8. Kết cấu của luận văn
2.2. Nguồn nhân lực của Hải Dương hiện nay
2.2.3. Nguồn nhân lực từ góc độ văn hóa – xã hội
Bên cạnh các góc độ trên, các nguồn nhân lực từ góc độ văn hóa xã hội cũng
là một yếu tố quan trọng, có vị trí và vai trò không nhỏ trong việc phát triển KT-XH ở Hải Dương hiện nay. Có thể nói, Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hóa của dân tộc cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn di tích có giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm tự hào của nhân dân địa phương.
Nhắc đến Hải Dương, nhiều người thường gọi với cái tên xứ Ðông, bởi nơi đây vốn là trấn phên dậu phía Ðông của kinh thành Thăng Long xưa. Có thể khẳng định rằng, truyền thống văn hiến từ ngàn xưa chính là niềm tự hào, đồng thời là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt, sức bật mạnh mẽ của mảnh đất này trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại
đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5 km2 đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về những danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới đó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời"; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những huyền thoại của non sông đất Việt. Hải Dương là vùng đất trù phú cảnh quan đa dạng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông rất thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch của cả nước chạy qua. Vì lẽ đó, từ bao đời, xứ Đông vẫn là “phên dậu phía Đông” của kinh thành Thanh Long, là địa bàn chiến lược với những vị trí trọng yếu trong các cuộc chiến tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Hải Dương án ngữ các đường thủy bộ chủ yếu để tiến vào Thăng Long và rút chạy của những đội quân xâm lược phương Bắc. Hình thể núi sông hiểm yếu, đặc biệt là vùng Chí Linh, Kinh môn rất thuận lợi cho người chỉ huy tác chiến có tài, cả khi công hoặc khi thủ, tiến hay lui. Vì vậy, rất nhiều nhà quân sự - văn hóa lỗi lạc của dân tộc đã đến đây, nghiên cứu thực địa, bày thế trận lập chiến công, để lại dấu son không bao giờ phai trong lịch sử nước nhà. Giá trị đặc trưng của văn hoá xứ Ðông được thể hiện qua các lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán, lối sống của cộng đồng dân cư Hải Dương xưa và nay. Ngay từ ngày mùng 1 Tết Nguyên Ðán, chùa Ðồng Ngọ (Thanh Hà) đã mở hội đánh chuông. Ðây là lễ hội mở đầu cho các lễ hội mùa xuân của tỉnh. Tháng Tám - mùa thu, lễ hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh) là một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước. Ðến với lễ hội xứ Ðông, quý khách sẽ được tham dự các đám rước lớn, các trò chơi dân gian đặc sắc: trò thuỷ chiến - lễ hội đền Kiếp Bạc; bơi trải - lễ hội đền Quát, đánh gậy - lễ hội đền Cuối (Gia Lộc); hát chầu văn (Ninh Giang); trò đánh bệt - lễ hội đền Sượt (thành phố Hải Dương); thi nấu cơm - lễ hội chùa Hào Xá (Thanh Hà); đu tiên, leo núi, du xuân - lễ hội Côn
Sơn,... Với 566 lễ hội được khôi phục, đặc biệt với việc từng bước thực hiện thành
công “Đề án nâng cấp lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc giai đoạn 2006 – 2010” đã một
phần thể hiện rõ nét yếu tố văn hóa đặc trưng này. Lễ hội xứ Ðông mang đậm yếu tố lịch sử, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, đời sống ấm no, ngợi ca những bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc có công với dân với nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, hướng đến sự cao đẹp. Cùng với những lễ hội dân gian, xứ Ðông còn nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghề thuật hát chèo của vùng Ðồng bằng Bắc Bộ. "Chiếng chèo Ðông" từ những năm 30 của thế kỷ XX đến nay vẫn rất nổi tiếng, đã sinh ra và nuôi dưỡng nên nhiều nghệ nhân tên tuổi như: Phạm Thị Trân, Trùm Thịnh, Trùm Bôn, cố nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thị Lan, Minh Lý,... Những nghệ sỹ tài năng ấy đã có đóng góp đáng tự hào trong việc xây dựng và phát triển nghệ thuật hát chèo Việt Nam hiện đại. Không chỉ có chèo, hát ca trù trên đất Hải Dương cũng rất phổ biến với không ít nghệ nhân tài ba. Nghệ sỹ lão thành Nguyễn Phú Đẹ, tuy tuổi đã ngoại tám mươi, vẫn được giới chuyên môn đánh giá là cây đàn đáy bậc thầy và diệu nghệ nhất, viên ngọc quý của nghệ thuật ca trù Việt Nam hiện nay. Tiềm năng văn hóa xứ Đông rất lớn, còn vì vùng đất này vẫn đang lưu giữ rất tốt nhiều loại hình văn nghệ, cả bác học lẫn dân gian. Tuồng, xiếc, rối nước, hát trống quân, hát đối, hát ru, ca dao, tục ngữ. Kho tàng văn nghệ truyền thống khá đồ sộ trên địa bàn, thể hiện một cách nhuần nhị những nét thuần hậu, tinh tế trữ tình và lạc quan trong tâm hồn, cốt cách của người tỉnh Đông, có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách. Văn hoá xứ Ðông được hình thành, đi lên bằng sức lao động cần cù, sáng tạo của con người trên mảnh đất này. Người Hải Dương không những giỏi làm ra hạt lúa, hạt đậu, hoa thơm trái ngọt như gạo nếp cái hoa vàng (Kinh Môn, Cẩm Giàng), vải thiều (Thanh Hà); dưa hấu (Gia Lộc); na dai, chuối mật (Chí Linh), mà còn biết chế biến nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng khắp trong và ngoài nước như bánh đậu xanh, bánh khảo, bánh cuốn, nem chua (thành phố Hải Dương), bánh gai (Ninh Giang), bánh đa Kẻ Sặt (Bình Giang), rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), giò chả (Gia Lộc), mắm rươi, chả (Kim Thành), mắm cáy (Thanh Hà),… Văn hóa ẩm thực của Hải Dương phong phú, đa dạng, dân dã mà
tinh tế, hấp dẫn. Hương vị đặc biệt của các món ẩm thực địa phương đã làm cho người Hải Dương tự tin mời khách bốn phương và những người đã một lần thưởng thức, thì xa lâu còn nhớ. Những mặt hàng nông sản nổi tiếng ngon và hấp dẫn này đã góp phần giúp cho Hải Dương được không chỉ bạn bè khắp mọi miền Việt Nam mà còn cả bạn bè quốc tế biết đến. Từ đó ngành công nghiệp chế biến, nông sản, thủy sản và các ngành nghề truyền thống cũng theo đó phát triển hơn. Không những thế, Hải Dương còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), chạm khắc gỗ Ðông Giao (Cẩm Giàng), kim hoàn Châu Khê, gốm Cậy (Bình Giang), gốm Chu Ðậu (Nam Sách), khắc ván in Hồng Lục - Liễu Tràng (Gia Lộc), thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), dệt chiếu Tiên Kiều (Thanh Hà). Những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống này thể hiện sự sáng tạo khéo léo, tài hoa của người xứ Đông và góp một phần không nhỏ trong việc đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm mang giá trị truyền thống có giá trị của Hải Dương lên một tầm cao mới, giúp Hải Dương tiến gần hơn tới các mục tiêu phát triển KT-XH đã và đang đặt ra.
Văn hoá xứ Ðông rực sáng bởi được hình thành, tạo dựng từ truyền thống yêu nước, kiên trung, cách mạng của con người Hải Dương. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đất và người Hải Dương đã góp phần làm nên những mốc son lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước với các nhân vật lịch sử nổi tiếng cả nước, tiêu biểu là hai nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh (thời Bà Trưng); là Khúc Thừa Dụ, người khởi đầu cho thời kỳ khôi phục và xây dựng nền độc lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, là các quan, tướng lừng danh Yết Kiêu, Trần Khắc Chung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Chế Nghĩa (thời Trần), là Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc , danh nhân văn hóa thế giới (thời Lê Sơ), là Nguyễn Hữu Cầu, người anh hùng nông dân khởi nghĩa nổi tiếng nhất thế kỷ XVIII (thời Lê mạt), là Ðốc Tít, Ðỗ Quang, những anh hùng Cần Vương chống Pháp (thế kỷ XIX), là Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng, những chiến sỹ cách mạng kiên cường, có công lao to lớn trong sự nghiệp giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc (thế kỷ XX). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có trên 30 vạn thanh niên Hải Dương
tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 38.295 người con ưu tú của Hải Dương đã hy sinh, toàn tỉnh ghi danh 1.658 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Nhân dân và đất nước đời đời ghi công ơn họ. Họ là những tấm gương cho các thế hệ hôm nay trong bài học về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hải Dương còn là đất học, đất khoa bảng. Hải Dương đứng đầu về tiến sỹ nho học của cả nước với 498 người, trong đó có 11 trạng nguyên. Làng Mộ Trạch, huyện Bình Giang được tôn phong là "Làng tiến sỹ" với 39 tiến sỹ dưới các triều đại phong kiến. Văn Miếu Mao Ðiền (Cẩm Giàng) - Văn Miếu trấn Hải Dương xưa là một minh chứng cho truyền thống hiếu học của người xứ Ðông. Nhiều tiến sĩ nho học của Hải Dương là những tác giả nổi tiếng, để lại cho ngày nay hàng trăm tác phẩm có giá trị trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, khoa học, văn học, ngoại giao như: Tuệ Tĩnh, Mạc Ðĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Lê Cảnh Tuân, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lương Như Hộc, Vũ Hữu, Vũ Quỹnh, Nguyễn Dữ, Lê Quang Bí, Đỗ Uông, Vũ Phương Đề, Phạm Quý Thích, Nguyễn Quý Tân... Ðặc biệt là Nguyễn Thị Duệ - nữ tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam. Ở thời đại nào, Hải Dương cũng là tỉnh đóng góp nhiều nhân tài, vât lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, noi gương các bậc tiên hiền, các thế hệ người tỉnh Đông đã phấn đấu không ngừng làm cho Hải Dương luôn giữ vững vị trí hàng đầu về phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, có nhiều học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Những người con của Hải Dương nay - xứ Ðông xưa luôn tự hào về những truyền thống văn hoá tốt đẹp của mảnh đất "địa linh, nhân kiệt", nơi "ánh mặt trời tỏa sáng miền duyên hải" này và đang nỗ lực kế thừa, phát huy những truyền thống đó trong cuộc sống hôm nay. Nhận thức sâu sắc rằng: Kho tàng văn hóa truyền thống do tổ tiên để lại đó là vốn di sản quý báu, là cơ sở xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam dân tộc, hiện đại, là nguồn nội lực trong phát triển KT-XH của tỉnh, nên ngay sau ngày hòa bình lập lại, các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn ngành Văn hóa thông tin tỉnh nhà đã luôn chăm lo việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của tỉnh.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, đã có trên 70% di tích trên địa bàn được chống xuống cấp bằng nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn nhân
dân đóng góp. Các khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc, Phượng Hoàng An Phụ, Văn miếu Mao Điền, cụm di tích Tuệ Tĩnh và hàng loạt di tích xếp hạng quốc gia khác trên địa bàn được quy hoạch và từng bước trùng tu, tôn tạo. Các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cao như tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán và đường lên Ngũ Nhạc Linh Từ tại Côn Sơn, đền thờ Tuệ Tĩnh tại xã Văn Thai, điện Lưu Quang và đền thờ Chu Văn An tại khu di tích Phượng Hoàng… được xây dựng mới hoặc tu bổ lớn những năm gần đây. Môi trường cảnh quan tại các khu di tích được bảo vệ khá tốt. Những nỗ lực to lớn của tỉnh đã góp phần tăng vị thế văn hóa xứ Đông lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu của hàng triệu du khách tới thăm quan, nghiên cứu học tập và sinh hoạt văn hóa tâm linh tại các di tích.
Di sản văn hóa chính là nguồn lực cho sự phát triển du lịch. Môi trường văn hóa, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch và phát triển các loại hình du lịch. Chính vì vậy mà công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể cũng được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm đầu tư, ngành Văn hóa thông tin thực hiện có hiệu quả. Tỉnh đã hoàn thành nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phong tục tập quán, lễ hội, văn nghệ dân gian, di sản Hán Nôm, làng nghề truyền thống nhân vật chí… Đó là những nguồn tư liệu quý giá cho công tác nghiên cứu khoa học, góp phần giáo dục truyền thống, xây dựng lối sống cao đẹp cho các thế hệ người Hải Dương hôm nay và mai sau. Hàng loạt làng nghề truyền thống được khôi phục và hỗ trợ phát triển theo một quy hoạch thống nhất, hiện đang hoạt động có hiệu quả, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và du lịch, dịch vụ. Các loại hình văn nghệ truyền thống như: Hát chèo, hát tuồng, hát ca trù, hát chầu căn, hát đối, hát trống quân đang được hồi sinh mạnh mẽ thông qua các hoạt động biểu diễn, giao lưu, liên hoan nghệ thuật, hội diễn, hội thi của đông đảo quần chúng tại các địa phương trong tỉnh. Hiện nay Hải Dương còn có 8 đoàn nghệ thuật xiếc tư nhân, 3 phường rối nước đang được bảo tồn và hoạt động hiệu quả, không chỉ thể hiện niềm đam mê nghệ thuật và ý thức
trách nhiệm của các nghệ sỹ, của đông đảo nhân dân Hải Dương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, đồng thời, đây là bằng chứng về những nỗ lực của tỉnh, của ngành Văn hóa Thông tin, đối với việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa, quyết tâm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cùng với sự bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các thiết chế và nếp sống văn hóa mới đang được xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động. Thiết chế văn hóa cấp tỉnh đều tập trung tại thành phố Hải Dương. Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ hơn 41 ngàn hiện vật, 16 bộ sưu tập hiện vật gốm, hàng năm thu hút hàng chục nghìn người tới tham quan, học tập, nghiên cứu. Thư viện tỉnh có hơn 92 ngàn bản sách, gần 200 loại báo, tạp chí với trên 50 ngàn lượt bạn đọc trong 1 năm. Nhà triển lãm thông tin hàng năm tổ chức từ 3 đến 4 cuộc triển lãm. Các thành tựu sản phẩm kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và của tỉnh được phản ánh khá kịp thời qua công tác triển lãm, thông tin, cổ động. Nhà văn hóa trung tâm tỉnh là nơi tổ chức nhiều sự kiện chính trị, văn hóa lớn của tỉnh, đồng thời, còn là địa chỉ yêu thích của hàng ngàn hội viên tới sinh hoạt nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao. Rạp chiếu bóng, nhà hát nhân dân cũng đang được đổi mới hoạt