Phát huy vị thế địa lý, các điều kiện tự nhiên – lợi thế của Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 82 - 84)

8. Kết cấu của luận văn

3.1. Các giải pháp phát huy nguồn phi nhân lực ở Hải Dương hiện nay

3.1.1. Phát huy vị thế địa lý, các điều kiện tự nhiên – lợi thế của Hải Dương

Là tỉnh có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế, nằm giữa tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thuộc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm ven tuyến đường huyết mạch phát triển kinh tế phía Bắc đã tạo không ít những thuận lợi cho phát triển kinh tế Hải Dương như giao thông thuận lợi, nối liền kinh tế giữa các tỉnh thành. Điều này giúp cho Hải Dương có tiềm năng và lợi thế nổi bật để tập trung thu hút phát triển nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ ven biển như công nghiệp bổ trợ ngành cơ khí đóng tàu, công nghiệp sản xuất kim loại, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, dịch vụ vận chuyển, cảng nội địa, khu hậu cần, xuất nhập khẩu hàng hoá và công nghiệp dịch vụ… phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

Vùng đất Hải Dương giàu về năng lượng và tiềm năng du lịch, có nhiều khu vực phát triển năng động với gia tốc lớn. Do vậy, trong mục tiêu phát triển hiện nay, tỉnh cần chú trọng các ngành công nghiệp mũi nhọn, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xuất khẩu, các trung tâm thương mại, du lịch, y tế, đào tạo tầm cỡ quốc gia. Trong những năm tới đây, hệ thống đường quốc lộ, các tỉnh lộ cần được hoàn thiện và mở rộng hơn nữa. Hệ thống vận tải đường thủy, cảng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sẽ ngày một đa dạng hơn. Đây sẽ là động lực và cơ hội thuận lợi cho Thành phố Hải Dương phát triển kinh tế và phát huy mạnh mẽ vai trò là một

trong những trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng và là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV xác định cũng xác định: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế thuộc các vùng và các tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh như: phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo điện tử dọc quốc lộ 5A; phát triển công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng khu vực Kinh Môn; phát triển du lịch, thương mại khu vực Chí Linh và dọc quốc lộ 18; xây dựng các khu công nghiệp, thương mại dọc đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Nội Bài - Hạ Long” [19, tr.56]. Bên cạnh đó, Hải Dương lại là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít chịu hậu quả của các trận thiên tai gây ra giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách ổn định không bị xáo trộn trước những biến động thời tiết. Hàng năm, các dự án đầu tư nước ngoài vào Hải Dương ngày càng nhiều do tỉnh nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch miền Bắc. Và đây là điều kiện giúp Hải Dương thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn và sử dụng công nghệ kỹ thuật cao vào trong sản xuất kinh doanh.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường nông thôn, hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật, các biện pháp bảo vệ môi trường, hoàn thiện các quy định bảo vệ môi trường, chỉ đạo, xử lý dứt điểm những nơi bức xúc về môi trường, trước hết là làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm; Tăng cường mạng lưới quan trắc về môi trường, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của luật pháp.

3.1.2. Phát huy các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên

Như đã biết, Hải Dương là một tỉnh có nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản khá phong phú và đa dạng. Để phát huy được nguồn lực này, tỉnh cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã; tăng cường quản lý, giám sát việc sử dụng đất theo quy hoạch. Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn, đô thị. Thực hiện giao đất, thu tiền sử dụng đất đối với các dự án khu

dân cư, khu đô thị đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư. Đôn đốc việc đầu tư xây dựng hạ tầng tại các khu CN; tiếp tục kiểm tra, xử lý các dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai. Hoàn thành toàn bộ hạ tầng các khu CN, hoàn chỉnh Quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương; tập trung lập quy hoạch một số dự án trọng điểm như khu vực phía Bắc sông Thái Bình, phía Nam sông Sặt, thành phố Hải Dương, quy hoạch phát triển các khu vực tập trung cao về công nghiệp (khu vực Kinh Môn, Kim Thành, Cẩm Giàng...). Ngoài ra, cần tổ chức thống kê đất đai năm 2014, thực hiện tốt việc đăng ký, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên, hoàn thiện việc chỉnh lý bản đồ hiện trạng sau thống kê biến động đất đai. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động tập kết nguyên vật liệu, khai thác đất đồi và cát sỏi lòng sông, lập bến bãi, xả nước thải vào nguồn nước trái phép. Tập trung giải quyết và xử lý các vấn đề nổi cộm, bức xúc về môi trường, nhất là việc xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại ở thành thị. Chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Hoàn thành quy hoạch xử lý chất thải rắn, quy hoạch xử lý nước thải; thí điểm xây dựng một số mô hình xử lý rác thải tại một số xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Dương hiện nay (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)