Vài nét về Thomas L.Friedman và các tác phẩm của ông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Thomas L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó (Trang 30 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Vài nét về Thomas L.Friedman và các tác phẩm của ông

*Đôi nét về cuộc đời của Thomas L.Friedman

Thomas Loren Friedman sinh ngày 20 tháng 7 năm 1953 là một nhà báo, nhà bình luận người Mỹ, từng đoạt được nhiều giải thưởng Pulitzer. Thomas Friedman sinh ra tại St.Louis Park, Minesota, một vùng ngoại ô của Minneapolis. Ông đã theo học ở trường trung học St.Louis Park và từng viết bài cho tờ báo của trường, bao gồm một câu chuyện về Ariel Sharon và một vị tướng người Isarel mà sau này đã trở thành thủ tướng của Isarel. Friedman tốt nghiệp vào năm 1971.

Friedman học tại trường Đại Học Minnesota được hai năm thì ông chuyển sang trường Đại Học Brandeis. Năm 1975, ông nhận được bằng cử

nhân về lĩnh vực nghiên cứu Địa Trung Hải của trường Brandeis. Sau đó ông theo học tiếp ở trường St.Antony tạị Đại Học Oxford bằng học bổng Marshall, sau đó nhận được bằng Thạc sĩ về lĩnh vực nghiên cứu Trung Đông. Ông có 2 con gái là Orly Friedman (1985) và Natalie Friedman (1988). Cả 2 đều sinh ra ở Isarel trong khi Friedman làm phóng viên cho The NewYork Times tại đây. Friedman đã dành nhiều tác phẩm xuất bản của ông cho 2 con gái.

Từ năm 2004, Friedman là thành viên của Hội Đồng Giải Thưởng Pulitzer. Năm 1982 ông được cử đến Beirus vào lúc bắt đầu của cuộc chiến Lebanon. Các bài viết tái hiện lại cuộc chiến tranh, đặc biệt là vụ thảm sát Sabra và Shatila đã mang lại cho ông giải thưởng Pulitzer về mảng phóng sự quốc tế. Cùng với David K.Shipler, ông đã giành được giải George Polk về mảng Phóng Sự Quốc Tế.

Thomas Friedman nhận nhiệm vụ đến Jerusalem từ năm 1984 đến 1988, và nhận được giải Pulitzer thứ hai cho bài viết tái hiện cuộc chiến tranh giữa Palestine và Isarel. Sau đó ông viết cuốn sách “Từ Beirus tới Jerusalem”, miêu tả lại những trải nghiệm của ông ở Trung Đông.

Friedman đồng tình với Ngoại Trưởng Mỹ James Baker trong suốt thời gian Tổng Thống George H.W.Bush nắm quyền. Sau cuộc tranh cử của Bill Clinton năm 1992, ông trở thành người đưa tin về Nhà Trắng cho báo Times. Năm 1994 ông bắt đầu viết nhiều hơn về chính sách đối ngoại và kinh tế, và chuyển tới báo The New York Time và phụ trách chuyện mục đối ngoại.

Tháng 2 năm 2002, Friedman đã gặp Thái tử Saudi Abdullah và dưới tư cách cá nhân ông đã khuyến khích Thái tử nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột Arab-Isarel bằng bình thường hóa quan hệ giữa hai bên, để người tị nạn có thể trở về quê hương của họ và chấm dứt các cuộc tấn công khủng bố Isarel. Ngài Abdullah đã đề xuất sáng kiến hòa bình Ả rập (Arab Peace Initative) mà

Friedman đã hết lòng ủng hộ trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh Beirus vào tháng ba.

Friedman đã nhận được từ Overseas Press Club giải thưởng cho cống hiến trọn đời và được sắc phong của Vương Quốc Anh bởi Nữ Hoàng Elizabeth II.

Các giải thưởng Pulitzer

1983: Cho bài viết tái hiện cuộc chiến tranh ở Lebanon. Một ví dụ điển hình về phóng sự quốc tế.

1988: Cho bài viết về Isarel: một ví dụ điển hình mảng phóng sự về các vấn đề quốc tế.

2002: Cho bình luận của ông về ảnh hưởng của mối đe dọa khủng bố với toàn cầu.

*Những tác phẩm tiêu biểu của Thomas L.Friedman

Tên tuổi của Friedman gắn liền với những cuốn sách nổi tiếng của ông viết về đề tài quan hệ chính trị giữa các nước, các vấn đề Trung Đông, toàn cầu hóa…Trong số đó phải kể đến một số những cuốn sách nổi tiếng như: “Chiếc Lexus và cây Ôliu”, “Thế giới phẳng”, “Nóng, phẳng, chật”, “Từ Beirut đến Jerusalem”, “Từng là bá chủ”

Cuốn sách “Từ Beirut đến Jerusalem”

Cuốn sách “Từ Beirut đến Jerusalem” chính là cuốn sách đầu tiên làm nên tên tuổi Thomas Friedman và mang về cho ông giải Pulitzer. Cuốn sách ra mắt năm 1989 đã đoạt giải sách quốc gia Mỹ, đưa cái tên của ông vào trí nhớ của bạn đọc quốc tế. “Từ Beirut tới Jerusalem” có gần 900 trang, cuốn sách như cuốn hồi ký và cũng là một cuốn từ điển thời sự về Trung Đông. Cuốn sách chia thành nhiều chương khác nhau trong hai phần. Ở phần thứ nhất, tác giả tái hiện sống động cuộc nội chiến của người dân Libăng, từ những xung đột nội bộ gay gắt đến khi nước Mỹ nhảy vào cuộc chiến bằng

cách nào và diễn biến ra sao. Trong phần thứ hai với nhan đề “Jerusalem”, tác giả vẽ nên bức tranh thu nhỏ về nền văn hóa của người Do Thái, nguồn gốc của người Israel, từ đó tác giả đi sâu phân tích lịch sử và diễn biến của cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel.

Cuốn “Chiếc Lexus và cây ôliu”

Chiếc lexus và cây ôliu” là một cuốn sách được xuất bản năm 1999 và ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất. Trong cuốn sách tác giả đã dùng hình tượng “chiếc lexus”- một chiếc xe mang thương hiệu nổi tiếng và hình ảnh “cây ôliu” cổ xưa bên bờ sông Jordan để làm phép ẩn dụ. Chiếc xe lexus là biểu tượng cho văn minh hiện đại, động lực tồn tại, cải tiến, làm giàu và hiện đại hóa. Trong khi đó cây ôliu là loại cây đại diện cho những gì gọi là gốc rễ, cội nguồn của chúng ta. Nói cách khác, cây ôliu như một biểu tượng của truyền thống văn hóa cũng như những điển cổ xưa của một dân tộc, một đất nước hay một cá nhân. Biểu tượng chiếc lexus và cây ôliu về bản chất, phản ánh thái độ tiếp cận của con người đối với quá trình tiến hoá và phát triển, có dũng cảm đánh đổi cái cũ và có cái nhìn tích cực với thể giới bên ngoài.

Cuốn sách được Thomas L.Friedman viết thành bốn phần. Phần đầu của cuốn sách giải thích cách nhìn vào hệ thống toàn cầu hóa ngày nay và cách hệ thống hoạt động. Phần hai giải thích cách thức mà các quốc gia, cộng đồng, cá nhân và môi trường tương tác với hệ thống. Phần ba giải thích sự chống đối toàn cầu hóa. Và phần bốn giải thích vai trò độc đáo của Mỹ, cũng như sự cần thiết phải tiếp tục vai trò này để ổn định hệ thống mới.

Toàn cầu hóa, theo quan điểm của Friedman, không phải là một trào lưu thời thượng mà là một hệ thống quốc tế thay chỗ cho hệ thống Chiến tranh Lạnh, đang trực tiếp hay gián tiếp tác động đến chính trị, môi trường, địa chính trị và kinh tế của hầu như mọi quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá

như một trò chơi nó buộc mọi người phải tham gia nếu những ai không tham gia sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, những người tham gia phải tuân thủ luật chơi hà khắc, cạnh tranh được lấy làm trung tâm. Ở đó, quá trình toàn cầu hóa được hình thành do sự thúc đẩy của nhiều yếu tố: dân chủ hóa, internet, đầu tư…

Toàn cầu hóa trở thành hệ thống quốc tế thay thế cho hệ thống hai cực thời chiến tranh lạnh. Nó tác động tới mọi đối tượng, ở mọi nơi trong cuộc sống và toàn cầu hóa là không thể đảo ngược. Nền kinh tế toàn cầu luôn luôn vận động theo quy luật vòng xoáy “mới, mới nhất và mới hơn nữa”. Tác giả đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa thông qua hai hình tượng tiêu biểu của tác phẩm “chiếc lexus” và “cây ôliu”. Bản sắc văn hóa là truyền thống văn hóa, là bản ngã của một cá nhân, một quốc gia, dân tộc nhưng sẽ không có chỗ cho ai muốn sở hữu chiếc lexus hạng sang nhưng tay vẫn ôm khư khư cây ôliu bản ngã. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa cần được quan tâm trong bối cảnh toàn cầu. Tác phẩm “Chiếc Lexus và cây Ôliu” đã đặt ra vấn đề về phát triển trong thời đại "phẳng" được thể hiện qua những mẩu chuyện được minh hoạ rất cụ thể và sinh động từ khắp nơi trên thế giới qua những vùng đất mà tác giả đặt chân tới.

Cuốn sách “Thế giới phẳng”

Tác phẩm được xuất bản năm 2005, và được xem như sự tiếp nối của cuốn sách "Chiếc Lexus và cây ôliu". Friedman tiếp tục khắc họa về hiện tượng mới trong xã hội và kinh tế do cuộc cách mạng internet và công nghệ thông tin mang lại. Giả thuyết của Friedman là sự lan tỏa cùng khắp những thông tin và kiến thức nhanh chóng qua internet đã san bằng mọi cách biệt về lợi thế kinh tế giữa các quốc gia, giữa các thể chế chính trị, và giữa các tầng lớp nhân dân. Kết quả là một thế giới phẳng, không còn rào cản với bất cứ ai cũng có thể nắm bắt những cơ hội mới do công nghệ mới tạo dựng.

Tác phẩm gồm 15 chương được chia ra sáu chủ điểm, Friedman đã tóm lược lịch sử phát triển thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa theo ba kỷ nguyên phát triển chủ yếu. Vấn đề cốt lõi của toàn cầu hóa của thế kỷ XX là sự vươn mình của các tập đoàn kinh tế đã phá vỡ các rào cản cho sự hội nhập kinh tế quốc tế. Trong tác phẩm “Thế giới phẳng”, Friedman nhấn mạnh đến sự phát triển toàn cầu hóa giai đoạn 3.0 từ những năm đầu của thế kỷ XXI.

Toàn cầu hoá 3.0 là quá trình làm thế giới co từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san bằng sân chơi toàn cầu. Toàn cầu hoá 1.0 với động lực là các quốc gia, của toàn cầu hoá 2.0 là các công ty thì động lực của toàn cầu hoá 3.0 có tính khác biệt đó là các cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Friedman cho rằng quá trình làm phẳng thế giới cho phép chúng ta kết nối tất cả các trung tâm tri thức trên hành tinh lại thành một mạng lưới toàn cầu đơn giản nhất. Ông chỉ ra mười lực trực tiếp làm phẳng thế giới.

Năm 2005, cuốn sách này được trao giải thưởng cuốn sách hay nhất trong năm do Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn. Hiện nay "Thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ XXI khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.

Cuốn sách “Nóng, Phẳng, Chật

Đây là tác phẩm nổi tiếng thứ ba của Thomas Friedman, được phát hành năm 2008. Trong cuốn sách này, Friedman đưa ra một cách nhìn mới về hai trong số những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: đó là khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc Mỹ đánh mất trọng tâm và

mục tiêu quốc gia một cách đáng ngạc nhiên kể từ sau sự kiện 11- 9. Cuốn sách mô tả về vị thế hiện nay của nước Mỹ và cho thấy giải pháp của hai vấn đề này có quan hệ với nhau sao cho vừa phục hồi thế giới đồng thời lại vừa tái sinh được nước Mỹ.

Friedman lý giải sự nóng lên của trái đất, dân số tăng nhanh và tầng lớp trung lưu trên thế giới đang phát triển mạnh, vốn là hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, đang góp phần tạo ra một hành tinh “nóng bức, bằng phẳng và chật chội”. Để thay thế phương thức sử dụng năng lượng hoang phí, kém hiệu quả hiện nay bằng một chiến lược sử dụng năng lượng sạch và bảo vệ môi trường, Friedman đưa ra chiến lược với tên gọi Mã Xanh. Ông giải thích rằng đây là một thách thức lớn nhưng cũng là một cơ hội vĩ đại mà nước Mỹ không thể bỏ lỡ. Ông cho rằng không thể thực hiện Mã Xanh nếu nước Mỹ không cam kết theo đuổi nó và đóng vai trò đi đầu. Cuộc cách mạng này sẽ tạo cảm hứng cho nước Mỹ huy động tất cả trí tuệ, sự sáng tạo để mang lại lợi ích chung cho mọi người dân Mỹ, nguồn nhân lực lớn nhất của đất nước.

Cuốn sách “Từng là bá chủ”

Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 2011. Trong cuốn sách, Thomas L.Friedman và Michael Mandelbaum, một trong những chuyên gia chính sách ngoại giao hàng đầu cùng đưa ra lời thức tỉnh và kêu gọi mọi người cùng hành động. Tác giả mở đầu cuốn sách dày hơn 400 trang bằng bối cảnh Thiên Tân, Trung Quốc và bắt đầu so sánh với nước Mỹ. Friedman và Mandelbaum vẽ ra một hình ảnh Trung Quốc phát triển vượt bậc, trở thành một đối thủ đe dọa nghiêm trọng vị thế của nước Mỹ, trong khi đó, nước Mỹ ngày càng lạc hậu, thụt lùi nhưng vẫn dương dương tự đắc về vị trí số một của mình.

Hai tác giả phân tích bốn thách thức Mỹ đang phải đối mặt: toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ thông tin, thâm hụt ngân sách kinh niên và thói quen tiêu dùng năng lượng quá mức. Họ cũng nêu rõ những việc nước Mỹ

phải làm hiện nay để duy trì giấc mơ Mỹ và phục hồi sức mạnh của nước Mỹ trên thế giới.

Tuy nhiên, hai tác giả cũng tự mô tả mình là những người lạc quan và đưa ra nhiều ví dụ về những trường hợp xoay xở để lật ngược tình thế, những nhà chính trị nhận thức được sự điên rồ của nền chính trị Mỹ. Các tác giả cố gắng tự lạc quan và làm cho độc giả lạc quan về tương lai của nước Mỹ. Tác giả hy vọng cuốn sách như một sự cảnh báo, một lời hiệu triệu người Mỹ đoàn kết, hy sinh cá nhân để giúp nước Mỹ tìm lại vị thế cũ. Hai ông cũng đề xuất cách thức rõ ràng để thoát khỏi cái bẫy nước Mỹ đang sa vào, trong đó có việc phải phục hồi một vài truyền thống quan trọng nhất và tạo ra một đảng phái chính trị thứ ba để kích thích cả đất nước. “Từng là bá chủ” là cuốn sách vừa nghiên cứu tỉ mỉ hiện trạng, vừa đưa ra tuyên ngôn mạnh mẽ về sự tái sinh của nước Mỹ.

Kết luận chƣơng 1

Như vậy, tư tưởng của Thomas. Friedman được hình thành từ việc kế thừa những tiền đề khoa học công nghệ và tiền đề lý luận. Đặc biệt là những thành tựu của khoa học công nghệ mà tiêu biểu là công nghệ thông tin đã làm thay đổi cách thức làm việc, học tập, chia sẻ thông tin của con người đã tác động mạnh mẽ đến nhận định của ông về toàn cầu hóa.

Từ nửa cuổi thế kỷ XX cho đến nay, có thể khẳng định rằng thế giới chịu sự tác động của những quá trình chuyển động lớn. Một là, trật tự thế giới hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành nhưng chưa được định hình rõ nét và ngày càng phát triển theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc. Sự trỗi dậy của châu Á với các cường quốc như: Ấn Độ và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Kết quả là có sự thay đổi sức hút kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông. Nhiều học giả còn gọi thế kỷ XXI là “thời” của phương Đông. Các

quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia đó. Sau Chiến tranh Lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực.

Hai là, quá trình quá độ từ trình độ văn minh công nghiệp lên trình độ văn minh hậu công nghiệp nhờ những tiến bộ của khoa học và công nghệ. Nền sản xuất toàn cầu đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động tạo ra cho con người mở rộng thêm tầm nhìn, đã làm cho không gian thu hẹp khoảng cách, con người xích lại gần gũi nhau hơn, hiểu biết thế giới khách quan khám phá quá khứ lịch sử cũng như dự đoán tương lai xác thực hơn tạo nên một sự phát triển nhảy vọt, một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại sang một thời đại kinh tế mới gọi là thời đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Thomas L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó (Trang 30 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)