8. Kết cấu của luận văn
2.2. Nguồn nhân lực của Hải Dương hiện nay
2.2.2. Nguồn lực từ góc độ quản lý Nhà nước
Bàn về các nguồn nhân lực của Hải Dương, ngoài nguồn lực có nhiều thế mạnh từ phía người lao động thì các nguồn lực từ góc độ Nhà nước không thể không nhắc tới. Đó chính là hệ thống các chính sách của tỉnh, là đội ngũ cán bộ quản lý, là công tác nội vụ thực hiện cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, độ tin cậy của các cấp chính quyền và hệ thống chính trị hay cơ quan tư pháp Hải Dương…
Có thể nói, xuất phát từ những ưu thế từ điều kiện tự nhiên, các yếu tố văn hóa – xã hội, môi trường kinh tế Hải Dương là một tỉnh có chính sách xã hội minh
bạch, rõ ràng, thông thoáng, ổn định, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ chế chính sách thông thoáng đóng vai trò rất quan trọng. Các nhà đầu tư luôn chọn những vùng mà họ có thể tận dụng được lợi thế của vùng đó cũng như có nhiều chính sách ưu đãi nhất để có thể ra quyết định đầu tư đối với vùng đó hay không. Nhận thức được vai trò quan trọng của các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, những năm vừa qua tỉnh Hải Dương đã ban hành và nỗ lực cải tiến các cơ chế chính sách về thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Điển hình tỉnh đã và đang có những chính sách hấp dẫn trong việc thu hút FDI vào Hải Dương đến năm 2015 như:
Chính sách xúc tiến đầu tư và công tác quản lý đầu tư: Hoạt động vận động xúc tiến đầu tư trong toàn tỉnh được tăng cường, có bước đổi mới về nội dung và hình thức. Thực hiện quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào địa bàn tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và TW như: các tập san, chuyên đề, Website thông tin điện tử; thành lập và đưa Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và tư vấn, xúc tiến đầu tư vào hoạt động.…Mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư tại các nước phát triển tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Úc và các diễn đàn kinh tế quốc tế và khu vực do Chính phủ và các tổ chức quốc tế như: ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), quỹ tiền tệ thế giới (IMF),…. Xây dựng và ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008 - 2015, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tìm hiểu đầu tư vào Hải Dương. Duy trì và nâng cao chất lượng diễn đàn đối thoại hàng năm với các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước về đầu tư có bước chuyển biến tích cực, từ việc xác định chủ trương đầu tư đến việc giám sát tổ chức thực hiện. Tình trạng đầu tư tràn lan, không theo quy hoạch được khắc phục khá rõ. Ngay đầu nhiệm kỳ, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, của các huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết xây dựng khu, cụm CN, quy hoạch phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ, điểm dân cư nông thôn,…làm căn cứ để thu hút và bố trí các dự án
đầu tư. Ban hành các quy định trong quản lý đầu tư như: quy định phân cấp quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng,… Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư được chú trọng tăng cường; xử lý nhiều dự án vi phạm các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục trong cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng… Ban hành và thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, trong quản lý các khu, cụm CN.
Chính sách phát triển khu CN: Một số các khu CN được quy hoạch tại Hải Dương như: Nam Sách, Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Tàu Thủy Lai Vu, Việt Hòa (Kenmark), Phú Thái, Cộng Hòa, Cẩm Điền – Lương Điền, Lai Cách. Thực hiện chủ trương thu hút đầu tư vào các khu CN đã quy hoạch, và quy hoạch chi tiết xây dựng cụm CN Cao Thắng, Ngũ Hùng (Thanh Miện); Văn Tố, Ngọc Sơn (Tứ Kỳ); An Phụ, Hiệp An, Long Xuyên (Kinh Môn); Hoàng Tân (Chí Linh),... Các dự án FDI đã được bố trí vào những địa điểm quy hoạch đó nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và quy hoach được 10 khu công nghiệp, với tổng số diện tích đất quy hoạch là 2086 ha, trong đó diện tích đất đã được sử dụng là 1015 ha, đạt gần 50% diện tích đất được quy hoạch. Tuy nhiên mới có 7 khu công nghiệp chính thức đi vào hoạt động như: khu Công nghiệp Nam Sách, Đại An, Phúc Điền… Việc một số nhà đầu tư lớn thuộc lĩnh vực điện tử, sản phẩm có công nghệ cao từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc như: Brother, Qualcomm, Kenmark, Sumidenso…đã vào Hải Dương đầu tư là một nét mới trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương, trong đó xuất hiện khuynh hướng những nhà đầu tư có khả năng cao hơn về vốn, công nghệ, đã quan tâm và lựa chọn khu CN của tỉnh làm địa điểm đầu tư. Điều đó chứng tỏ chiến lược phát triển khu CN, cụm CN của tỉnh là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Nhưng trong quá trình xây dựng và quy hoạch các khu CN, cụm CN còn có nhiểu bất cập. Tiến độ thực hiện phủ kín quy hoạch chưa đảm bảo, một số dự án quy hoạch triển khai còn chậm. Điển hình là 3 khu công nghiệp đó là khu CN Cộng Hòa, Cẩm Điền-
Lương Điền, Lai Cách vẫn đang trong quá trình quy hoạch; hạ tầng các KCN: Tân Trường, Việt Hoà, Tàu thuỷ chưa hoàn thành. Ngoài ra, một số nội dung trong các đồ án quy hoạch chất lượng chưa cao; còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng đô thị, cụm, khu CN... với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và các quy hoạch ngành như: quy hoạch sử dụng đất, thuỷ lợi, giao thông, điện lực, bưu chính viễn thông… Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch ở một số lĩnh vực chưa tốt, hầu hết các xã không tổ chức công bố quy hoạch. Quản lý theo quy hoạch còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc phân cấp quản lý quy hoạch cho cấp huyện, thành phố chưa gắn liền với số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nên chất lượng, hiệu quả chưa cao.
Chính sách hành chính : Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư đạt kết quả nhất định, góp phần giảm chi phí ra nhập thị trường của các doanh nghiệp. Bước đầu triển khai thực hiện mô hình một cửa liên thông trong cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp. Thực hiện tốt Đề án giải quyết tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông trong cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, con dấu và mã số thuế (thực hiện từ tháng 3 năm 2007). Hải Dương đã có hơn 1.300 DN được thành lập, bằng 40% tổng số DN được thành lập từ trước tới nay; với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 11.700 tỉ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 3.079 DN, với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 20 nghìn tỉ đồng, tạo việc làm cho hơn 150 nghìn lao động… Năm 2008, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ phát triển DN vẫn đạt hơn 20%. Đây là bước tiến mới nhằm giảm phiền hà đối với DN, cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, việc thực hiện đề án này cũng còn gặp nhiều khó khăn, vì đụng chạm đến quyền lợi của một số ngành, cá nhân liên quan. Tuy vậy, bước đầu đã thực hiện tốt phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng theo hướng giảm bớt thủ tục trung gian, nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư được thường xuyên quan tâm.
Chính sách đất đai : Thực hiện một số chính sách ưu đãi đầu tư: đối với các dự án đầu tư ngoài khu CN, nhà đầu tư ứng trước để trả tiền bồi thường giải phóng
mặt bằng, sau đó được tỉnh hỗ trợ lại bằng cách trừ vào tiền thuê đất hàng năm; Giá
thuê đất của các dự án nằm ven Tỉnh lộ khoảng 0,4 USD/m2/năm; Giá thuê đất của
các dự án nằm ven Quốc lộ khoảng 0,45 USD/m2/năm; Tiền bồi thường hỗ trợ đất
khoảng 04 USD/m2; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản
cố định đối với các dự án khuyến khích đầu tư; miễn thuế, giảm thuế thu nhập DN
theo các nghị định của Chính phủ về ưu đãi đầu tư. Đối với các dự án trong khu
CN: Giá thuê đất có cơ sở hạ tầng khoảng 45 - 55 USD/m2 tùy từng vị trí cho 47-49
năm, điều kiện và phương thức thanh toán theo thoả thuận giữa nhà đầu tư với công
ty phát triển hạ tầng khu CN; Phí bảo dưỡng kết cấu hạ tầng 0,3 USD/m2/năm. Đối
với ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất: Điều 3 Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 17/7/2002 quy định “Được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất cho 10 năm tiếp theo. Không thu tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng nhà ở tập thể cho công nghân, đất trồng cây xanh và đất phục vụ phúc lợi công cộng”; Điều 4 Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 03/4/2003 quy định “Miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất cho 10 năm tiếp theo trên diện tích phải nộp tiền thuê đất”. Tuy nhiên, ngày 13/9/2006, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3150/2006/QĐ-UBND về việc Tạm thời đình chỉ thực hiện Điều 3, Điều 4 Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 17/7/2002 của UBND tỉnh Hải Dương và Điều 4, Điều 5 Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 03/4/2003 của UBND tỉnh Hải Dương về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các cụm CN và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là do miễn giảm tiền thuê đất và Thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn so với quy định chung và không còn phù hợp với chỉ đạo hiện nay của Chính phủ. Điều này đã gây ra bất bình của từ phía các nhà đầu tư, tạo tâm lý e ngại vào chính sách khuyến khích đầu tư vào tỉnh. Nó cũng chứng tỏ sự yếu kém, không tính toán chi tiết, cẩn thận của các nhà hoạch định chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh.
Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều tiến bộ, quy mô và chất lượng đào tạo được nâng lên một bước. Mạng lưới giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề được mở rộng. Số cơ sở đào tạo nghề trên
địa bàn tỉnh tăng từ 31 cơ sở (năm 2006) lên 60 cơ sở (năm 2010), có 11 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp (trong đó 5 cơ sở trực thuộc TW). Đến năm 2010 quy mô đào tạo nghề đạt 37.340 học viên, tăng 6.414 học viên; quy mô đào tạo chuyên nghiệp đạt 47.302 học viên, tăng 26.450 học viên so với năm 2005. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo thường xuyên được đổi mới theo nhu cầu của xã hội, phục vụ tích cực vào nhiệm vụ phát triển KT - XH của tỉnh. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động ở khu vực có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm lớn như: công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động làm việc trong các khu vực Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 70,5% - 15,8% - 13,7% (năm 2005) sang 53% - 27% - 20% (năm 2010). Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 26,6% năm 2005 lên 40% năm 2010, đạt mục tiêu đề ra (MT : 40%). Năng suất lao động xã hội được nâng lên, tăng từ 13,94 triệu đồng (năm 2005) lên 29,68 triệu đồng (năm 2010), tăng 16,3%/năm. Có rất nhiều trung tâm việc làm trên địa bàn tỉnh: trung tâm dịch vụ việc làm 8/3- Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh ; trung tâm giới thiệu việc làm- Thanh niên đoàn TNCSHCM tỉnh ; trung tâm giới thiệu việc làm-Sở lao động và thương binh xã hội ; trung tâm giới thiệu việc làm-Ban quản lý các khu công nghiệp ; nhằm đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động cũng như cung cấp đầy đủ được các thông tin cần thiết về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Có thể nói với các chính sách đầu tư hấp dẫn trên đây, Hải Dương không chỉ có ưu thế về đội ngũ nhân lực cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi tinh thông nghiệp vụ mà còn là nơi đầu tư tin cậy nhất của các doanh nghiệp và người làm vào chính quyền cũng như hệ thống chính trị Hải Dương. Đây là một thế mạnh rất lớn của Hải Dương mà không phải bất cứ tỉnh nào cũng có được ưu thế này. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng một môi trường đầu tư công khai minh bạch, độ tin cậy cao là điều không hề dễ dàng.
Bên cạnh tiềm năng về chính sách, về đội ngũ quản lý, Hải Dương còn không ngừng coi trọng và nâng cao vấn đề quốc phòng an ninh và công tác nội vụ, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Công tác phòng
chống tham nhũng trong năm qua được các cấp ủy, chính quyền ở Hải Dương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đi vào nề nếp. Công tác phòng ngừa tham nhũng được coi trọng. Các vụ việc tham nhũng được phát hiện đã có sự tập trung chỉ đạo, xử lý kịp thời, bảo đảm ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa phương, tạo niềm tin cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Hiện còn 6 vụ án phức tạp, dư luận quan tâm và án tham nhũng đang tiếp tục được Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, giải quyết. Trong “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2014” của tỉnh cũng đã đánh giá về tình hình công tác nội vụ, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh đã và đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; triển khai nhân rộng mô hình một cửa hiện đại tại các huyện còn thiếu, chất lượng theo Mô hình khung trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Triển khai ứng dụng phần mềm xử lý văn bản và quản lý hồ sơ công việc tại các địa phương và các Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt kỳ thi tuyển công chức vào các cơ quan hành chính Nhà nước. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và thực hiện chế độ thu hút, ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định. Chuyển xếp lương cho 696 cán bộ xã có bằng trung cấp chính trị theo đúng quy định và kịp thời giải quyết chế độ trợ cấp cho 2.828 thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, là tỉnh giải quyết sớm nhất trong toàn quốc. Thẩm định xong Đề án vị trí việc làm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng viên chức tại một số địa phương. Tổ chức tốt việc lấy ý kiến đối với 1.640 người thuộc chức danh do HĐND các cấp bầu và phê chuẩn. Tiếp tục thực hiện chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2020. Làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Tiếp