Tính tất yếu về mặt lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng (Trang 27 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Tính tất yếu của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

1.2.1. Tính tất yếu về mặt lý luận

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân là xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin vạch ra đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và có kết quả vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xã hội không có áp bức bóc lột; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, làm theo năng lực, phân phối theo lao động; đời sống vật chất và tinh thần cao; con người được phát triển toàn diện; xã hội công bằng, bình đẳng; có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; nhà nước của toàn dân.

Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng được nêu trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) là thành quả của công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay để tạo nên mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng đã thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

Đặc trưng thứ nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đây là đặc trưng phổ quát, có tính bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn so với các chế độ xã hội trước đó. Xây dựng xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” là quá trình vô cùng khó khăn, gian khổ và lâu dài trong hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam là một đất nước còn nghèo, đang phát triển. Để trở thành xã hội xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng nêu trên thì toàn Đảng, toàn dân ta phải nỗ lực sáng tạo, chiếm lĩnh các đỉnh cao của xã hội.

Đặc trưng thứ hai, do nhân dân làm chủ.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Để có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân.

Đặc trưng thứ 3, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.

Nền kinh tế phát triển là cơ sở để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh để

hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Từ đó, Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao - điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội chủ nghĩa.

Đặc trưng thứ tư, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đặc trưng này thể hiện khái quát, nhân văn của văn hóa nhân loại ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc.

Đặc trưng thứ năm, Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Về phương diện con người, chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có con người xã hội chủ nghĩa phải xác định và hiện thực hóa hệ giá trị phản ánh nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Nhu cầu, nguyện vọng thiết thực của con người Việt Nam hiện nay là: có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.

Đặc trưng thứ sáu, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Đặc trưng này đòi hỏi những yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại bền vững của xã hội lành mạnh. Bình đẳng và đoàn kết chính là nền tảng của sự tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Tôn trọng và giúp nhau không chỉ là tình thương, lòng nhân đạo, mà thực sự là đòi hỏi, yêu cầu, trách nhiệm và điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng, dân tộc; là một

tiêu chuẩn quan trọng của xã hội phát triển. Đoàn kết toàn dân, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc đã làm nên thành công của cách mạng Việt Nam, tinh thần đó, phương châm đó sẽ là những nét đặc sắc của giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc trưng thứ bảy, Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Nhà nước pháp quyền là một hình thức quản lý nhà nước trên một trình độ cao và hiệu quả. Nó điều hành hoạt động của các cơ quan nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Đặc trưng thứ tám, Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Việt Nam luôn luôn khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác giữ nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế…Đảng và Nhà nước ta chủ trương hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực đã chứng minh một cách sinh động tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng, thể hiện trong đặc trưng về quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình vận động, chuyển hóa liên tục. Điều đó đặt ra cho Đảng ta trọng trách là phải không ngừng đổi mới tư duy, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa tiếp tục khám phá ra những vấn đề, những nội dung, những đặc trưng mới, vừa sáng suốt lãnh đạo toàn dân ta xây dựng xã hội đạt tới các phẩm chất và các giá trị, vươn tới các đặc trưng mới của xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai.

Tuy nhiên, để xây dựng một xã hội phồn thịnh như vậy thì điều tất yếu là phát triển kinh tế thị trường một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn. Nhờ phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua.

Kinh tế thị trường đã phát huy những ưu điểm của nó, cơ chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Do đó, làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả; sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng và cơ cấu của sản xuất với khối lượng và cơ cấu nhu cầu của xã hội. Nhờ đó ta có thể thoả mãn tốt nhu cầu tiêu dùng cá nhân về hàng ngàn, hàng vạn sản phẩm khác nhau. Nhiệm vụ này nếu để Nhà nước làm sẽ phải thực hiện một số công việc rất lớn, có khi không thực hiện được và đòi hỏi chi phí cao trong quá trình ra các quyết định; cơ chế thị trường kích thích đổi mới kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Sức ép của cạnh tranh buộc những người sản

xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất như không ngừng đổi mới kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả; cơ chế thị trường thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu. Trong nền kinh tế thị trường, việc lưu động, di chuyển, phân phối các yếu tố sản xuất, vốn đều tuân theo nguyên tắc của thị trường; chúng sẽ chuyển đến nơi được sử dụng với hiệu quả cao nhất, do đó các nguồn lực kinh tế được phân bố một cách tối ưu; sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của cơ quan nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trước những điều kiện kinh tế biến đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội.

Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cơ chế thị trường cũng có những hạn chế vốn có của nó.

Thứ nhất, cơ chế thị trường chỉ phát huy tác dụng đầy đủ khi có cạnh

tranh hoàn hảo, khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, thì hiệu lực của cơ chế thị trường bị giảm. Chẳng hạn xuất hiện độc quyền, các nhà độc quyền có thể giảm sản lượng, tăng giá để thu lợi nhuận cao, mặt khác, khi xuất hiện độc quyền, thì không có sức ép của cạnh tranh đối với việc đổi mới kỹ thuật.

Thứ hai, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa,

vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế - xã hội không được bảo đảm.

Thứ ba, phân phối thu nhập không công bằng, vì vậy sự tác động của

cơ chế thị trường sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, sự phân cực về của cải, tác động xấu đến đạo đức và tình người.

Thứ tư, một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần tuý điều tiết khó tránh

Do cơ chế thị trường có một loạt các nhược điểm vốn có của nó, nên trong thực tế không tồn tại cơ chế thị trường thuần tuý, mà thường có sự can thiệp của Nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường.

Cơ chế thì trường cũng đã phân chia xã hội thành các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau, sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống.

Sự phân tầng xã hội đã tác động nhất định của nó đối với kinh tế- xã hội Việt Nam. Nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự chênh lệch về thu nhập, mức sống ngày càng rõ nét hơn, trong đó phân hóa giàu nghèo giửa thành thị và nông thôn đang là một trong những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay.

Phân hóa giàu nghèo lại chứa đựng nhiều mặt tiêu cực là dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội, những người giàu thì giàu thêm còn những người nghèo thì ngày càng nghèo đi.

Phân hoá giàu nghèo còn gây ra sự chênh lệch và mâu thuẫn về văn hóa trong xã hội. Ngoài sự chênh lệch về vất chất, những người nghèo còn thiệt thòi về giá trị tinh thần, họ không có hoặc rất ít để được tiếp cận các loại hình dịch vụ văn hoá tiên tiến, đặt biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo.

Nước ta đang trong thời kỳ hóa độ lên chủ nghĩa xã hội, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, để xóa bỏ những bất công như phân hóa giàu, nghèo hiện nay là điều tất yếu. Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại, việc

giải quyết tình trạng phân hóa giàu nghèo càng trở nên khó khăn. Trong

những năm qua Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực và làm hết sức mình để thu hẹp và xóa bỏ những bất công tồn tại trong xã hội như : xóa đói giảm nghèo,

có sự ưu tiên và quan tâm và sâu sắc hơn đối với người nghèo, các gia đình chính sách…Trong tương lai, việc thực hiện xóa đói giảm nghèo cần có những hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, sự ủng hộ cả về vật chất lẩn tinh thần để họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)