Vấn đề dân chủ hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Thomas L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó (Trang 61 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Vấn đề dân chủ hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Dân chủ hóa là một khái niệm được sử dụng trong khoa học chính trị và xã hội học để chỉ những thay đổi về mặt cấu trúc trong xã hội, với mục đích là để thay thế những xã hội toàn trị, tập trung quyền lực vào một nhóm người sang một hệ thống mà người dân có thể kiểm soát quyền lực, góp tiếng nói, cùng quyết định một cách tự do và như vậy đưa tới một xã hội công bằng hơn. Friedman khái quát bốn cuộc dân chủ hóa trong tác phẩm “Chiếc lexus và cây ôliu” giúp người đọc tìm hiểu về vấn đề dân chủ hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa một cách sâu sắc.

*Thứ nhất là dân chủ hóa công nghệ

Công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố hàng đầu trong quá trình toàn cầu hóa. Công nghệ là dung môi, là chất keo kết dính bắt buộc để toàn

cầu hóa diễn ra. Sự thay đổi trong cách chúng ta giao tiếp và liên lạc với nhau được tác giả ví như sự dân chủ hóa công nghệ và đó cũng là thứ mà ngày càng nhiều người ở nhiều quốc gia ngày càng kết nối với các dịch vụ internet, cáp quang, di động…để tiện lợi trong giao tiếp, thu hẹp khoảng cách và có cước phí ngày càng rẻ.

Friedman đã đặc biệt giới thiệu quá trình hình thành internet để làm rõ sự quan trọng của internet đối với toàn cầu hóa. Internet đã kết nối các quốc gia, khu vực với nhau, không còn các rào cản về địa chính trị. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới con người ta hiểu biết nhiều như ngày nay về số phận của đồng loại, về các loại sản phẩm và tri thức. Và giai đoạn tiếp theo trong thế kỷ XXI đó là việc người ta được trang bị hệ thống viễn thông internet bằng tốc độ nhanh ngay tại nhà, văn phòng trên các máy tính cầm tay. Internet cao tốc cho phép truy cập suốt ngày đêm, tựa như tivi lúc nào cũng bật, thông tin cập nhật hơn, đến nhanh hơn và chi tiết hơn. Từ chiếc máy tính xách tay hay smart phone đi trên đường, bạn có thể họp bàn, giao dịch với đồng nghiệp và khách hàng ở nhiều nơi khác kết nối “bầy thú điện tử” với các siêu thị tài chính.

Internet mở ra nhiều cơ hội, phương thức mới. Với internet, bạn có thể tự mình mở một cửa hàng, một dịch vụ hay thậm chí là có thể đại học từ xa - online trên mạng. Bạn không cần phải tới siêu thị hay chợ để mua một món hàng nào đó mà chỉ cần lên internet, dùng thẻ tín dụng của mình là có thể mua ngay những món hàng mà mình cần. Internet thay đổi phương thức mua bán, tiếp thị và sinh hoạt của con người. Chúng ta có thể học tập, làm việc, mua bán và giao tiếp qua internet. Ngày nay người ta hoàn toàn có thể nghĩ tới những công ty kinh doanh mà thậm chí không cần đến một trụ sở làm việc chính.

Internet đã thực sự từng bước từng bước xâm nhập vào mọi ngóc ngách, mọi nơi trên thế giới. Giờ đây, internet, điện thoại di động và email đã

trở thành công cụ thiết yếu của nhiều người, không chỉ ở các nước phát triển đến nỗi họ không thể tưởng tượng cách sống nếu thiếu chúng. Sự phát triển của công nghệ phần cứng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa internet đến với toàn thế giới.

Friedman nhận ra sức mạnh mới để đẩy nhanh tốc độ toàn cầu hóa là sự dân chủ hóa công nghệ. Các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn, toàn thế giới hoạt động như một cơ thể sống và đồng nhất với nhau. Nhờ sự dân chủ hoá của công nghệ, ngày nay chúng ta có dịch vụ ngân hàng, văn phòng, tòa báo, nơi giao dịch chứng khoán, trường học, tất cả đều có trong mỗi căn nhà nơi chúng ta sinh sống.

*Thứ hai là dân chủ hóa tài chính

Sự thay đổi trong cách mà chúng ta đầu tư được Friendman ví như sự dân chủ hóa tài chính. Sự xuất hiện của thị trường chứng từ có giá từ những năm 60 - đây là những cổ phiếu mà các công ty phát hành nhằm huy động vốn, dần dần xóa thế độc tôn cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Nếu như trong thời Chiến tranh Lạnh tư bản không thể được chuyển dời một cách nhanh chóng và dễ dàng thì trong thời toàn cầu hóa hiện nay chứng khoán mở cửa cho các công ty, các nhà đầu tư những người mà chưa bao giờ có thể tiếp cận các nguồn tiền mặt huy động vốn trước đây. Nguồn vốn đầu tư tài chính có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho một đất nước nếu nó đáp ứng được lợi nhuận lâu dài của các nhà đầu tư, ngược lại nếu không đáp ứng họ thì họ sẽ quay lưng lại với quốc gia đó. Mỗi quốc gia nhận được nguồn vốn đầu tư tài chính cần phải có biện pháp kiểm soát tình thế và xây dựng những bước đệm để tránh những cú sốc đầu tư.

Thomas L.Friedman đã hình ảnh hóa các nhà đầu tư tài chính là “Bầy thú điện tử” ông đưa ra nhiều thực tế về ảnh hưởng của bầy thú điện tử đối

với một đất nước hay một công ty. Tuy nhiên thực tế về Malaysia là thú vị nhất. Trong hai thập kỷ “bầy thú điện tử” đã đầu tư cả trực tiếp cả gián tiếp vào Malaysia không biết bao nhiêu tiền. Và điều đó giúp cho Malaysia nâng mức thu nhập đầu người lên rất cao. Đó là thời kỳ Malaysia tuân thủ luật chơi của “bầy thú điện tử”. Đến khi Malaysia vay nợ quá nhiều để xây dựng, tài chính có nhiều vấn đề bất ổn thì “bầy thú điện tử” đã giận dữ bỏ đi kiếm ăn nơi khác.

Những sản phẩm tài chính ngày nay rất đa dạng. Tính đa dạng của các loại công cụ tài chính và các thời cơ đã trở thành cơ hội ngàn vàng đối với các nước phát triển cũng như đang phát triển và các doanh nghiệp – khiến cho một vài trong số họ tăng trưởng nhanh chưa từng thấy. Hỗn hợp các loại cổ phần và trái phiếu, hàng hóa và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn và hợp đồng phát sinh đến từ nhiều quốc gia và thị trường trên thế giới khiến bạn có thể đặt cọc đầu tư trên bất cứ mặt hàng hay dịch vụ gì. Cùng với việc phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho có ngày càng nhiều người tham gia vào thị trường tài chính. Đầu tư toàn cầu giờ đây dễ dàng đến mức khiến cho người dân ai cũng nghĩ thị trường ở đâu cũng thực hành lối làm ăn tương tự như ở phố Wall. Đương nhiên cùng với đó cũng là nhiều rủi ro và thất bại nhiều hơn.

Đối với các thị trường tài chính mới, thì các nhà đầu tư lớn ít khi để ý và theo dõi chúng. Hậu quả là những cư dân bản xứ với những hiểu biết cặn kẽ tình hình địa phương của họ, thường là những người đầu tiên đầu cơ dựa trên chính đồng nội tệ ít khả năng chuyển đổi ở chính nơi đó. Và khi hệ thống thị trường tài chính nội địa và những giao dịch tài chính quốc tế được thả nổi, thì chính những cư dân địa phương nọ được lợi, vốn chuyển và mua ngoại tệ vào để giữ giá. Dân địa phương, thông qua bè bạn, cha mẹ và các quan hệ làm ăn, bao giờ cũng biết cặn kẽ chi tiết về hoàn cảnh kinh tế của đất nước mình –

chính họ là những người đi đầu trong việc bỏ đi tìm kiếm những vùng đất mới. Ngày nay, họ làm được điều đó một cách dễ dàng hơn – thay vì như trước kia khi họ phải lén lút chuyển tiền, phải mở tài khoản nước ngoài với điều kiện họ dùng tên người khác.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi các quốc gia thường bảo hộ thị trường nội địa bằng hàng rào thuế quan, các công ty xuyên quốc gia thường chú trọng đầu tư vào những nơi có thị trường lớn, nhằm vượt thứ hàng rào đó. Trong toàn cầu hóa, các công ty xuyên quốc gia ngày càng cần phải mở rộng ra nước ngoài, không chỉ để trở thành những nhà sản xuất hiệu quả ở các quốc gia đó, mà còn để trở thành những nhà sản xuất giỏi trên toàn cầu. Phần nhiều những đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ngày nay không bị bó gọn vào việc xây dựng nhà máy hay cơ sở sản xuất. Thêm vào đó là lập liên minh với các đơn vị địa phương của các nước, những nơi vốn có sẵn cơ sở sản xuất – những địa phương này sẽ trở thành chi nhánh, đối tác và nhà thầu cho các công ty xuyên quốc gia – những quan hệ đối tác như vậy có thể di chuyển từ nước nọ sang nước kia, từ đối tác này sang đối tác khác, quay vòng nhanh, tìm ra giải pháp giảm thuế hữu hiệu nhất, sử dụng phương tiện và sức lao động có chi phí thấp nhất và sức cạnh tranh được duy trì.

Mỗi quốc gia đang phát triển đều cực kỳ muốn có đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, vì đó là cơ hội nhanh nhất để họ đại nhảy vọt trong công nghệ. Khi đó các nước này sẽ là những đối thử cạnh tranh của nhau. Vì thời nay là lúc chính các nhà đầu tư đứng ra cầm cân nảy mực, phân phối tài nguyên. Nhờ tự do hóa trong tài chính, chúng ta đã tiến từ một thế giới mà trong đó chỉ một số ngân hàng nắm giữ các khoản nợ không giới hạn của một vài quốc gia sang một thế giới trong đó có rất nhiều chủ ngân hàng cho vay những khoản tiền lớn cho nhiều quốc gia, một thế giới mà một số nhà đầu tư, ngân hàng giàu có cho nhiều nước vay và đến nay là một thế giới nhiều cá

nhân, thông qua các quỹ lương hưu, tương hỗ cho nhiều quốc gia vay một lượng tiền lớn.

*Thứ ba là dân chủ hóa thông tin

Sự thay đổi thứ ba trong thời đại toàn cầu hóa - một sự thay đổi mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong thế giới ngày nay đó chính là cách mà chúng ta hiểu biết về thế giới. Friedman gọi sự thay đổi này là “dân chủ hóa thông tin”. Nhờ những chiếc ăng ten chảo, internet và tivi chúng ta có thể xem, nghe, quan sát hầu như tất cả mọi thứ ở tất cả mọi nơi có sự góp mặt của khoa học công nghệ.

Bước đột phá này bắt đầu từ sự toàn cầu hóa trong lĩnh vực truyền hình. Nếu như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, truyền hình và phát thanh là những lĩnh vực bị hạn chế, thì nay tình hình này đã chấm dứt nhờ sự ra đời của hệ thống cáp quang, công nghệ thu nhỏ giúp cho mọi người có thể ngồi ở nhà mà vẫn tổng hợp được thông tin một cách nhanh nhất qua truyền hình và internet. Thông tin được dân chủ hóa do công nghệ “nén thông tin” phát triển.

Quan trọng tương đương với công nghệ truyền hình cáp và viễn thông qua vệ tinh chính là internet. Internet chính là trụ cột trong quá trình dân chủ hóa thông tin, internet có thể đến với từng người từng nhà trên khắp hành tinh. Các cá nhân có thể phối hợp với nhau mà nhiều người trong số họ chẳng bao giờ gặp nhau, nhưng họ có thể tương tác trong công việc trên mạng, chia sẻ thông tin, đóng góp sáng kiến với nhau.

Kết hợp các yếu tố của dân chủ hóa thông tin, ta thấy ngày nay dân chúng không còn bị bưng bít về những gì xảy ra với đất nước hay ngoài biên giới đất nước của họ. Thông tin về cuộc sống trong nước không còn bị tô vẽ theo lối tuyên truyền. Nhờ quá trình dân chủ hóa thông tin chúng ta càng thấu hiểu hơn về cuộc sống của đồng loại, cho dù đất nước của họ có ở một nơi xa xôi, không còn một bức tường vững chãi nào trên thế giới nữa. Một khi chúng

ta hiểu hơn về đời sống của người khác thì một động lực chính trị mới sẽ xuất hiện. Khi dân chúng biết nhiều hơn thì các vị lãnh đạo sẽ có ít lựa chọn hơn. Nếu họ không nghe theo, không giúp dân thì họ sẽ gặp trở ngại. Friedman đưa ra một ví dụ rằng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh “các nhà lãnh đạo thường nói “ Các anh bây giờ sướng hơn đời bố các anh, đúng không?...Nhưng ngày nay dân chúng không so sánh đời họ với đời cha ông họ. Họ có thêm nhiều thông tin hơn. Giờ đây họ so sánh đời họ với đời sống của nhân dân các nước láng giềng” [11, tr. 109].

Dân chủ hóa thông tin cũng làm thay đổi thị trường tài chính. Ngày nay, các nhà đầu tư không những có thể tự mua bán cổ phần và trái phiếu trên toàn thế giới, không những có thể mua bán ngay từ máy tính ở nhà mà họ còn được các công ty internet cung cấp hầu như miễn phí các thông tin và dự đoán tài chính qua mạng. Việc này sẽ giúp cho những người tài giỏi thực sự, có những kĩ năng thu thập và tổng hợp thông tin trên internet sẽ chiến thắng trong cuộc đua kiếm lợi nhuận qua thị trường tài chính.

*Thứ tư là dân chủ hóa việc vạch quyết định và phân quyền, chia sẻ thông tin

Hội nhập toàn cầu hóa là chúng ta đã bước vào một môi trường với nhiều thay đổi khác trước, vấn đề phương pháp quản trị một lần nữa được đề cập sâu sắc trong tác phẩm “Chiếc lexus và cây ôliu”. Tác phẩm đưa đến nhận định quý giá về quản trị doanh nghiệp trong hệ thống toàn cầu hóa.

Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, thông tin được truyền lên đầu não và nhân viên ở dưới chỉ việc ngồi đợi quyết định từ trên xuống. Tác giả đưa ra ví dụ về Chính quyền Xô Viết tập trung toàn bộ chức năng lãnh đạo vào một bộ phận nhỏ ở trung ương. Toàn bộ chính sách đều do trung ương quyết định. Trung ương truyền đạt cho bạn những gì bạn được phép nghĩ, hành động, tuân thủ, và chỉ đạo ý thích của bạn. Trung ương quy tụ toàn bộ các đầu mối thông

tin – dữ liệu được truyền tới trung ương và chỉ có một nhóm nhỏ đầu não mới biết được bức tranh toàn cảnh.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, chúng ta cần dân chủ hóa trong việc hoạch định chính sách - tản quyền - chia sẻ thông tin: các nhân viên được cung cấp đầy đủ thông tin, được giao quyền để tự quyết về cách làm, tự quản trị công việc. Thông tin giúp cho việc hình thành các giải pháp cho khách hàng không nằm ở cơ quan đầu não của các công ty mà nằm ở vòng ngoài do chính những cơ sở tiếp thị và buôn bán trực tiếp trên thị trường tiêu thụ. Nếu công ty của bạn không cho phép những chuyên viên buôn bán và tiếp thị ở vòng ngoài được quyết định và chia sẻ thông tin họ nắm được thì công ty của bạn sẽ gặp khó khăn.

Do đó, trong thời kỳ toàn cầu hóa, ta cần áp dụng phương pháp quản trị thích hợp đó là thay vì phương châm “Tôi chịu trách nhiệm” bằng phương châm “Tôi giao trách nhiệm”. Tức là các tổng giám đốc là người có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển, hình thành luật lệ làm việc, phát động phong trào ở các khâu chủ yếu và giành cho các quản đốc ở tuyến đầu – trên thị trường và quan hệ trực tiếp với khách hàng – vạch những quyết định cụ thể của riêng cá nhân họ. Giám đốc sẽ vạch chiến lược kết nối mọi người đưa mọi người vào guồng máy, khởi động guồng máy.

Đối với nhân viên, phải thu thập thông tin, chia sẻ thông tin và vạch tất cả các quyết định, nhanh chóng, kịp thời và thích ứng với thị trường. Chủ động phát huy quyền hạn do phương pháp quản trị mang tính dân chủ mang lại. Quyết định nhiều hơn và nắm được nhiều thông tin hơn. Các nhân viên phối hợp thành một đội hình hợp tác cùng làm việc và không phải cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng của Thomas L.Friedman về toàn cầu hóa và những vấn đề của nó (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)