Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Thomas L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó (Trang 52 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc. Xét về lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá không chỉ tạo ra cơ hội cho các quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Bản chất của văn hóa các dân tộc là sự khác biệt của các dân tộc này với các dân tộc khác. Vậy vấn đề đặt ra là những sự khác biệt đó sẽ tồn tại như thế nào trong thời đại toàn cầu hóa hiện đại, khi mà thế giới đang được san phẳng ?.

Trong hai tác phẩm của mình Friedmam đã dành ra những thời lượng nhất định để nhìn nhận về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa như một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ông viết: “Quy trình

độ phát triển kinh tế của một đất nước về một khía cạnh duy nhất là văn hóa là một điều thật là lố bịch, nhưng đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một đất nước mà không tính đến yếu tố văn hóa cũng lố bịch không kém”[12, tr.473]. Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ này thì bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc là cái quyết định, là cơ sở vững chắc để mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế có hiệu quả. Xử lý hài hòa những mối quan hệ này sẽ giúp phát huy được tiềm năng lợi thế so sánh của mình, vừa tranh thủ được các điều kiện, các nguồn lực bên ngoài đề phát triển. Friedmam viết “Nếu không còn môi trường thì sẽ không còn văn hóa bền vững; và nếu không có văn hóa bền vững thì sẽ không có cộng đồng bền vững; và nếu không có cộng đồng bền vững thì toàn cầu hóa bền vững sẽ không đến với chúng ta” [11, tr. 371].

Friedman nhìn nhận hai khía cạnh của văn hóa có liên quan đến thế giới phẳng đó là: văn hóa của dân tộc bạn hướng ngoại như thế nào ?. Thể hiện ở mức độ mở của văn hóa, sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài ra sao. Khía cạnh thứ hai đó là văn hóa của dân tộc bạn hướng nội như thế nào ?. Tác giả muốn nhấn mạnh đến ý thức đoàn kết dân tộc, lòng tin và sự quan tâm đến đồng bào của mình ra sao.

Để bàn về vấn đề trên Friedmam sử dụng hai hình tượng ẩn dụ là “chiếc lexus” và “cây ôliu”. Đây là hai hình tượng tiêu biểu để đại diện cho những mâu thuẫn trong thời Hậu chiến tranh lạnh và cũng là hình tượng để miêu tả bối cảnh thế giới. Với một nửa thế giới đã thoát ra khỏi những hậu quả của cuộc chiến, đẩy mạnh sản xuất và cải tiến “chiếc xe lexus” sang trọng, dành hết sức cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tinh giản và tư nhân hóa nền kinh tế của họ trong thời toàn cầu hóa. Trong khi một nửa kia

của thế giới, cũng có khi là phân nửa của một đất nước, hay phân nửa của một cá nhân vẫn tiếp tục loay hoay tranh giành xem ai là chủ của một “cây ôliu” nào đó. Thế giới vẫn tồn tại “nhiều cuộc vật lộn, kéo co và bập bênh giữa cây ô liu và chiếc lexus” [11, tr.67]

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về ý nghĩa của hai hình tượng này chiếc xe lexus là biểu tượng cho văn minh hiện đại. Nhà máy lexus tại Tokyo mỗi ngày sản xuất 300 chiếc, sử dụng 66 công nhân và 310 người máy. Tự động hoá, tốc độ và chính xác tuyệt đối con người ở đó chỉ có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chỉ có vài người tham gia vào việc vặn một vài chiếc ốc hoặc hàn một vài bộ phận. Hầu hết mọi việc còn lại do những người máy vận hành. Điều đó nói lên rằng, sự phát triển của khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay đang ở mức độ vượt bậc, máy móc đang dần thay thế con người trong nhiều khâu sản xuất.

Trong lúc đó tại Beirut và Jerusalem, con người vẫn đang bắn giết nhau chỉ vì tranh chấp xem ai là người chủ của cây ôliu. Xung đột giữa người Serb và người Hồi giáo hay giữa người Do Thái và người Palestine về việc sở hữu cây ôliu chỉ để trả lời cho câu hỏi: tôi phải là người được thừa nhận sở hữu giá trị biểu tượng này. Nếu không, tôi sẽ bị thống trị về kinh tế, chính trị và quan trọng nhất, tôi sẽ không được coi là một dân tộc có bản sắc. Ôliu là loại cây quan trọng, chúng đại diện cho những gì là gốc rễ của chúng ta, che chở chúng ta và đưa chúng ta vào thế giới này – dù cho chúng là tài sản của một gia đình, một cộng đồng, một bộ tộc, một đất nước, một tôn giáo hay một nơi được gọi là quê hương. “Cành cây ô liu cho ta mái ấm gia đình, niềm vui cá nhân, sự gần gũi trong quan hệ giữa con người, sự sâu sắc của quan hệ lứa đôi, cũng như tính tự tin và khả năng vươn tới để đối phó với các quan hệ bên ngoài. Chúng ta tranh đấu triền miên để giành giật những cây ô liu vì chúng tạo cho ta cảm giác hãnh diện và hòa hợp – cảm giác thiết yếu cho con người

tồn tại, cũng tựa như cơm ăn áo mặc [11, tr.63]. Thực vậy, một trong những lý do khiến cho khái niệm quốc gia sẽ không bao giờ mất đi, ngay cả khi chúng suy yếu, cũng chính là cây ô liu – cách diễn đạt tối thượng nguồn gốc của chúng ta về ngôn ngữ, địa lý và lịch sử. Nếu đứng một mình, bạn không thể nào là một con người hoàn chỉnh. Một mình, bạn có thể là một người giàu có. Một mình, bạn có thể là một nhà thông thái. Nhưng bạn không bao giờ là người hoàn chỉnh nếu đứng một mình. Bạn phải là người có cội nguồn có bản sắc riêng tức là bạn phải thuộc về một cây ô liu nào đó.

Cây ôliu là loại cây đại diện cho những gì gọi là gốc rễ, cội nguồn của chúng ta. Nói cách khác, cây ôliu như một biểu tượng của những truyền thống văn hóa cũng như những điều cổ xưa của một dân tộc, một đất nước. Còn chiếc lexus thì lại khác. Nó đại diện cho động lực không kém phần quyết định của nhân loại - động lực tồn tại, cải tiến, làm giàu và hiện đại hóa - điều hiển nhiên trong hệ thống toàn cầu hóa ngày nay. Biểu tượng chiếc lexus và cây ôliu, về bản chất, phản ánh thái độ tiếp cận của con người đối với quá trình tiến hoá và phát triển. Với quy luật vận động đi lên của vạn vật, việc có theo kịp với sự thay đổi hay không phụ thuộc vào khả năng thích nghi cái mới, vào sự dũng cảm đánh đổi cái cũ và cái nhìn tích cực với thế giới bên ngoài.

Theo lời tác giả, dẫu cây ôliu là thiết yếu với bản ngã của chúng ta, nhưng nếu cứ khư khư bám lấy nó thì có thể khiến chúng ta xây dựng bản sắc, các mối quan hệ và cộng đồng dựa trên việc tận diệt các cộng động khác. Còn chiếc lexus thì sao ?. Có thể nói đó là hiểm họa lớn nhất đối với cây ôliu, nó bắt nguồn từ những thế lực thị trường và công nghệ mang thuộc tính đồng hóa, tiêu chuẩn hóa và vô danh, những thứ hình thành nên hệ thống toàn cầu hóa ngày nay, cũng như là những cơ hội thuận lợi nhất cho sự phát triển của những cây ôliu biết nắm lấy cơ hội. Lexus và ôliu là hai phần hòa hợp trong chúng ta, không phần nào có thể hoặc nên được độc tôn. Hai động lực có thể

cạnh tranh nhau, hay hòa hợp với nhau, hay nhất thời thắng thế nhau. Có những điều trong hệ thống này giúp cho chiếc lexus trở nên hùng mạnh, chà đạp lên tất cả những hàng cây ôliu trên con đường mà nó đi qua. Nhưng cũng có những khía cạnh trong hệ thống toàn cầu hóa đã tăng cường sức mạnh cho những cộng đồng chính trị nhỏ nhoi và kém cỏi nhất, có thể tận dụng kỹ thuật và thị trường mới để bảo tồn những cây ôliu, những giá trị và bản sắc văn hóa của mình.

Cuộc vật lộn giữa cây ôliu và chiếc lexus trong hệ thống toàn cầu hóa được Friedmas dẫn chứng bằng vô vàn những dữ kiện trên toàn thế giới. Đó là trong cuộc trưng cầu dân ý tại Nauy năm 1994 về vấn đề đất nước này có nên gia nhập châu âu hay không. Cuộc trưng cầu dân ý đã thất bại vì có quá nhiều người lo sợ rằng việc gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) sẽ làm xóa bỏ rất nhiều bản sắc và lối sống của người Nauy, trong khi những lợi ích mà họ được hưởng từ việc tham gia Liên minh Châu Âu lại không xứng đáng với những mất mát tổn thất mà họ phải chịu.

Nhưng chúng ta cũng có thể thấy được mối quan hệ hòa đồng giữa hai đối tượng này bằng câu chuyện của Glenn Prikett về thái độ của những thành viên trong một ngôi làng của người da đỏ thuộc bộ tộc Kayapo. Đây là một bộ tộc nằm ở vùng sâu trong rừng mưa nhiệt đới Amazone, điều kỳ lại là họ đã đồng ý để những nhà khoa học, môi sinh và những doanh nhân có ý thức về xã hội thực hiện những kế hoạch trên đất của họ với sự cam kết về bảo đảm cho môi trường, nhưng đồng thời dân làng thường xuyên cập nhật thông tin về giá vàng để có thể đưa ra mức lệ phí phù hợp đối với đối tác, nhằm mục đích thu tiền để đảm bảo cho cuộc sống độc đáo của họ trên mảnh đất ấy.

Một ví dụ khác cho thấy sự cân bằng giữa chiếc xe lexus và cây ôliu đó là trong chuyến bay của hãng hàng không Gulf Air từ Bahrain sang Londo, một kênh truyền hình trong khoang hạng thương gia, có lắp đặt hệ thống định

vị cho hành khách có thể xác định được cự ly và vị trí của chiếc máy bay với thánh địa Mecca. Sử dụng hệ thống định vị qua vệ tinh cho thấy chiếc máy bay đang ở vị trí nào và vị trí thánh địa dịch chuyển đến đâu. Điều này giúp các hành khách người Hồi giáo, cầu nguyện năm lần mỗi ngày, hướng chính xác về thánh địa Mecca.

Đáng nói hơn nữa là câu chuyện được ghi lại trong mẩu tin của một tờ tạp chí Sport Illustrated số ngày 11-8-1997 nói về nội dung đội bóng đá câu lạc bộ Llansantffraid, xứ Wales, có lịch sử 38 năm thi đấu, nay đã đổi tên thành đội “giải pháp mạng toàn diện” để đổi lấy sự tài trợ của một công ty điện thoại. Rõ ràng đây là một minh chứng cho thấy cũng có trường hợp chiếc lexus có thể chế ngự hoàn toàn cây ôliu.

Qua những dẫn chứng nêu trên trong tác phẩm, có thể dễ dàng nhận thấy, môi trường toàn cầu hóa là một môi trường lý tưởng cho chiếc lexus cũng như cây ôliu phát huy khả năng của mình. Friedmas cho rằng giữ gìn cây ôliu hay bản sắc văn hoá không phải là sự trở về với quá khứ, khôi phục lại y nguyên những truyền thống dân tộc và hành xử theo những lối mòn quá khứ; song cũng không thể là sự sao chép văn hoá bên ngoài. Mà chính là sự mở rộng giao lưu văn hoá, tạo ra nhiều cơ hội tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nền văn hoá, văn minh nhân loại để làm giàu kho tàng văn hoá dân tộc. Bằng cách đó, chúng ta tạo ra động lực quan trọng định hướng sự phát triển kinh tế của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Friedman viết “Thách thức trong thời toàn cầu hóa đến với đất nước và con người là làm sao dung hòa được giữa việc bảo tồn bản sắc, quê hương và cộng đồng… đồng thời nỗ lực hết mức để tồn tại cho được trong hệ thống thế giới. Bất cứ xã hội nào muốn thịnh vượng về kinh tế đều phải cố gắng chế tạo cho được xe lexus và lái chúng ra thế giới” [11, tr.75] . Nhưng người ta cũng đừng bao giờ ảo tưởng rằng chỉ cần tham gia tích cực vào kinh tế thế giới không thôi có thể tạo

được xã hội lành mạnh. Nếu hội nhập đạt được trong điều kiện phải hy sinh bản sắc của một đất nước, thì hội nhập đó không có ý nghĩ gì. Do đó sự sống còn của toàn cầu hóa phụ thuộc một phần vào nỗ lực của chúng ta xây dựng sự cân bằng giữa phát triển và cội nguồn. “Một đất nước không có những rặng cây ô liu khỏe khoắn sẽ không bao giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm để có thể đón nhận và hội nhập với thế giới. Nhưng một đất nước mà chỉ có những rặng ô liu không thôi, chỉ lo giữ cội rễ, mà không có xe Lexus, thì sẽ không bao giờ tiến xa được. Giữ cân bằng giữa hai yếu tố nói trên là một cuộc vật lộn triền miên” [11, tr.75]

Quả thực toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường với những nền kinh tế mở theo quy mô cho phép một thương vụ và sản phẩm có thể dồng loạt được bán ở mọi nơi trên thế giới. Điều này tạo nên một thế lực đồng hóa có thể xóa nhòa sự đa dạng về văn hóa những thành tựu mà mỗi cộng đồng phải kỳ công xây dựng. Chỉ có một hy vọng để có thể ngăn nó lại đó là việc các nước cần có công cụ sàng lọc về văn hóa và môi trường để họ có thể giao thiệp với “bầy thú điện tử” và tự tin mặc “chiếc áo nịt vàng” mà không sợ bị nghiền nát về văn hóa. Nếu các nước trong bối cảnh hiện nay không làm được điều đó thì chúng ta sẽ trở nên nghèo đi, sẽ bị xóa sổ trên bản đồ văn hóa thế giới. Nơi nào cũng sẽ giống nơi nào, đâu đâu người ta cũng có thể thấy KFC, McDonal, khách sạn Marriott…Để làm được tất cả nhưng điều trên Friendman cho rằng cần sử dụng một hệ thống sàng lọc quan trọng nhất là khả năng “địa phương hóatoàn cầu”.

Ông định nghĩa “địa phương hóa toàn cầu” là khả năng của một nền văn hóa, khi va chạm với một nề văn hóa mạnh mẽ khác, có thể hấp thụ những ảnh hưởng lành mạnh để tự làm giàu có giá trị của nó, nhưng lại có thể kháng cự và cô lập những điều thực sự quái gở, không phù hợp, để hai thứ giá trị đều có thể cũng được thưởng thức. Mục đích duy nhất của sự địa phương

hóa là hội nhập những khía cạnh của toàn cầu hóa vào đất nước và văn hóa của bạn theo hướng sẽ giúp cho sự tăng trưởng, đa dạng, và không được đè bẹp các giá trị nội địa” [11, tr.362]. Địa phương hóa vẫn chưa đủ để bảo vệ các nền văn hóa bản xứ, cần phải có những hệ thống sang lọc mạnh mẽ khác, Trước hết cần có luật phân chia khu vực, luật định những nơi cần bảo tồn và những chiến dịch giáo dục nhằm bảo tồn và những chương trình giáo dục nhằm bảo tồn những văn hóa độc đáo. Friedman rất thẳng thắn khi cho rằng những hệ thống sàng lọc trên là vô cùng đúng đắn nhưng chúng chỉ đem lại hiệu quả thực sự khi sử dụng chúng đồng thời được xây dựng trên cương lĩnh chính trị của một nền chính trị nhất quán.

Văn hóa quy định một loạt các thói quen, truyền thống khuôn mẫu của cuộc sống và mang lại cấu trúc và ý nghĩa của cuộc sống. Khi mà các quốc gia hay các nền văn hóa thiếu khả năng địa phương hóa sẽ “nhổ bật” gốc rễ của văn hóa. Hệ quả sẽ xuất hiện phản ứng như của các phần tử bời lẽ họ đang lo sợ rằng văn hóa của họ sẽ bị văn hóa toàn cầu chế ngự, chính vì thế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Thomas L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)