Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM (Trang 34 - 37)

Một là, tham mưu Sở Nội vụ đề xuất UBND tỉnh cho 01 biên chế đúng chuyên ngành làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND huyện. Cần kiến nghị với cơ quan cấp trên tổ chức các buổi hội thảo khoa học về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư lưu trữ và hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý về công tác văn thư lưu trữ để làm căn cứ cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hiện.

Hai là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các khâu nghiệp vụ công tác văn thư lưu trữ.

Ba là, hàng năm cơ quan cần cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Bốn là, về cơ sở vật chất tra thiết bị cần phải được cải tiến, tu bổ nhằm nâng cao hiệu quả công việc đạt hiệu quả công việc tốt.

Năm là, về lâu dài cần nghiên cứu, xây dựng các hình thức tổ chức công tác văn thư và lưu trữ cho phù hợp để công tác này phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước của cơ quan.

Tiểu kết Chương 3

Trong chương 3, tác giả đã nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác văn thư và lưu trữ tại Ủy ban nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác văn thư và lưu trữ tại UBND huyện vẫn còn một số bất cập cần phải có những giải pháp cụ thể để khắc phục.

KẾT LUẬN

Công tác văn thư và lưu trữ là hoạt động cần thiết trong hoạt động của cơ quan, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý điều hành và tổ chức bộ máy Nhà nước của cơ quan. Công tác văn thư lưu trữ bảo đảm thông tin bằng văn bản phục vụ cho lãnh đạo chỉ đạo, quản lý điều hành các công việc của cơ quan. Có thể

nói công tác văn thư lưu trữ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước của mỗi cơ quan.

Tại UBND huyên Bình Lục nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về văn thư – lưu trữ đã được lãnh đạo cơ quan, các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt và đang được chú trọng, hoàn thiện. Cách tổ chức công tác văn thư lưu trữ của UBND huyện đã được đạt được nhưng hiệu quả nhất định cho các hoạt động của cơ quan, xong bên bệnh đó vẫn còn những tồn tại và hạn chế cần phải khắc phục để công tác văn thư lưu trữ trong cơ quan được hoàn thiện hơn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của công tác văn thư và lưu trữ ở UBND huyện Bình Lục ngày càng được tăng lên và có ý nghĩa to lớn hơn trong tro đổi và truyền đạt thông tin nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đơn vị. Vì vậy hiện nay công tác văn thư lưu trữ tại UBND huyện Bình Lục đã chú trọng hơn rất nhiều.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, Nghị định 30/2020/NĐ-CP, ngày 05/3/2020 về Công tác Văn thư.

2. Chính phủ, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

3. Vương Đình Quyền, Lý luận và phương pháp công tác văn thư, Nxb Đại học Quốc Gia.

4. Quốc hội, Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011.

5. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Tập Bài giảng Công tác Văn thư, Lưu trữ.

6.Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Giáo trình Lưu trữ, Nxb Giao thông Vận tải.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01. Một số hình ảnh tại huyệnUBND Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Ảnh 1. Tài liệu tại UBND huyện Bình Lục

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM (Trang 34 - 37)