Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ hè thu năm 2017 tại thái nguyên (Trang 48 - 53)

Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Một số chỉ tiêu sinh lý của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu

4.3.2. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu

Đặc điểm quan trọng nhất của bộ rễ đậu tương là hình thành nốt sần với sự sâm nhập của vi khuẩn Rhizobium Japonicum để tạo nên hệ thống rễ có thể cố định đạm tự do trong không khí cung cấp cho cây.

Nốt sần là cơ quan cố định đạm cho cây. Những nốt sần này được hình thành sớm trên rễ chính, vào khoảng 3 tuần lễ sau khi gieo ta đã có thể nhìn thấy và sau đó cả rễ cái và rễ bên đầu phát sinh và phát triển nhanh.

Số lượng và khối lượng nốt sần phản ánh khả năng cộng sinh và khả năng cố định đạm của các giống đậu tương, các giá trị này phụ thuộc vào chất đất , lượng phân bón, nhiệt độ và độ ẩm đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nhiệt độ từ 25 – 300C, độ ẩm 60 – 70%, đất tơi xốp thoáng khí nốt sần sẽ phát triển mạnh, số lượng nhiều, kích thước lớn, tỉ lệ nốt sần hữu hiệu cao và ngược lại.

Để đánh giá khả năng hình thành và phát triển nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu số lượng và khối lượng nốt sần ở 2 thời kì hoa rộ và chắc xanh. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.4: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các giống đậu tương vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

TT Giống

Thời kỳ hoa rộ Thời kỳ chắc xanh Số lượng (cái/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (cái/cây) Khối lượng (g/cây) 1 DT84 (ĐC) 8,87 0,26 31,30 0,87 2 ĐT22 5,40 0,17 20,20 0,82 3 ĐT12 6,30 0,19 22,68 0,90 4 DT2008 12,10 0,30 32,76 1,03 5 Vàng Cao Bằng 6,97 0,19 25,77 0,78 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD05 2,10 0,05 3,36 0,12 CV (%) 14,1 13,4 6,7 7,1

40

Qua bảng 4.4 trên cho thấy: - Ở thời kỳ hoa rộ:

+ Số lượng nốt sần hữu hiệu ở các giống đậu tương khác nhau có ý nghĩa, dao động từ 5,40 - 12,10 (cái/cây). Giống DT 2008 có số nốt sần nhiều nhất là 12,10 (cái/cây), nhiều hơn giống Đ/C DT84 (8,87 cái/cây) và các giống còn lại, chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống Vàng Cao Bằng có số nốt sần tương đương với ĐC, 2 giống còn lại đều ít hơn giống Đ/C.

+ Khối lượng nốt sần của các giống đậu tương ở thời kỳ này dao động từ 0,17– 0,30 (g/cây). Giống DT 2008 có khối lượng nốt sần cao nhất là 0,30 (g/cây) tương đương với giống Đ/C DT84 (0,26 g/cây). Các giống còn lại có khối lượng nốt sần tương đương nhau và thấp hơn giống Đ/C, ở mức tin cậy 95%. - Ở thời kỳ chắc xanh:

Số lượng và khối lượng nốt sần ở thời kì này của các giống tham gia thí nghiệm đều tăng lên so với thời kỳ hoa rộ, nhưng sự tăng lên này không đồng đều giữa các CT.

+ Số lượng nốt sần các giống đậu tương khác nhau có ý nghĩa, dao động từ 20,20 – 32,76 (cái/cây). Trong đó DT 2008 có số lượng nốt sần là 32,76 (cái/cây) tương đương với giống Đ/C DT84 (31,30 cái/cây) và nhiều hơn hẳn các giống còn lại. Các giống còn lại đều thấp hơn giống Đ/C, ở mức độ tin cậy 95%.

+ Khối lượng nốt sần của các giống đậu tương ở thời kỳ này dao động từ 0,78 – 1,03( g/cây). Giống DT 2008 có khối lượng nốt sần là 1,03 (g/cây), cao hơn giống Đ/C DT84 (0,87 g/cây) và các giống còn lại. Các giống còn lại có khối lượng nốt sần tương đương với giống đối chứng, ở mức độ tin cậy 95%.

4.4. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất cây trồng, có thể gây thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá hại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp

41

nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng. Với xu thế thâm canh tăng vụ như hiện nay, sẽ tạo điều kiện môi trường tốt cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và lây lan từ vụ này sang vụ khác.

Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống thì việc chọn tạo ra những giống có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi có ý nghĩa lớn. Khi đưa giống có khả năng chống chịu tốt vào sản xuất sẽ làm giảm chi phí cho khâu bảo vệ thực vật, đặc biệt không gây ô nhiếm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Trong thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên, chúng tôi theo dõi sâu bệnh hại và thấy xuất hiện chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh gỉ sắt.

Bảng 4.5. Một số sâu hại chính và khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

TT Chỉ tiêu Giống Sâu cuốn lá (% lá bị hại) Sâu đục quả (% quả bị hại) Bệnh gỉ sắt (Điểm) Khả năng chống đổ (điểm) 1 DT84 (ĐC) 6,02 3,49 3 2 2 ĐT22 4,58 4,26 3 2 3 ĐT12 5,24 4,29 3 2 4 DT 2008 2,84 2,22 1 2 5 Vàng Cao Bằng 4,15 3,67 3 2 P <0,05 <0,05 - - LSD.05 1,08 0,67 - - CV(%) 16,3 10,3 - - Ghi chú:

Bệnh gỉ sắt: Điểm 1: rất nhẹ (<1% diện tích lá); điểm 3: Nhẹ (1% - 5% diện tích lá); điểm 5: trung bình (>5% - 25% diện tích lá); điểm 7: nặng (>25% - 50% diện tích lá); điểm 9: rất nặng (>50% diện tích lá)

42

- Khả năng chống đổ: Điểm 1: Không đổ (Hầu hết các cây đều đứng thẳng); điểm 2: Nhẹ (<25% số cây bị đổ rạp;điểm 3: Trung bình (25%-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥45%); điểm 4: Nặng (51-75% số cây bị đổ rạp); điểm 5: Rất nặng (>75% số cây bị đổ rạp)

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá là một trong những loài sâu hại lá chủ yếu ở cây đậu tương .Sâu cuốn lá có thể gây hại ở giai đoạn trước ra hoa, hoa rộ, làm quả và làm hạt. Ở giai đoạn cây ra hoa, làm quả, làm hạt sâu cuốn lá gây ảnh hưởng đến năng suất.

Qua theo bảng trên ta thấy: Tỷ lệ sâu cuốn lá ở các giống đậu tương khác nhau là khác nhau, dao động trong khoảng 2,84 – 6,02 (%), giống ĐT12 bị nhiễm sâu cuốn lá là 5,24% tương đương với giống Đ/C DT84( 6,02% ) và cao hơn các giống còn lại. Các giống còn lại bị nhiễm sâu cuốn lá tương đương nhau và thấp hơn giống đối chứng, trong đó thấp nhất là giống DT 2008 là 2,84 %, ở mức tin cậy là 95%.

Sâu đục quả

Đây là loài sâu nguy hiểm nhất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng hạt đậu tương.

Qua theo dõi chúng tôi thấy: các giống thí nghiệm đều bị sâu đục quả nhưng tỉ lệ hại thấp, dao động từ 2,22 – 4,26%. Trong đó giống DT 2008 có tỉ lệ quả bị hại là 2,22% thấp hơn giống Đ/C DT84 (3,49%), chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Giống Vàng Cao Bằng tương đương với giống ĐC, giống ĐT12 và ĐT22 còn lại có tỉ lệ quả bị hại tương đương nhau và cao hơn giống Đ/C DT84, trong đó giống ĐT12 có tỉ lệ quả bị hại cao nhất là 4,26%, ở mức độ tin cậy 95%.

43

Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt ở đậu tương do nấm Uromyces appendiculatus gây ra. Lúc đầu trên lá xuất hiện những điểm nhỏ màu hơi vàng nổi gờ, sau đó vết bệnh to dần, ở giữa màu vàng nâu xung quanh có quầng vàng hẹp, vết bệnh mở rộng đường kính tới 2 mm. Bệnh thường xuất hiện trên những lá tương đối già và lá bánh tẻ, bệnh có thể hại thân và quả. Bệnh nặng làm lá khô cháy, rụng sớm, quả nhỏ khô và lép.

Qua theo dõi: các giống đậu tương thí nghiệm bị nhiễm bệnh gỉ sắt mức độ rất nhẹ đến nhẹ, tương ứng từ điểm 1 đến điểm 3. Giống DT 2008 bị nhiễm bệnh gỉ sắt mức 1 và thấp hơn Đ/C DT84 (điểm 3), các giống còn lại tương đương với Đ/C với mức độ nhiễm bệnh ở điểm 3 (1% đến 5% diện tích lá). Như vậy có thể nói các giống thí nghiệm có sức đề kháng khá tốt với loại nấm gây bệnh gỉ sắt.

Khả năng chống đổ

Khả năng chống đổ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và chọn giống đậu tương. Giống chống đổ tốt thì khả năng quang hợp tốt, ít bị sâu bệnh hại, có tiềm năng năng suất cao. Ngược lại, cây bị đổ thì quang hợp kém, dễ bị nhiễm sâu bệnh, tỉ lệ đậu quả thấp, tỷ lệ quả lép tăng, năng suất giảm.

Khả năng chống đổ của cây được quyết định bởi một số đặc trưng như chiều cao cây, đường kính thân và đặc tính di truyền của giống. Thường những giống cao cây, đường kính thân nhỏ thì dễ bị đổ hơn giống thấp cây và đường kính thân lớn. Bên cạnh đó, khả năng chống đổ còn chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh như ẩm độ, ánh sáng, gió bão và chế độ dinh dưỡng.Chỉ tiêu này được đánh giá theo thang điểm từ 1- 5.

Qua kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: các giống đậu tương đều có khả năng chống đổ tốt, được đánh giá ở điểm 2 và tương đương với giống Đ/C DT84.

44

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ hè thu năm 2017 tại thái nguyên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)