Phần 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về giống cây đậu tương
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quá trình nghiên cứu và phát triển cây đậu ăn hạt nói chung và cây đậu tương nói riêng đã được bắt đầu từ sau cách mạng tháng 8/1945. Nhưng những nghiên cứu mang tính chất hệ thống mới chỉ được bắt đầu từ năm 1952, khi Viện Trồng trọt được thành lập tại chiến khu Việt Bắc (Trần Đình Long, 2002) [6].
Công tác nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở nước ta phần lớn tập trung ở các trạm, trại, các Viện nghiên cứu và các trường đại học trong cả nước, mục tiêu là chọn tạo các giống đậu tương thích hợp cho từng vụ gieo trồng khác nhau, xác định được bộ giống thích hợp cho từng vùng sinh thái và chọn tạo được các giống đậu tương có năng suất cao (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2].
17
trung tâm tài nguyên di truyền thực vật đã thu thập được 388 nguồn gen đậu đỗ trong đó có đậu tương (Lưu Ngọc Trình, 2008) [11]. Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã thu thập, lưu trữ và đánh giá được trên 100 dòng/giống đậu tương (Hoàng Minh Tâm, 2009) [12]. Năm 2006 – 2008, Viện nghiên cứu Ngô đã thu thập được 35 mẫu giống đậu tương từ các địa phương trong nước và nhập nội từ nước ngoài để bổ sung vào tập đoàn đậu tương của Viện. Hiện nay, tập đoàn đậu tương với 230 mẫu giống được trồng mới trên đồng ruộng hàng năm, thời gian còn lại các mẫu giống được bảo quản cất giữ trong kho lạnh, các chỉ tiêu nông học cơ bản được theo dõi, đo đếm cẩn thận và lưu giữ làm cơ cở để chọn cặp bố mẹ trong công tác lại tạo (Nguyễn Thị Thanh và cs, 2009) [13].
Trong những năm qua đã có 10 giống tạo ra bằng con đường lai hữu tính và 6 giống bằng đột biến thực nghiệm. Các giống mới được phân theo 3 nhóm chính:
- Nhóm cho vụ Xuân và Đông gồm các giống: AK03, AK04, AK05, VX92, VX93, ĐT92, ĐT2000, DN42, TL57, DT90, DT96, Đ98-04, ĐT26,.... Các giống này có phạm vị thích nghi hẹp, chủ yếu cho vụ Đông và Xuân ở các tỉnh phía Bắc, ít thích hợp cho các tỉnh phía Nam.
- Nhóm giống chuyên cho vụ Hè và Hè Thu: M103, ĐT80, MĐT176, HL2. - Nhóm giống 3 vụ/năm: DT84, ĐT93, AK06, ĐT12, ĐT22, DT-02, DT2001, ĐVN5, ĐVN6.
Vũ Đình Chính (1995) [1] khi nghiên cứu tập đoàn đã phân lập các chỉ tiêu thành 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt:
- Nhóm thứ nhất bao gồm: các chỉ tiêu không tương quan chặt với năng suất gồm 18 chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây,...
- Nhóm thứ hai bao gồm: các chỉ tiêu tương quan chặt với năng suất gồm 15 chỉ tiêu như số quả trên cây, tỷ lệ quả chắc,...
18
chỉ tiêu đó là tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virut, tỷ lệ đốm vi khuẩn và tỷ lệ sâu đục quả.
Xét về cơ bản đậu tương ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm: nhóm chín sớm, nhóm chín trung bình, nhóm chín muộn:
- Nhóm chín sớm: Có thời gian sinh trưởng ngắn từ 75 - 89 ngày. Một số giống chín sớm thuộc các giống cũ, địa phương như: Cúc Lục Ngạn, Lơ Hà Bắc được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng và Trung du miền núi phía Bắc có đặc điểm là khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhưng năng suất thấp, hiện nay vẫn được trồng ở Miền Bắc nhưng với diện tích nhỏ.
- Nhóm chín trung bình: Thời gian sinh trưởng từ 90 - 120 ngày, năng suất cũng khá cao đạt 15 - 18 tạ/ha. Các giống mới như: MTD6, VL1, V48, TL57… là các giống phù hợp với hướng thâm canh tăng năng suất ở các vùng đất nương bãi ở Trung du, Miền núi, những nơi khó có điều kiện tăng vụ do khô hạn.
- Nhóm chín muộn: Giống có thời gian sinh trưởng dài, trên 120 ngày, năng suất cao đạt trên 18 tạ/ha. Chủ yếu là các giống đậu địa phương như các giống Lạng Sơn, đậu Trùng Khánh (Cao Bằng), giống Cúc Kim Quan (Lào Cai, Yên Bái).
Kết quả chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính
Tuy đậu tương là cây tự thụ phấn, tỷ lệ thành công khi tiến hành lai hữu tính rất thấp song đã có nhiều giống đậu tương được tạo ra bằng phương pháp này cho năng suất cao.Trong giai đoạn từ 1985 - 2005 các nhà chọn tạo giống đã lai được 15 giống đậu tương được công nhận là giống quốc gia đó là: ĐT80, ĐT92, ĐT93, TL57, Đ96-02, DN42, DT94, HL2, Đ9804, D140, DT96, DT99, DT90, ĐVN5, ĐT22 (Trần Đình Long & cs, 2005) [4].
Những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực đã chọn tạo được nhiều giống đậu tương tốt, đưa vào sản xuất
19
từ các dòng lai như ĐT26, ĐT51, ĐT30, ĐT31.
Giống ĐT26 được chọn lọc từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 x ĐT12, được công nhận giống quốc gia 2010. Giống đậu tương ĐT26 có thời gian sinh trưởng trung bình 90 – 95 ngày, chống đổ khá, năng suất 21 – 29 tạ/ha, tùy thuộc mùa vụ và điều kiện thâm canh (Trần Thị Trường, 2010) [14].
Giống ĐT51 được chọn lọc từ tổ hợp lai LS17 x DT2001, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, cho sản xuất thử ở các tỉnh phía Bắc năm 2012 và công nhận giống chính thức năm 2015. Giống có thời gian sinh trưởng trung bình 88 – 95 ngày, chiều cao cây trung bình, tỷ lệ quả 3 hạt cao hạt vàng đẹp, năng suất đạt 21 – 27 tạ/ha (Trần Thị Trường, 2012) [15].
Giống ĐT30 được chọn lọc từ tổ hợp lai 06.26 x 06.103; giống ĐT31 được chọn lọc từ tổ hợp lai 06.07 x 06.01.Hai giống có thời gian sinh trưởng trung bình 90 – 95 ngày, năng suất cao. Giống ĐT30 có năng suất đạt 22,53 tạ/ha đến 26,3, vượt giống đối chứng DT84 trên 21,9– 23 %. Giống ĐT31 có năng suất đạt từ 21,73 tạ/ha đến 27,8 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng DT84 là 13,5– 22,2 % (Trần Thị Trường, 2015) ) [16].
Giống đậu tương được tạo bằng phương pháp đột biến như:
Giống ĐT22 do trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ - Viện KHKTNN Việt Nam chọn tạo bằng xử lý đột biến dòng MD.10 (tổ hợp lai giữa ĐT12 x DT95), giống được công nhận giống quốc gia năm 2006, thời gian sinh trưởng là 85-90 ngày, năng suất 17-25 tạ/ha, có khả năng trồng 3 vụ, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá, thích ứng rộng (Trần Thị Trường, 2005).[17]
Giống AK06 doTrung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ- Viện KHKTNN Việt Nam tạo ra bằng phương pháp xử lý đột biến tia gamma (10Kr) trên giống ĐT74, sau đó kết hợp xử lý hóa học bằng Ethylenimine 0,02% trong 6 giờ. Giống được công nhận giống quốc gia năm 2002. Năng
20
suất 17-25 tạ/ha, tùy thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh, giống AK06 có thể trồng 3 vụ trong năm (Đỗ Minh Nguyệt và cs)
Trong nghiên cứu chọn tạo giống thì so sánh giống là một công việc quan trọng không thể thiếu trước khi đưa ra giống mới. So sánh giống nhằm đưa ra giống triển vọng có năng suất cao và ưu thế hơn hẳn so với giống ngoài sản xuất, do vậy cần đánh giá và tiến hành khảo nghiệm giống trong mạng lưới quốc gia để giống mới thực sự phù hợp sinh thái từng vùng đạt được năng suất cao nhất.
21
Phần 3
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Vật liệu và địa điểm nghiên cứu