Phát huy nguồn nhân lực từ góc độ người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 90 - 96)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp phát huy nguồn nhân lực ở Hải Dương hiện nay

3.2.1. Phát huy nguồn nhân lực từ góc độ người lao động

3.2.1.1. Đẩy mạnh sự nghiệp GD-ĐT cho người lao động

Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc thì GD-ĐT là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn nhân lực, là nền tảng của chiến lược con người. GD - ĐT được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao trình độ và kỹ năng của người lao động. Ngày nay, để phát triển nguồn lực con người, hầu hết các quốc gia đều xem GD-ĐT là giải pháp hữu hiệu, là con đường cơ bản và trực tiếp nhất vì thông qua GD-ĐT làm cho con người ngày càng phát triển về trí tuệ, nâng cao năng lực, phẩm chất, tay nghề, hình thành kỹ năng lao động, năng lực tư duy sáng tạo cho người lao động. Trong điều kiện hiện nay, GD-ĐT của Hải Dương cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng dạy nghề cho nông dân. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 75-80%. Tăng quy mô tuyển sinh học nghề 8-10%/ năm.

Cần phải thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp GD-ĐT ở nông thôn, làm cho người lao động ở nông thôn trong tỉnh được phát huy một cách toàn diện, đặc biệt về mặt trí lực và kỹ năng, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình CNH, HĐH. Muốn vậy, GD-ĐT phải gắn với nhu cầu sử dụng lao động. Có vậy người lao động mới phát huy được kỹ năng, tay nghề của mình.

Đẩy mạnh phong trào học tập trong các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức giáo dục cả chính quy và không chính quy. Thực hiện giáo dục cho mọi người với phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Coi trọng công tác hướng nghiệp, tuyên truyền cho thanh thiếu niên (nhất là ở nông thôn) đi vào các ngành nghề lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn.

Căn cứ vào chiến lược phát triển KT-XH ở địa phương, dự báo nhu cầu lao động, cơ cấu các ngành nghề để xây dựng kế hoạch triển khai công tác đào tạo nghề theo phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Các cơ sở dạy nghề của Nhà nước như các trường công nhân kỹ thuật, công nhân xây dựng, các trung tâm dạy nghề ở tỉnh và các huyện phải đóng vai trò hạt nhân trong việc đào tạo, vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong tỉnh vừa đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh và cho xuất khẩu lao động; phát triển mạnh cơ sở dạy nghề liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh để tiếp thu phương pháp kinh nghiệm giảng dạy tiên tiến, triệt để khai thác các nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với việc huy động tối đa nội lực để thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo.

Cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng bổ sung nguồn nhân lực mà khâu then chốt là cán bộ hành chính và cán bộ kinh tế kỹ thuật vì đây là lực lượng nòng cốt để triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước đến người nông dân, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.

Đối với giáo dục phổ thông: Cần chuẩn hóa và xã hội hóa GD-ĐT. Trong GD-ĐT phải tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy. Chuẩn hóa GD-ĐT tức là chuẩn hóa các nhân tố cấu thành trong hệ thống GD-ĐT mà hai yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng GD-ĐT là hệ thống trường lớp và đội ngũ giáo viên. Chuẩn hóa GD-ĐT tức là chuẩn hóa trường, lớp, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, chuẩn hóa nội dung chương trình theo quy định của Bộ GD-ĐT đã ban hành, đảm bảo trường có thư viện, có phòng thí nghiệm thực hành, giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Xã hội hóa GD-ĐT là giải pháp cơ bản cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng tức là huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của giáo dục, để hệ thống giáo dục rộng khắp không chỉ dựa vào sự đầu tư của Nhà nước mà còn dựa vào sự đầu tư của tư nhân, của mọi thành phần kinh tế và của toàn xã hội.

GD-ĐT là sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định. Cần tăng cường đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng. Những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều chính sách tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn. Đội ngũ giáo viên ở khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, ngoài những chính sách chung của Đảng và nhà nước thì địa phương cũng cần phải có những chính sách ưu đãi về vật chất, tinh thần để động viên, khuyến khích các thầy, cô giáo yên tâm say mê với nghề nghiệp như hỗ trợ phụ cấp tiền lương, tiền thưởng, có chế độ luân chuyển giáo viên rõ ràng. Có như vậy, chất lượng giáo dục mới được nâng lên và chất lượng nguồn nhân lực mới được cải thiện, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.

3.2.1.2. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe người lao động.

Ngoài việc đẩy mạnh sự nghiệp GD-ĐT, tỉnh phải tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe con người vì sức khỏe con người liên quan mật thiết đến khả năng lao động, năng suất lao động. Người lao động có sức khỏe tốt mới góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và cho toàn xã hội. Muốn công tác chăm sóc sức khỏe người lao động có hiệu quả thì các cấp, các ngành tỉnh Hải Dương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân thực hiện tốt tỷ lệ tăng dân số, thực hiện nghiêm pháp lệnh dân số về kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt ở những vùng xa trung tâm, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ cho nhân dân. Có như vậy mới góp phần thành công vào phát triển KT-XH.

Hiện nay ở Hải Dương, ngành Y tế có mạng lưới được hình thành rộng khắp các địa bàn trong toàn tỉnh. Các cơ sở y tế có sự phát triển đáng kể ở cả lĩnh vực nhà nước và tư nhân. Các đơn vị y tế công lập có bước thay đổi đáng kể về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Bệnh viện không còn nhà cấp 4 dột nát. Đội ngũ cán bộ y tế của tất cả các bệnh viện tuyến huyện, thị xã, thành phố và bệnh viên chuyên khoa cấp tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Chương trình mục tiêu y tế quốc gia góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế có thêm nguồn lực để chủ động trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực.

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiện có, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhằm phát huy lợi thế của tỉnh.

GD-ĐT phải gắn liền với sử dụng nguồn nhân lực, đây là một quá trình liên tục. Nếu đào tạo ra nguồn nhân lực mà không sử dụng trong hoạt động thực tiễn thì chưa thể phát huy được vai trò to lớn của nguồn nhân lực. Sự phát triển của GD-ĐT với tư cách là yếu tố quan trọng tạo ra chất lượng nguồn nhân lực mới chỉ là điều kiện cần thiết cho sự phát triển nguồn nhân lực và phát triển KT-XH, chứ bản thân GD-ĐT chưa phải là điều kiện đủ. Bởi vì, nguồn nhân lực khi đã được đào tạo, nếu không được sử dụng, hoặc sử dụng không đúng sẽ không có đóng góp gì cho sự phát triển KT-XH, thậm chí gây lãng phí. Chính vì vậy, GD-ĐT phải gắn với chính

sách tạo việc làm cho người lao động mới là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển KT-XH của tỉnh hiện nay.

Ở Hải Dương hiện nay, tiềm năng nguồn nhân lực là khá lớn. Để phát huy nguồn nhân lực với tư cách là nguồn lực cơ bản của quá trình CNH, HĐH vấn đề cơ bản và quan trọng hiện nay là phải tìm cách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để giải phóng sức lao động hiện có. Chính sách tạo việc làm của tỉnh nhằm mục tiêu tạo ra nhiều cơ hội việc làm để hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay. Tạo ra cơ hội việc làm được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá tính đúng đắn của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, đó cũng chính là một trong những động lực to lớn của sự phát triển KT-XH. Vì vậy, trên cơ sở GD-ĐT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng là một trong những giải pháp cơ bản, quan trọng nhằm phát huy vai trò nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Hải Dương hiện nay. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiện có đòi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp và nỗ lực chung, liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, các thành phần kinh tế của tỉnh.

Hải Dương với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi thu hút được nhiều dự án, nhiều doanh nghiệp về đóng trên địa bàn tỉnh. Đó là lợi thế để Hải Dương phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hút lao động khu vực nông nghiệp chuyển sang các nghề phi nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển các vùng kinh tế thuộc các tuyến giao thông trọng điểm như: phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo điện tử dọc quốc lộ 5A, phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng khu vực Kinh Môn, phát triển du lịch, thương mại khu vực Chí Linh và dọc quốc lộ 18... Song song với đó là chú trọng phát triển các dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ du lịch... Ngoài ra, tỉnh cũng cần có những chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp như: hỗ trợ về vốn, tạo mặt bằng xây dựng đất đai, chính sách thu nộp và sử dụng phí, lệ phí, đơn giản hóa các thủ tục

hành chính, thực hiện cơ chế hậu kiểm...). Có như vậy vấn đề việc làm của người lao động mới được giải quyết.

3.2.1.4. Đổi mới cơ chế chính sách nhằm thu hút và trọng dụng nhân tài

phục vụ cho quá trình CNH, HĐH.

Nhân tài thực sự là tài sản quý hiếm của mỗi quốc gia, dân tộc. Phải có một chiến lược lâu dài, đồng bộ từ khâu phát hiện, đào tạo đến sử dụng, đãi ngộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tài năng phát triển thì mới có nhân tài. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ở mỗi quốc gia hay địa phương nào đều có những nhân tài trong mọi lĩnh vực, kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, khoa học, họ có thể tạo ra sự phát triển mang tính bước ngoặt cho quốc gia, cho địa phương mình nếu các nhà quản lý biết phát huy năng lực sáng tạo của họ. Quá trình CNH, HĐH đang rất cần những nhân tài, những chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực để tạo ra sự nhảy vọt đưa tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. Vì vậy, việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nhân tài có ý nghĩa hết sức to lớn. Đối với những nhân tài, điều quan trọng nhất là nhu cầu tự khẳng định mình và danh dự cá nhân. Trong nhiều trường hợp nó còn mạnh hơn cả nhu cầu vật chất. Lợi ích vật chất chưa hẳn đã chiếm vị trí hàng đầu mà ngược lại, những lợi ích chính trị, tinh thần và đặc biệt mong muốn có điều kiện thuận lợi để lao động sáng tạo mới là điều có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các nhân tài. Bởi vậy, chính sách khôn ngoan nhất để thu hút và sử dụng tài năng là tạo ra môi trường làm việc đầy đủ và thuận lợi nhất cho họ, tạo điều kiện để họ thực hiện và tự khẳng định nhân cách thông qua lao động sáng tạo, đảm bảo cho họ được làm việc trong môi trường thuận lợi, có chế độ đãi ngộ vật chất thỏa đáng cũng là vấn đề có ý nghĩa thiết thực nhằm phát huy nguồn nhân lực quý giá này.

Trong những năm gần đây, Hải Dương đã bắt đầu coi trọng và có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ nhân tài. Theo Đề án của Sở Nội vụ được UBND tỉnh phê duyệt về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước tỉnh, đã tạo ra bước đột phá trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng và thu hút nhân tài chưa được nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH. Hiện tại, Hải Dương đang thiếu rất

nhiều những nhà quản lý doanh nghiệp giỏi, những cán bộ khoa học kỹ thuật của những ngành công nghệ cao (cơ khí, chế tạo, điện tử....). Vì vậy, việc thu hút và sử dụng nhân tài đang trở thành vấn đề cơ bản đối với Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. Trước hết, tỉnh phải đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có phẩm chất và năng lực quản lý giỏi. Đó là những người có tư duy chiến lược, trí tuệ sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng, giỏi nắm bắt thực tiễn để hoạch định và dự báo xu hướng phát triển cũng như giải quyết một cách thấu đáo những biến động có thể xảy ra. Đặc biệt họ còn biết tập hợp và sử dụng có hiệu quả một tập thể chuyên gia giỏi, tham mưu đắc lực cho công tác lãnh đạo, quản lý. Cùng với chiến lược đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, phải xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao để đủ sức tiếp cận và làm chủ những thành tựu khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào trong sản xuất, quản lý. Hải Dương đang thiếu đội ngũ cán bộ này. Vì vậy, ngoài chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ này, tỉnh cần chú trọng phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi để đào tạo thành nhân tài phục vụ cho tỉnh sau này. Bên cạnh đó, tỉnh cần chú trọng rà soát đội ngũ lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi đang làm việc trong các cơ quan, ban ngành, đơn vị sản xuất để có chính sách động viên, khuyến khích năng lực của họ và tạo điều kiện để họ yên tâm công tác và cống hiến lâu dài cho quê hương. Trong bối cảnh tỉnh đang thực hiện chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư thì tỉnh cần có cơ chế, chính sách để xây dựng và phát huy vai trò to lớn của đội ngũ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)