Quan niệm về không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu (Trang 74 - 76)

Chương 3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

3.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

3.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật vừa là hình thức tồn tại của hình tượng, vừa là một lĩnh vực rất quan trọng trong việc thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh thế giới của văn học. Nói cách khác không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có một hình tượng nghệ thuật nào lại nằm ngoài không gian, cũng không có nhân vật nào tồn tại bên ngoài một nền cảnh nào đó. Người kể chuyện luôn luôn phải tìm cho mình một điểm nhìn để mô tả sự vật, sự kiện. Mỗi nhà văn khi chọn một không gian cho diễn biến câu chuyện của mình đều có sự cân nhắc, đôi khi không gian địa lý chưa hẳn đã là không gian nghệ thuật, bởi không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ nhằm thể hiện quan niệm riêng của bản thân về cuộc sống.

Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì lịch sử con người lại có những quan niệm về cuộc sống khác nhau, chính vì thế mà ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kì lại có những dạng thức về không gian nghệ thuật khác nhau. Tuy nhiên ở thời kì nào thì nó sẽ phù hợp với thời kì đó. Cũng có thể nói không gian nghệ thuật là không gian mang tính chủ quan của chủ thể sáng tạo nhằm biểu hiện quan niệm riêng về con người và thế giới. Không gian nghệ thuật vốn rất đa dạng và phong phú, tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi nhà văn mà họ có thể xây dựng nó theo cách riêng của mình. Bên cạnh không gian vật thể, chúng ta thấy còn có không gian tâm tưởng. Không gian vật thể là những gì tồn tại bên ngoài xung quanh chúng ta thì không gian tâm tưởng là những gì diễn biến bên trong tâm hồn nhân vật.

Iu. M. Lotman từng nói: “Những nguyên tắc thể hiện không gian nhiều chiều và vô hạn của hiện thực trong một không gian hai chiều và có giới hạn của một bức tranh trở thành ngôn ngữ đặc thù của nó … Tính chất đặc biệt của sự tri giác thế giới, phẩm chất đặc biệt của con người và kết quả là các đối tượng không gian nhìn thấy vào đó đã dẫn đến việc tri giác cụ thể các mô hình ngôn ngữ” [61]. Trong văn học đương đại, không gian ảo xuất hiện với tần số ngày càng nhiều, như Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh). Cuộc sống hiện đại với đầy những lo toan đã hướng các nhà văn đến việc tìm kiếm một thế giới siêu thực, một phần giúp độc giả giải tỏa bớt những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày. Không gian nghệ thuật trong văn học ở bất cứ thời kì nào dù là trong truyện cổ tích, trong thần thoại, sử thi hay cả trong văn học đương đại thì nó cũng đều mang hơi hướng chủ quan của chủ thể sáng tạo. Vì thế nó là không gian chứa đựng trong nó những yếu tố nghệ thuật bao gồm có không gian bối cảnh, tự nhiên, tâm lý. Đi sâu tìm hiểu không gian nghệ thuật, chúng ta có thể dễ dàng khám

phá những ý đồ, những tầng ý nghĩa mà nhà văn đã dày công đưa nó vào trong tác phẩm của mình.

Tùy theo nội dung cảm hứng của từng trào lưu, bộ phận văn học đã sản sinh ra nhiều bút pháp tạo hình không gian khác nhau và mỗi nhà văn có một biệt tài tinh tế riêng để đưa vào trong tác phẩm của mình sao cho thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)