Thời gian của “đêm”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu (Trang 94 - 106)

Chương 3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

3.2.3. Thời gian của “đêm”

Thời gian của đêm là khoảng thời gian con người nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, nhưng trong tiểu thuyết Lê Lựu thời gian của đêm hiện diện như thời gian chính của các sự kiện. Với Giang Minh Sài, đêm tối thực sự là khoảng thời gian mà anh yêu thích để được sống là chính mình. Sinh ra trong một gia đình có lối sống phong kiến đặt danh dự gia tộc lên trên tất cả, là nạn nhân của tập tục tảo hôn, Sài có bổn phận “giấy rách phải giữ lấy lề”. Dù không yêu vợ nhưng cũng không dám công khai thể hiện, Sài rất sợ tiếng bàn tán ở bất cứ chỗ nào, anh chỉ yêu vợ ở những chỗ đông người. Sài phải sống hai cuộc đời, “Ban ngày ở chỗ công chúng là con người giả sống cho vừa lòng mọi người: yêu vợ. Ban đêm khi có một mình là con người thật. Không thể nào chung sống với một con người mà mình ghét từ đầu đến chân” [29; 41]. Đêm tối cũng là người bạn tri âm, tri giao trong suốt những ngày lăn lộn trong chiến trường, đó là khoảng thời gian Sài sống thật với lòng mình nhất, những cảm xúc, những tình cảm yêu thương đối với Hương – mối tình đầu trong sáng và cũng đầy đẹp đẽ trong Sài.

Trong Chuyện làng cuội, với bà Đất, đêm tối là người bạn đường chứng kiến nỗi đau thân phận: bị Tổng Lỡi cưỡng bức trong đêm tối ở đầm Cuội. Chính sự kiện này đã khép lại quãng đời trong sáng và yên bình của cuộc đời bà Đất, và cũng từ đó mở ra một trang mới trong cuộc đời đầy đau khổ, ê chề và nhục nhã của bà. Bao lần nghĩ đến cái chết, nhưng bà đều phải cắn răng sống để mà nuôi con. Trong cuộc đời mấy chục năm thăng trầm, những quyết định của cuộc đời bà đều diễn ra vào ban đêm. Mọi nỗi đau của bà Đất vừa được đêm tối che giấu, đồng lõa, lại vừa là chứng nhân trung thực, thành thật nhất. “Đêm tối ở làng Cuội cũng vắng lặng âm thầm như mọi làng quê nhưng với bà lão Đất thì nó

vừa là người che giấu tội lỗi, vừa là viên quan tòa nghiệt ngã, vừa là người bạn đường tin cậy, vừa là ma quỷ ẩn nấp sau từ bi. Với bà được run rẩy yêu thương hay bị cào xé hành hạ, được ngẩng mặt tươi cười nhìn chúng bạn hay cứ mãi cắn hai hàm răng lại nuốt nước mắt vào lòng…” [31; 28].

Việc bà Đất nhắm mắt xuôi tay ra đi trong đêm tối là giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng. Bà ra đi trong đêm tối với khát vọng được giải thoát khỏi cuộc đời đầy cay đắng mà chưa một ngày được sống những ngày hạnh phúc.

Sóng ở đáy sông, đêm tối là điểm mốc đánh dấu bước ngoặt không thể nào quên trong cuộc đời nhiều thăng trầm của Núi. Niềm hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu với Hiền, nỗi đau khổ vì bị người cha ruồng bỏ, những tội lỗi của một kẻ lưu manh, những giày vò, sám hối của một tâm hồn luôn khao khát hướng thiện. Những diễn biến cuộc đời Núi luôn được nhà văn theo sát, hắn đi giữa đêm mưa gió, “hắn lao đi trong đêm mưa sấm chớp lúc 12h đêm. Một đêm mà chắc cả ông và hắn đều ghi nhớ suốt cả cuộc đời của mỗi người.” [30; 122]. Núi bước vào con đường trộm cắp, chính đêm tối lại là người bạn đồng hành che giấu tội lỗi cho hắn. Từ Hà Nội – Hải Phòng – Bắc Giang, nơi đâu cũng ghi dấu sự có mặt của Núi.

Thời gian ban đêm trong Hai nhà gắn với nỗi vất vả của cuộc sống gia đình và bi kịch hôn nhân của Tâm. Thời gian buổi tối là khoảng thời gian Tâm dành cho việc nghe ngóng tiếng nước chảy nơi bể nước công cộng. Sự hi sinh vì vợ vì con đã khiến Tâm không còn tâm trí cho chuyên môn nghề nghiệp của mình. “Để tránh bị ngủ quên sau khi giặt giũ, rửa dọn xong, Tâm vác ghế tựa ra án ngữ ở cửa ra vào, ngồi quay mặt ra, hai tay đặt lên thành ghế, tì quai hàm vào đấy vừa ngủ vừa canh nước và coi nhà. (…) Mỗi khi nghe được tiếng nước rỉ ra ở cái vòi đã mở sẵn, là anh giật mình rón rén đi chân không (có khi chân đi tất cũng

không kịp xỏ dép) vội vàng bê cả nón mê và rổ rách có chiếc xô hoặc thùng đặt trên đó ra xếp hàng (…) một mình cũng xếp hàng” [32; 58]. Bóng đêm như người bạn đồng hành cùng Tâm nhưng cũng có những lúc anh phải trốn chạy nó khi anh nhận ra bộ mặt thật của người vợ lăng loàn. “Cứ mỗi đêm, khi bóng tối sập xuống là trời lại như rộng ra, nỗi buồn tràn ngập mênh mang dìm Tâm trong căn phòng vắng lặng, anh phải vội vã dắt xe ra khỏi nhà, vội vã đạp đi như kẻ chạy trốn bóng đêm của căn phòng của cơ quan [32; 203]. Tâm bắt đầu chạy trốn bóng đêm bởi nó nhắc nhở anh về những giây phút đoàn tụ gia đình, buổi tối là sự sum vầy của cuộc sống gia đình, vợ chồng cùng con cái đoàn tụ ăn cơm hạnh phúc biết bao, nhưng giở đây nó với Tâm đã là sự xa vời.

Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu cũng đa dạng như cuộc sống vốn có của nó, thời gian chính ban ngày cũng như thời gian buổi đêm đều là những khoảng thời gian diễn ra những sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật. Nếu những nhà văn hiện thực lấy bối cảnh thời gian đêm để phản ánh cuộc sống ngột ngạt, tù túng không lối thoát của xã hội Việt Nam trước cách mạng. Bước sang tiểu thuyết thời kì đổi mới với những nhà văn như Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường hay Lê Lựu… cũng lấy bối cảnh đêm tối cho tác phẩm của mình nhưng là để diễn tả những mối quan hệ, những biến cố của số phận nhân vật

 Như vậy qua cả bốn cuốn tiểu thuyết mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên, hai yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật là hai yếu tố vô cùng quan trọng làm nên thành công cho mỗi tác phẩm. Việc nhà văn Lê Lựu đặt cốt truyện của mình vào những bối cảnh không gian, thời gian thích hợp đã mở ra một bức tranh xã hội vô cùng phong phú trong đó có đủ những loại người, mỗi người một tính cách với những số phận khác nhau tạo nên sự đa dạng của cuộc sống. Có thể nói nhà văn như hòa mình trong từng hoàn cảnh đó mới có thể lột tả được từng ngóc ngách của cuộc sống. Không gian thời gian nghệ thuật trong sáng tác

của ông luôn vận động luân chuyển theo cuộc đời của mỗi nhân vật, nó vừa có chức năng phản ánh hiện thực của đời sống bộn bề, vừa khơi sâu thế giới tâm hồn phức tạp của con người, đồng thời cũng góp phần bộc lộ tư duy nghệ thuật và tài năng của người nghệ sĩ.

KẾT LUẬN

Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới là sự tiếp nối dòng cảm hứng sử thi của văn học giai đoạn 1945 – 1975, tuy nhiên ở thời kì này, tiểu thuyết đã khắc phục cái nhìn lý tưởng hóa từ cảm hứng tự hào, ngợi ca, khâm phục trở thành cảm hứng chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư. Tiểu thuyết thời kì đổi mới thực sự đã đổi mới trên nhiều phương diện như tư duy, nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, ngôn ngữ, kết cấu. “Chưa bao giờ dân tộc ta có nền văn học phát triển toàn diện và sâu sắc như ngày nay. Các thể loại đều được các nhà văn sử dụng và trên bất cứ thể loại nào cũng có những đỉnh cao” [63; 13]. Đặc biệt cho đến sau năm 1986, văn học phát triển theo khuynh hướng nhận thức lại hiện thực. Ngay trong giai đoạn này, tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu ra đời được coi là một trong những tác phẩm khơi nguồn cho cảm hứng này, cũng từ đây trên văn đàn nước nhà, người ta dần quen với cái tên Lê Lựu. Tiếp sau đó là cùng với sự ra đời của các tác phẩm như Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà càng đánh dấu mạnh mẽ hơn những chuyển biến về mặt tư duy nghệ thuật trong tác phẩm của ông. Cùng với ông là những nhà văn khác như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường đã tạo nên sự khởi sắc trong quá trình đổi mới văn học thời kì này. Tiểu thuyết Lê Lựu, đã mở ra cho người đọc sự hiểu biết và nhìn nhận rõ hơn về tư duy nghệ thuật của một giai đoạn văn học thời kì đổi mới, đồng thời những nét riêng biệt trong tiểu thuyết của ông làm nên một phong cách Lê Lựu, một nghệ sĩ viết văn đầy cá tính.

Đi sâu nghiên cứu tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, chúng tôi đã cảm nhận được sự sâu sắc, tinh tế, sự hiểu biết và trải nghiệm của nhà văn. Hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm của ông được lột tả từng ngóc ngách, từng khía cạnh tạo nên một bức tranh xã hội thật

sinh động, đa sắc diện. Xét về mặt tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, ông vốn là một nhà văn xuất thân từ nông dân chính gốc nên những tác phẩm của ông có phần ảnh hưởng từ bản chất của con người nông dân thật thà, chất phác. Trong quá trình lao động, tìm tòi sáng tác, ngòi bút của ông đã có nhiều đổi mới, đặc biệt là về tư duy nghệ thuật, Nó thể hiện qua cách nhìn, quan niệm về con người, về cuộc sống ở sự đa diện, đa chiều. Trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, cuối cùng Lê Lựu đã gạt hái được những thành công của mình, là một con người suốt cuộc đời lao động hăng say trong nghề cầm bút, tuy những bước đầu có nhiều khó khăn nhưng ông không hề nản, vẫn theo đuổi lý tưởng của mình. Bằng những cố gắng không biết mệt mỏi, rút cuộc ông cũng đã tạo dựng được cho mình một sự nghiệp văn chương, tuy không đồ sộ như một số nhà văn tên tuổi khác, nhưng nó cũng đủ để bạn đọc biết đến tên ông – cái tên Lê Lựu.

Xét về mặt nghệ thuật, tiểu thuyết Lê Lựu đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thể loại tiểu thuyết, một thể loại đặc biệt được chú ý trong thời kì đổi mới, trong đó nổi lên trong tiểu thuyết của ông là cả một thế giới nhân vật mang đặc trưng tiêu biểu làm nên thành công cho tác phẩm. Qua cả bốn tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà, Lê Lựu đã chứng tỏ một phong cách nghệ thuật viết văn đầy cá tính. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo nhà văn Lê Lựu đã mang đến cho độc giả một thế giới nhân vật vô cùng phong phú, qua đó các loại hình nhân vật được tác giả chú trọng khắc họa từng chi tiết từ ngoại hình, tính cách, hành động đến tâm lý. Trong chiều hướng vận động của cốt truyện, nhà văn đã chủ động đưa nhân vật của mình vào nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau, tham gia vào nhiều tình huống và từ đó phát sinh thêm nhiều tình cảm, nhiều hành động. Nhờ vậy mà đời sống nhân vật ngày càng phong phú, con người qua những

hoàn cảnh của cuộc sống mà dần bộc lộ bản chất của mình. Xã hội vốn tồn tại đủ mọi loại người có người tốt kẻ xấu, nhà văn Lê Lựu đã mang đến cho độc giả một cái nhìn hoàn toàn đa sắc diện vào cuộc sống.

Nghệ thuật sử dụng không gian, thời gian nghệ thuật là một trong những nét độc đáo góp phần vào sự thành công của tiểu thuyết Lê Lưu, nhờ việc sử dụng yếu tố không – thời gian phù hợp mà đời sống xã hội của từng tiểu thuyết được hiện lên đầy chân thực. Không gian và thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Lựu, nó còn là một hình thức mang tính quan niệm thể hiện cái nhìn, cách đánh giá của nhà văn về con người và cuộc sống. Qua việc tạo dựng không gian, thời gian nghệ thuật Lê Lựu đã khắc họa một bức tranh sinh động về hiện thực đời sống và số phận chìm nổi của mỗi nhân vật trong đó. Đặt không gian, thời gian nghệ thuật trong bối cảnh xã hội là một biện pháp nghệ thuật quan trọng, không, thời gian luôn vận động luân chuyển theo từng sự kiện biến cố trong mỗi số phận nhân vật.

Lê Lựu – một người nghệ sĩ cầm bút suốt đời không biết mệt mỏi, luôn kiên trì kiếm tìm chân lý, luôn trăn trở suy nghĩ đầy trách nhiệm. Nhận định về vị trí và giá trị sáng tác của ông trên văn đàn Việt Nam hiện đại, nhà phê bình Đinh Quang Tốn đã nhận định: “Nếu trong tổng sáu trăm hội viên Hội nhà văn Việt Nam, cứ mười người chọn lấy một người tiêu biểu, thì Lê Lựu là một trong tổng số sáu mươi nhà văn ấy. Nếu về văn xuôi Việt Nam hiện đại, chọn lấy ba mươi tác phẩm thì có mặt Thời xa vắng. Nói thế để thấy, trong văn học Việt Nam hiện đại, Lê Lựu đã có một vị trí đáng kể” [48]. Như vậy suốt cuộc đời lao động hăng say không biết mệt mỏi dù những bước đầu không gạt hái được gì, cuối cùng thì Lê Lựu đã được đồng nghiệp, độc giả công nhận. Chính điều này cũng là một trong những thông điệp của cuộc sống mà nhà văn

muốn gửi đến chúng ta, thành công luôn đến từ những sự nỗ lực, cố gắng không ngừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Tuấn Anh – Văn học đổi mới và phát triển, Tạp chí Văn học, số 4/1995. [2]. Vũ Tuấn Anh – Văn học nhận thức và thẩm định, Nxb KHXH, 2001.

[3]. Tạ Duy Anh – Nhân vật, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2002.

[4]. Mai Huy Bích – Hôn nhân, gia đình, xã hội qua một cuốn tiểu thuyết, Báo Văn nghệ số 47-48 ra ngày 5/12/1987.

[5]. Mai Huy Bích – Trở lại tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu, Báo Văn nghệ, ngày 21/11/1987.

[6]. Nông Quốc Chấn – Đổi mới văn học, Tạp chí Văn học, số 7/1989.

[7]. Nguyễn Văn Dân – Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb KHXH, 2004. [8]. Hồng Diệu – Nửa thế kỷ văn học nhìn từ một đặc điểm quan trọng, Tạp chí

Văn nghệ Quân đội số 11/1995.

[9]. Đinh Xuân Dũng – Hiện thực chiến tranh và sáng tạo nghệ thuật, Nxb Quân độinhân dân, 1990.

[10]. Đặng Anh Đào – Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương tây hiện đại, Nxb Giáo dục 1995.

[11]. Phan Cự Đệ - Mấy vấn đề phương pháp luận khi nghiên cứu thể loại tiểu thuyết, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 2/2001).

[12]. Phan Cự Đệ – Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Hà Nội 2000. [13]. Phan Cự Đệ – Tiểu Việt Nam hiện đại những năm đầu đổi mới, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 3.2001.

[14]. Hà Minh Đức – Lý luận văn học, Nxb Giáo dục 2000.

[15]. Ma Văn Kháng – Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Phụ nữ 1995.

[16]. Ma Văn Kháng – Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, 2002 (Bài: Tiểu thuyết một giá trị không thể thay thế).

[17]. Trần Đăng Khoa – Lê Lựu (trong sách chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, H. 1998).

[18]. Đỗ Đức Hiểu – Đổi mới phê bình văn học.

[19]. Hoàng Ngọc Hiến – Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4/1987.

[20]. Nguyền Hòa – Suy tư từ một Thời xa vắng, Báo Văn nghệ số 49-50 ra ngày 5/12/1987.

[21]. Trần Bảo Hưng – Chuyện làng Cuội – cách nghĩ và tầm nhìn của nhà văn, Tạp chí Văn nghệ Quân đội 11/1993.

[22]. Dương Hướng – Bến không chồng, Nxb Văn học, 1987 (tái bản).

[23]. Phong Lê – Những chiều hướng và ranh giới, Văn nghệ Quân đội, 3/1983. [24]. Nguyễn Văn Lưu – Luận chiến văn chương, Nxb Văn học 1995.

[25]. Nguyễn Văn Lưu – Nhu cầu nhận thức thực tại qua một Thời xa vắng, Tạp chí Văn học, 5/1987.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu (Trang 94 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)