Quan niệm về thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu (Trang 86 - 87)

Chương 3 Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

3.2.1. Quan niệm về thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong của hình tượng nghệ thuật nhằm thể hiện tính chỉnh thể nghệ thuật của nó. Thời gian nghệ thuật nó không phải là thời gian khách quan vận động theo quy luật của quỹ đạo trái đất, mà nó là sự sáng tạo của người nghệ sỹ và được bồi đắp vào đó những tư tưởng tình cảm để trở thành những hình tượng nghệ thuật, phù hợp với quan niệm của nhà văn về con người và thế giới trong các tác phẩm văn học.

Thời gian nghệ thuật có thể diễn biến tùy theo ý đồ của tác giả, tuy nhiên không phải mọi thứ liên quan đến thời gian trong tác phẩm văn

học đều là thời gian nghệ thuật, mà thời gian trong tác phẩm văn học có thể chuyển hóa thành thời gian nghệ thuật khi nó cùng với các yếu tố khác như kết cấu, cốt truyện … thể hiện được quan niệm của nhà văn về con người, về cuộc sống. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức, sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác … tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy thời gian nghệ thuật gắn với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật.

Thời gian nghệ thuật có cấu trúc riêng của nó. Trong văn học, tất cả các yếu tố thời gian đều có thời gian của nó, tuy vậy người ta thường chú ý đến hai yếu tố chính của lớp thời gian, đó là lớp thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Nếu thời gian nghệ thuật là thời gian của người kể chuyện, nó có hạn và phụ thuộc vào tốc độ của người kể, có thể đảo ngược sự việc thì thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới, trong đó có thời gian của sự kiện và thời gian của nhân vật. Thời gian sự kiện là thời gian truyện, “thời gian lịch sử”, là chuỗi liên tục của các sự kiện trong quan hệ trước sau, nhân quả. Thời gian nhân vật bao gồm tiểu sử và thời gian được nếm trải qua tâm hồn nhân vật. Giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật có quan hệ mật thiết với nhau tạo ra thời gian nghệ thuật. Thời gian chính là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự tự ý thức và cảm giác về sự vận động và thay đổi của thế giới.

Như vậy thời gian nghệ thuật là thời gian được sáng tạo, được soi sáng bởi tư tưởng, tình cảm của nhà văn, cùng với quá trình dàn trải trong tác phẩm nhà văn đã nhào nặn để trở thành hình tượng nghệ thuật, phù hợp với quan niệm của nhà văn về con người và thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)