19 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong thực hiện chương trình 134 và chương trình 135, giai đoạn II trên địa bàn tỉnh. Hội đồng Nhân dân tỉnh đã thông qua 3 nghị quyết về các chính sách thực hiện chương trình; Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Từ tỉnh đến xã, thành lập ban chỉ đạo, ban giám sát; công tác thống kê, khảo sát nhu cầu ở từng địa phương được chuẩn bị chu đáo.

Tỉnh Cao Bằng đã thu được những kết quả tốt khi thực hiện chương trình xây dựng trung tâm cụm xã. Các xã của các huyện trong tỉnh đã xây dựng được nhiều nhà văn hóa, trụ sở làm việc nhằm hỗ trợ cho các bản làng của địa phương hoạt động văn hóa, chính trị thuận tiện hơn. Những trung tâm kinh tế - xã hội được xây dựng sẽ làm đòn bẩy cho phát triển mọi mặt của các cụm xã ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Kết quả thực hiện Kế hoạch xây dựng trụ sở cấp xã, tỉnh đã thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở xã bằng lồng ghép nguồn vốn được Trung ương giao, trong 04 năm thực hiện (từ 2006 – 2010) có 31/30 trụ sở xã hoàn thành đưa vào sử dụng, đạt 103% so với kế hoạch đề ra, cụ thể: huyện Hoà An 02 xã, Nguyên Bình 04 xã, Phục Hoà 01 xã, Hà Quảng 05 xã, Hạ lang 03 xã, Trà Lĩnh 02 xã, Bảo Lâm 01 xã, Bảo Lạc 05 xã, Thị xã Cao Bằng 01 xã, Trùng Khánh 02 xã Quảng Uyên 01 xã, Thông Nông 04 xã. Đến nay, toàn tỉnh đã có 108/199 xã, phường, thị trấn có trụ sở làm việc, đạt 54,27% (mục tiêu của chương trình số 15-CTr/TU đến năm 2010 là 60%). Các huyện trong tỉnh đã chủ động lồng ghép nhiều nguồn vốn của địa phương để đầu tư cải tạo, sửa chữa các công trình đã quá xuống cấp, góp phần ổn định nơi làm việc cho cấp

trụ sở và 01 xã chuẩn bị tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo quy định. Đồng thời, tỉnh cũng đầu tư xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị và trung tâm giáo dục thường xuyên ở các huyện, thị và trong việc thực hiện đầu tư xây dựng Trung tâm giáo dục thường xuyên trong những năm gần đây cũng đạt nhiều thành tựu đáng kể, dự kiến đến hết năm 2010 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu tiến độ đã đề ra [ 65].

Cao Bằng đã áp dụng những chính sách, chương trình, các dự án hỗ trợ đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện để những người nghèo hòa nhập với cả nước về đời sống và thu nhập. Đối tượng của chương trình này là các hộ gia đình đặc biệt khó khăn thuộc vùng sâu, vùng xa, các xã vùng III. Ngoài ra, còn hỗ trợ lương thực, đồ dùng sinh hoạt cho người dân, cho vay không tính lãi có giới hạn để người dân tập trung vào phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng các cơ sở vật chất sản xuất và hạ tầng công cộng. Các chương trình, dự án của Đảng, Nhà nước thực hiện đã và đang từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nâng cao trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo hiệu quả

Theo Quyết định ngày 15/4/1994 được bổ sung bởi Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31-3-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giá, trợ cước cho người dân, hiện nay, tỉnh Cao Bằng vẫn áp dụng Chính sách trợ giá, trợ cước đối với các huyện, xã nghèo. Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng các mặt hàng giống cây trồng, phân bón, vận chuyển giống thuỷ sản, hỗ trợ giữ giống lợn gốc, các mặt hàng hỗ trợ đời sống như muối I ốt, dầu hoả, bao tiêu sản phẩm nông sản các đơn vị chủ động hướng dẫn các địa phương đăng ký nhu cầu giống, vật tư theo chính sách trợ giá trợ cước. Trên cơ sở đó, các đơn vị cung ứng tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ danh sách để đảm bảo đúng địa bàn, đối tượng. Các doanh nghiệp cung ứng các mặt hàng chính sách đã chủ động khai thác nguồn hàng, tăng cường mở rộng các

điểm bán hàng, đại lý bán lẻ, tổ chức vận chuyển hàng đến các cụm vùng cao, vùng khó khăn để kịp thời phục vụ đồng bào. Một số đơn vị còn tiến hành ứng trước lương thực cho nông dân, để đến vụ thu hoạch đối lưu, trao đổi sản phẩm.

Hiệu quả của chính sách trợ giá trợ cước cho những người khó khăn đã phát huy tác dụng, góp phần giải quyết những khó khăn về đời sống và thúc đẩy sản xuất, xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Giá cả thị trường có nhiều biến động, giá xăng dầu tăng kéo theo giá các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cũng tăng, gây khó khăn cho các đơn vị được giao nhiệm vụ cung ứng, phần nào ảnh hưởng đến đời sống của bà con, hạn chế việc đầu tư cho sản xuất. Để công tác triển khai thực hiện tốt chính sách trợ giá trợ cước trong những năm tiếp theo, tỉnh Cao Bằng đang đề xuất với Chính phủ tăng chỉ tiêu kinh phí trợ giá trợ cước, cân đối với lượng hàng cung ứng, để đảm bảo đủ hàng cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách, tăng mức trợ giá, trợ cước cho người dân.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc, từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã triển khai Chương trình 135 giai đoạn II về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa với tổng số vốn trên 790 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư xây dựng 825 công trình đường giao thông, thủy lợi trường học, trạm y tế, chợ xã; tổ chức 973 lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho trên 56.700 lượt cán bộ cơ sở và cộng đồng; đào tạo nghề cho 1.677 thanh niên lao động; hỗ trợ phát triển sản xuất cho trên 30.000 hộ nghèo với số tiền 123 tỷ đồng; hỗ trợ các dịch vụ cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, trợ giúp pháp lý, chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo trên 74 tỷ đồng [ 65].

Với sự nỗ lực của các cấp, ngành, từng địa phương, sau hơn 4 năm thực hiện chương trình, toàn tỉnh đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. Chương trình 135, giai đoạn II cùng với các chương trình khác thực sự làm thay đổi bộ

xuất, đời sống tiếp tục được đầu tư xây dựng và phát huy tác dụng, thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội, xoá đói giảm nghèo. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, bắt đầu hình thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế theo mô hình trang trại và dịch vụ nông nghiệp. Các nghề thủ công truyền thống từng bước được khôi phục, mở rộng. Các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như: nước sinh hoạt, nước sản xuất, đường giao thông, nơi khám chữa bệnh, trường học... từng bước được đầu tư. Các trung tâm cụm xã, một số chợ nông thôn đã hình thành, tạo điều kiện cho nông dân tiêu thụ nông sản giao lưu hàng hoá. Toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho 72.862 lượt người gồm các nội dung như: công tác dân tộc, tôn giáo, khuyến nông, khuyến lâm, công tác quản lý đầu tư các công trình xây dựng xây dựng cơ bản, bồi dưỡng kiến thức pháp luật... Trình độ nhận thức của cán bộ, cộng đồng được nâng lên, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều người dân đã mạnh dạn đứng ra thành lập các tổ dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, một số hợp tác xã được thành lập và làm ăn có hiệu quả. Thông qua chương trình, các vùng nghèo, các hộ nghèo được hưởng một số chính sách như hỗ trợ học sinh, hỗ trợ hoạt động văn hoá, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi ... tạo điều kiện cho các hộ nghèo từng bước vươn lên

Trong quá trình thực hiện chương trình 135, giai đoạn II, tỉnh đã phát huy được một số nguồn lực tại chỗ và cộng đồng, nhân dân địa phương đã đóng góp đất, công sức xây dựng các công trình, các cơ quan, doanh nghiệp ủng hộ các xã nghèo về vật chất, xây dựng các đề án, dự án xoá đói giảm nghèo cho các xã. Chương trình đã phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo nên sự đồng thuận trong nhân dân, tỉnh đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng gắn bó.

Tỉnh Cao Bằng tích cực áp dụng “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”. Đây là một chương trình phát

triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các dân tộc thiểu số ở 61 huyện nghèo trong cả nước. Ở tỉnh Cao Bằng có 5 huyện là Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Hà Quảng, Hạ Lang đang áp dụng chương trình này sao cho đến năm 2020 có thể ngang bằng với các huyện khác trong khu vực.

Sau 3 năm triển khai, thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững tại 5 huyện nghèo của tỉnh là: Hạ Lang, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lâm, Bảo Lạc bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể. Cụ thể,: Tỷ lệ hộ nghèo trung bình của 5 huyện giảm xuống dưới 40%; 3.529 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; 100% hộ nghèo được tiếp cận các chính sách hỗ trợ việc làm, tăng thu nhập; hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư, nâng cấp; sản xuất nông nghiệp dần chuyển dịch theo hướng hàng hóa [65].

Với tổng số vốn đã đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững cho các huyện nghèo, việc thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện hiện chính sách giáo dục đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động.

Về xây dựng cơ bản, trong 3 năm triển khai xây dựng 271 công trình, trong đó có 33 công trình trường học; 78 công trình giao thông; 16 công trình điện dân sinh; 16 công trình ổn định dân cư; 26 công trình Ủy ban nhân dân xã.... Thực hiện chính sách khác, 5 huyện nghèo đã có 3.529 hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 100% con em hộ nghèo được miễn giảm học phí; 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số, nhân dân các xã đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 16.365 hộ nghèo được vay vốn phát triển kinh tế với mức lãi xuất 0%.

Bằng nguồn vốn của Chính phủ và sự vào cuộc, hỗ trợ của các tổng công ty, doanh nghiệp, mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững tại 5 huyện

Tỷ lệ hộ nghèo của 5 huyện giảm xuống còn dưới 40%, trung bình giảm 5%/năm/huyện; hoàn thành 100% mục tiêu hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo; việc giao đất, giao rừng cho hộ nghèo cơ bản hoàn thành; chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo phương thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng giống mới có năng suất cao bước áp dụng tại một số địa phương, tạo bước chuyển biến rõ nét... Để Nghị quyết 30a của Chính phủ đạt hiệu quả cao, vững chắc, thời gian tới, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Các cấp, ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng quy chế, phân cấp hoạt động cụ thể theo từng cấp. Tập trung ưu tiên vốn cho hỗ trợ sản xuất, đào tạo, dạy nghề; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời các đối tượng thuộc diện hỗ trợ cần nỗ lực, chủ động hơn trong sản xuất, vươn lên thoát nghèo [ 56].

Đối với các dự án giảm nghèo như Chương trình 30a, chương trình 135 giai đoạn II, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã tạo việc làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Thông qua các chương trình, dự án đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giảm tỷ lệ hộ ngèo đầu năm 2011 là 38,06% xuống còn 32,98% vào cuối năm 2011, và 28,22% vào cuối năm 2012. Năm 2013 toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% trở lên [56].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)