Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ hè thu năm 2017 tại thái nguyên (Trang 53 - 58)

Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí

tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

4.5.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

Cây đậu tương cũng như phần lớn các cây trồng khác, năng suất là tổng hợp của nhiều các yếu tốc cấu thành năng suất như: số cây, số quả, tỷ lệ quả chắc, số hạt và trọng lượng hạt… Các yếu tố này bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như đặc tính di truyền của giống, điều kiện thâm canh và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

TT Chỉ tiêu Giống Số quả chắc/cây (quả) Số hạt chắc/quả (hạt) Số quả 1 hạt (quả) Số quả 2 hạt (quả) Số quả 3 hạt (quả) M1000 hạt (g) 1 DT84 (Đ/C) 43,43 b 2,49a 5,50b 13,57c 23,80a 152,17b 2 ĐT22 40,50b 2,53a 3,60c 13,23c 23,07a 143,17c 3 ĐT12 39,57b 2,57a 5,03bc 13,83c 19,73b 146,50bc 4 DT 2008 53,47a 2,41a 4,83bc 20,90b 24,73a 160,53a 5 Vàng Cao Bằng 50,10a 1,93b 16,73a 29,90a 3,30c 125,53d P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 7,6 7,1 13,3 10,1 11,3 2,2 LSD05 6,50 0,32 1,78 3,48 4,03 6,11

45

Số quả chắc/cây

Đây là chỉ tiêu có tương quan thuận với năng suất. Tỷ lệ quả chắc phản ánh dòng vận chất được vận chuyển trong cây và tích lũy vào hạt. Đây là yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào ngoại cảnh, thời vụ và dinh dưỡng ở thời kỳ quả chắc. Nếu thời kỳ quả chắc nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối đều ảnh hưởng xấu đến quá trình tích lũy vật chất vào hạt.

Quan sát bảng trên ta thấy: Số quả chắc/cây của các giống đậu tương khác nhau là khác nhau, dao động trong khoảng từ 39,57 – 53,47 quả chắc/cây. Trong đó giống ĐT12 và ĐT22 có số quả chắc/cây tương đương với Đ/C ĐT84 nhưng thấp hơn hẳn giống DT 2008 và Vàng Cao Bằng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Số hạt chắc/quả

Chỉ tiêu này phụ thuộc vào số lượng quả 1 hạt, 2 hạt, 3 hạt, 4 hạt trên cây đậu tương và cũng bị phụ thuộc nhiều vào tính chất giống.

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Số hạt chắc/ quả dao động từ 1,93 – 2,57 (hạt/ quả). Trong đó giống ĐT12, ĐT22 và DT 2008 có số hạt chắc/quả tương đương với giống ĐC và cao hơn giống Vàng Cao Bằng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Số quả 1 hạt

Qua theo dõi số quả 1 hạt ở các giống đậu tương dao động từ: 3,6 – 16,73 quả. Giống Vàng Cao Bằng (16,73quả) có số quả 1 hạt cao hơn hẳn giống Đ/C DT84 (5,5 quả) và các giống còn lại. Giống ĐT12 và DT 2008 tương đương với giống Đ/C, giống ĐT22 có số quả 1 hạt thấp hơn giống Đ/C và tương đương với giống ĐT12 và ĐT12, chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Số quả 2 hạt

Qua theo dõi số quả 2 hạt dao động từ: 13,23 – 29,9 quả. Trong đó, giống Vàng Cao Bằng có số quả 2 hạt cao nhất, cao hơn giống Đ/C và các

46

giống còn lại, chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tiếp theo là giống DT 2008 có số quả 2 hạt cao thứ 2 và hơn giống Đ/C, Giống ĐT12 và ĐT22 có số quả 2 hạt thấp nhất và tương đương với Đ/C ĐT84.

Số quả 3 hạt

Đây là một trong những yếu tố quyết định số hạt trên cây. Số quả 3 hạt có tương quan thuận với năng suất. Số quả 3 hạt càng nhiều thì năng suất càng cao.

Số quả 3 hạt ở các giống đậu tương biến động rất lớn từ 3,30 quả – 24,73 quả. Số quả này đạt cao nhất ở giống DT 2008 (24,73 quả) và giống ĐT12 tương đương với giống Đ/C ĐT84. Giống ĐT12 thấp hơn giống Đ/C và giống có số quả 3 hạt thấp nhất là Vàng Cao Bằng (3,30 quả), thấp hơn giống Đ/C. Chắc chắn ở mức tin cậy 95% .

Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt (M1000 hạt) có mối tương quan thuận với năng suất, M1000 hạt cao thì sẽ có khả năng cho năng suất cao. M1000 hạt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền giống, biện pháp kỹ thuật, điều kiện chăm sóc, thời tiết khí hậu.

Quan sát bảng trên ta thấy: khối lượng 1000 hạt của các giống khác có ý nghĩa, dao động từ 125,53g – 160,53(g). Trong đó, giống Vàng Cao Bằng có khối lượng 1000 hạt thấp nhất và thấp hơn Đ/C, giống DT 2008 có khối lượng 1000 hạt cao nhất, cao hơn hẳn đối chứng và các giống đậu tương còn lại, ở mức tin cậy 95%.

4.5.2. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017

tại Thái Nguyên

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng vấn đề được quan tâm hàng đầu vẫn là năng suất. Năng suất là chỉ tiêu để đánh giá ưu thế của giống bên cạnh chất lượng và sinh trưởng. Là chỉ tiêu

47

phản ánh khá chính xác khả năng thích ứng của từng giống với điều kiện ngoại cảnh. Trong cùng điều kiện canh tác, giống nào cho năng suất cao hơn thì giống đó tốt hơn, cho hiệu quả kinh tế cao. Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình tổng hợp giữa sinh trưởng và phát triển của đậu tương. Năng suất cây trồng được thể hiện ở năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

Bảng 4.7. Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

TT Chỉ tiêu Giống NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 DT84 (Đ/C) 49,36b 20,45b 2 ĐT22 44,10bc 21,57b 3 ĐT12 44,62bc 20,33b 4 DT 2008 61,88a 25,61a 5 Vàng Cao Bằng 36,51c 17,43c P <0,05 <005 LSD05 8,32 1,98 CV(%) 9,3 5,0

Hình 4.1: Biểu đồ năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 tại Thái Nguyên

49.36 44.1 44.62 61.88 36.51 20.45 21.57 20.33 25.61 17.43 0 10 20 30 40 50 60 70 ĐT84 ĐT22 ĐT12 DT2008 Vàng Cao Bằng NSLT NSTT

48

Năng suất lý thuyết

NSLT là chỉ tiêu tổng hợp, đó là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. NSLT phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Các yếu tố quyết định đến năng suất lý thuyết là: số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả, M1000 hạt. Do đó các yếu tố cấu thành NSLT cao thì NSLT cao. Qua kết quả theo dõi chúng tôi thấy giống nào cả 3 yếu tố cấu thành năng suất cao thì NSLT cao.

Quan sát bảng 4.7 ta thấy: NSLT ở các giống đậu tương khác nhau là khác nhau, dao động trong khoảng từ 36,51 – 61,88 (tạ/ha). Trong đó, giống DT 2008 có NSLT cao nhất, cao hơn hẳn Đ/C và các giống còn lại, chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống ĐT22, ĐT12 có NSLT tương đương với Đ/C và thấp nhất là giống Vàng Cao Bằng có NSLT là 36,51%, ở mức tin cậy 95%.

Năng suất thực thu

NSTT là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích trong điều kiện trồng trọt cụ thể được quy ra tạ/ha. Nó phản ánh thực tế năng suất trong điều kiện trồng trọt. Đồng thời NSTT cũng là căn cứ để đánh giá khả năng thích ứng của một giống với điều kiện sinh thái của vùng nhất định. NSTT cao là mục đích của tất cả các nhà nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác.

NSTT của các giống đậu tương khác nhau là khác nhau, dao động từ 17,43 – 25,61 tạ/ ha. Trong đó, giống DT 2008 có NSTT cao nhất là 25,61 tạ/ ha, cao hơn hẳn Đ/C và các giống còn lại. Giống ĐT22, ĐT12 có NSTT tương đương với ĐC và giống có NSTT thấp nhất là Vàng Cao Bằng với 17,43 tạ/ha, thấp hơn Đ/C, ở mức tin cậy 95%.

Nhận xét chung

Trong 5 giống thí nghiệm DT84, ĐT22, ĐT12, DT 2008 và Vàng Cao Bằng, đánh giá một cách tổng thể thì giống DT 2008 có các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu đều ở mức cao hơn các giống khác và có ưu thế hơn giống đối chứng DT84.

49

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương vụ hè thu năm 2017 tại thái nguyên (Trang 53 - 58)