Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ hè thu năm 2017 tại thái nguyên (Trang 38 - 42)

Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm

Chu kỳ sinh trưởng của đậu tương trải qua nhiều giai đoạn nhưng chia thành 2 giai đoạn chính là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên do đặc tính sinh học của đậu tương thì hai quá trình này là đan xen nhau nên rất khó phân biệt ranh giới giữa hai giai đoạn sinh trưởng. Để đánh giá chu kỳ sinh trưởng của đậu tương thường dùng chỉ tiêu thời gian sinh trưởng của cây mà thời gian sinh trưởng của đậu tương phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ…. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương được chia thành các giai đoạn như: Giai đoạn từ gieo đến mọc, từ mọc đến ra hoa và từ ra hoa đến chín.

Qua theo dõi sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm tại Thái Nguyên năm 2017

Đơn vị: ngày TT Tên giống Từ gieo hạt đến ……(ngày) Mọc Phân cành Ra hoa Chắc xanh Quả chín 1 DT84 (Đ/C) 4 21 34 62 85 2 ĐT22 3 24 37 64 89 3 ĐT12 3 20 31 56 83 4 DT 2008 4 24 44 66 90 5 Vàng Cao Bằng 3 23 38 58 88

30

4.1.1. Giai đoạn từ gieo hạt đến mọc

Thời gian từ gieo đến mọc mầm của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt hút nước, trương lên, mầm phôi được phát động sinh trưởng sau đó mọc mầm lên khỏi mặt đất, xòe lá tử diệp. Đây là thời kỳ cây đậu tương sinh trưởng chủ yếu chất dự trữ trong hạt .

Cây đậu tương nói riêng và tất cả các cây trồng khác nói chung, thời gian từ gieo đến mọc mầm được gọi là sự khởi đầu của một chu kỳ sinh trưởng, quyết định mật độ cây con cũng như sức sinh trưởng của cây sau này.

Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm cây đậu tương yêu cầu độ ẩm đất là 75-85%, nhiệt độ thích hợp là 25-300C, PH đất 5,2 - 6,5, giống tốt, đất tơi xốp, thời điểm gieo thích hợp, độ sâu gieo phù hợp 3 - 4cm… Thì sự nảy mầm sẽ diễn ra rất thuận lợi.

Thí nghiệm tiến hành gieo vào tháng 8/2017. Đất trồng làm kĩ, sạch cỏ dại, hạt giống đảm bảo. Qua theo dõi giống đậu tương thí nghiệm thấy rằng: Các giống có thời gian từ gieo hạt đến khi mọc kéo dài 3 - 4 ngày. Giống DT 2008 có thời gian mọc mầm 4 ngày tương đương với DT84 (ĐC). Ba giống còn lại ĐT22, ĐT12 và Vàng Cao Bằng có thời gian mọc ngắn hơn giống đối chứng một ngày. (bảng 4.1)

4.1.2. Giai đoạn từ gieo hạt đến phân cành

Giai đoạn phân cành được tính từ khi cây ra lá thật đến khi cây ra hoa. Hoạt động sống của cây lúc này là hình thành và hoàn thiện các cơ quan dinh dưỡng như: rễ, thân, lá, cành. Đồng thời đây cũng là thời kỳ phân hoá mầm hoa, tạo tiền đề quyết định số cành/cây, số hoa/cây, tổng số đốt mang hoa/cây, tạo năng suất sau này.

Thời kỳ này nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 270C, ẩm độ 75 - 80%, ẩm độ không khí 75 - 80% là phù hợp cho cây. Nhiệt độ đất 250C thì sự sinh trưởng của cây và nốt sần đạt mức tối đa, ở nhiệt độ thấp làm giảm quá trình

31

sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cây, giảm sự vận chuyển vật chất quang hợp vào hạt qua việc giảm các chất vào vỏ hạt và giảm sinh trưởng của phôi. Nếu ẩm độ không đầy đủ, cây ít đốt, ít cành, ít lá, đặc biệt khi ẩm độ đất thiếu, lượng nước trong cây giảm, lá héo, chóng tàn.

Qua bảng trên ta thấy: Giai đoạn từ gieo đến phân cành dao động trong khoảng 20 -24 ngày. Trong các giống thí nghiệm ĐT22 và DT 2008 có thời gian từ gieo đến phân cành muộn nhất là 24 ngày. ĐT12 có thời gian gieo đến phân cành sớm nhất là 20 ngày.

Đánh giá khả năng phân cành của giống để từ đó có cơ sở áp dụng các biện pháp kỹ thuật kịp thời, tối ưu như: mật độ trồng, tỉa định cây, vun xới, chăm sóc để phân hoá mầm hoa được tốt, tránh sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh, tạo tiền đề cho quá trình ra hoa kết quả đạt năng suất cao.

4.1.3. Thời kỳ cây ra hoa

Thời gian từ gieo hạt đến ra hoa được tính từ khi gieo đến khoảng 50% số cây/ô có ít nhất một hoa nở.

Thời kỳ đầu cây con sinh trưởng rất chậm, trong đó bộ rễ của nó lại phát triển nhanh cả về chiều ngang và chiều sâu. Trên rễ lúc này, nốt sần bắt đầu hình thành và phát triển, mở đầu cho hoạt động cố định đạm khí trời để cung cấp cho cây. Đến thời kì cây chuẩn bị ra nụ, ra hoa thì tốc độ sinh trưởng của cây tăng lên nhanh. Đây là giai đoạn hình thành kích thước và số lượng lá, số đốt và số hoa, quyết định quá trình phân hóa mầm hoa, lũy chất khô cho ra hoa tạo quả .

Thời gian ra hoa của cây đậu tương được tính từ khi có hoa đầu tiên cho đến khi có hoa cuối cùng. Thời gian nở hoa trung bình là từ 2 - 3 tuần. Hoa được hình thành bắt đầu từ đốt thứ 4 cho tới đốt thứ 12. Thời gian nở hoa kéo dài là đặc tính có lợi đối với cây đậu tương, vì khi nở hoa gặp điều kiện bất lợi làm rụng hoa thì các đợt hoa nở sau có thể bổ sung làm giảm khả năng

32

mất mùa của đậu tương. Tuy nhiên hoa nở trong đợt rộ thường có tỷ lệ đậu quả cao, các hoa rải rác về sau thường bị rụng, hoa lép.

Điều kiện thích hợp trong giai đoạn này là nhiệt độ từ 25 - 280C, ẩm độ không khí là 75 - 80%, ẩm độ đất tốt nhất là 80 - 90% do đó cần bố trí thời vụ thích hợp để thời kỳ này diễn ra một cách thuận lợi. Trên thực tế ở giai đoạn này nhiệt độ là 25,90C, ẩm độ là 78%, lượng mưa là 46,6mm, đây là điều kiện thuận lợi cho đậu tương ra hoa.

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: trong các giống thí nghiệm DT 2008 có thời gian từ gieo hạt đến khi ra hoa muộn nhất là 44 ngày, sau đó đến giống Vàng Cao Bằng là 38 ngày và ĐT22 37 ngày muộn hơn giống Đ/C DT84 (34 ngày). Giống ĐT12 có thời gian từ gieo đến khi ra hoa sớm nhất là 31 ngày.

4.1.4. Thời kỳ từ gieo hạt đến chắc xanh

Lúc đầu quả và hạt lớn chậm, đến khi qua đạt kích thước tối đa thì hạt mới thực sự lớn. Các chất dinh dương mới tập chung nhiều vào hạt. Qúa trình này được gọi là quá trình vào chắc, thời kì này là thời kì khủng hoảng nhất của đậu tương. Ngoài yếu tố giống quy định kích thước tối đa của hạt thì các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng… Sẽ tác động đến tốc độ phát triển của quả và hạt, ảnh hưởng đến năng suất đậu tương… Do vậy cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Ẩm độ thích hợp nhất là 80-90%, nếu thiếu hụt độ ẩm trong thời kì quá lớn sẽ làm giảm năng suất nhiều hơn thời kì ra hoa. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này từ 22-280C nếu thấp hơn 160C hoặc quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình vận chuyển chất khô vào hạt. Nếu mưa bão làm dập nát lá, cành sẽ làm ảnh hưởng 80% đến năng suất.

Qua theo dõi ta thấy: Các giống thí nghiệm có thời gian từ gieo hạt đến chắc xanh dao động trong khoảng từ 56 – 66 ngày. Giống DT 2008 (66 ngày) và giống ĐT22 (64 ngày) có thời gian từ gieo hạt đến chắc xanh muộn hơn giống đối chứng DT84 (62 ngày) và thấp nhất là ĐT12 là 56 ngày.

33

4.1.5. Thời kỳ từ gieo hạt đến quả chín

Trong điều kiện thuận lợi, đầy đủ nước và dinh dưỡng, khi hạt đậu tương đã lớn đến 1 mức tối đa thì cây sẽ chuyển sang 1 giai đoạn mới: giai đoạn chín. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi hạt đã phát triển đạt kích thước tối đa, các khoang hạt đã kín, quả đã đủ mẩy, lượng nước trong hạt giảm dần từ 90% xuống 60 - 70% thì tích lũy vật chất khô gần như hoàn toàn. Độ ẩm trong hạt giảm nhanh đột ngột, hạt rắn dần và đạt dần tới độ chín sinh lý. Trong khoảng 1 - 2 tuần trước khi chín, vỏ hạt có màu đặc trưng của giống, vỏ quả chuyển dần sang màu vàng, vàng tro, đen, xám…bộ lá chuyển sang màu vàng và rụng dần. Đây là lúc trong hạt có sự chuyển hóa mạnh mẽ, hàm lượng dầu trong hạt ổn định sớm lúc hạt đang phát triển nhưng hàm lượng protein vẫn chịu ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng cho đến cuối thời kỳ của quá trình chín. Do đó các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng đều có ảnh hưởng trực tiếp hàm lượng protein trong hạt. Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất từ 19 - 280C, không mưa trước khi thu hoạch, giúp thuận lợi cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng vào hạt, hạt chín đều, vỏ không nhăn, chất lượng tốt.

Qua theo dõi chúng tôi thấy: Thời gian từ gieo đến chín của các giống dao động từ 83 – 90 ngày. Trong thí nghiệm ta thấy giống DT84 (Đ/C) có thời gian từ gieo hạt đến chín là 85 ngày, giống DT 2008 chín muộn nhất sau Đ/C 5 ngày, tiếp theo là Vàng Cao Bằng có thời gian từ gieo đến chín là 88 ngày và chín sau Đ/C là 3 ngày. Giống ĐT22 chín muộn hơn Đ/C 4 ngày, ĐT12 có thời gian từ gieo đến chín sớm nhất là 83 ngày và chín trước Đ/C là 2 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ hè thu năm 2017 tại thái nguyên (Trang 38 - 42)