7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đƣợc coi là một động lực của sự phát triển nhƣng ở nƣớc ta nguồn nhân lực lại bị hạn chế cả về mặt số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng.
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, tỷ lệ dân số trẻ cao so với thế giới. Đây là một thuận lợi xét từ góc độ cung ứng lao động, nhƣng lại là một khó khăn khi nền sản xuất xã hội không đáp ứng đủ việc làm cho ngƣời lao động.
Về dân số, Việt Nam có qui mô dân số trên 90 triệu ngƣời, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng.
Lực lƣợng lao động nƣớc ta hiện nay khoảng trên 52 triệu ngƣời, và mỗi năm tăng thêm trung bình 1,5 – 1,6 triệu ngƣời. Thể lực và tầm vóc của ngƣời Việt Nam (xét về thể lực của nguồn nhân lực) đã đƣơc cải thiện và từng bƣớc đƣợc nâng cao, tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực (Nhật Bản, Thái Lan, Singapo, Trung Quốc…) nói chung thấp hơn cả chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai. Là một quốc gia đông dân, Việt Nam có nguồn cung ứng lao động dồi dào, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi 60% dân số (năm 2010) đất nƣớc đang trong độ tuổi lao động. (Số liệu sử dụng từ Niên giám thống kê năm 2013 của Tổng cục thống kê).
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên là: 17, 9%. Lực lƣợng lao động đƣợc thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao. Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIII, trong năm 2013, nền kinh tế đã tạo ra khoảng 1,6 triệu việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp là 2,18%, tỷ lệ thiếu việc là 2,75%. (Số liệu sử dụng từ Niên giám thống kê năm 2013 của Tổng cục thống kê).
Mặc dù số lƣợng nguồn nhân lực là lớn song nhân lực chất lƣợng cao, công nhân kỹ thuật, lành nghề so với nhu cầu của xã hội lại thiếu, nhất là các nghề phục vụ nhu cầu phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Chất lƣợng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phƣơng của nguồn nhân lực chƣa thực sự phù hợp với nhu cầu của xã hội, gây lãng phí nguồn nhân lực của Nhà nƣớc và xã hội. Đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, công nhân lành nghề vẫn còn thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng nhƣ nâng cấp Việt Nam trong chuỗi giá trị đó.
Ngoài ra, đối với một số đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao, có hiểu biết lý thuyết thì lại kém về năng lực thực hành và cần thời gian để đào tạo thêm cho phù hợp với môi trƣờng công nghiệp. Vấn đề này nảy sinh do sự phát triển thiếu đồng bộ giữa giáo dục về mặt lý thuyết với dạy nghề, gây ra tình trạng phổ biến ở tất cả các vùng miền trong nƣớc ta giai đoạn hiện nay đó là: Thừa thầy thiếu thợ.
Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ của ngƣời lao động Việt Nam còn hạn chế. Tinh thần trách nhiệm đối với công việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức văn hóa công nghiệp, kỷ luật lao động của phần lớn ngƣời lao động còn kém.
Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, năng suất lao động của Việt Nam có xu hƣớng tăng chậm hơn so với các nƣớc đang phát triển trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia.
Cũng vì chất lƣợng nguồn nhân lực thấp cho nên mặc dù có nguồn lao động dồi dào, nhu cầu của xã hội lớn nhƣng tỷ lệ thất nghiệp của công dân trong độ tuổi lao động vẫn cao. Các công việc yêu cầu lao động có tay nghề thì thiếu hụt, lao động phổ thông lại dƣ thừa nhiều dẫn đến tình trạng mất cân bằng về nguồn nhân lực trong nền kinh tế, kìm hãm quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc.
Nguyên nhân của những hạn chế của nguồn nhân lực có rất nhiều, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là: Hệ thống giáo dục – lực lƣợng nòng cốt trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Công tác phân luồng, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chƣa tốt. Vì thế, để góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, một trong các nhiệm vụ cấp thiết đó là: Nâng cao chất lƣợng của giáo dục nghề nghiệp dựa trên nhu cầu của xã hội cũng nhƣ từ các đơn vị sử dụng lao động, đổi mới mô hình hệ thống giáo dục, đào tạo cho phù hợp với các tiêu chuẩn phổ biến của các nƣớc trong khu vực và thế giới, thu hút các nguồn lực cho phát triển nhân lực.
2.1.2. Những thành tựu đạt được trong thực hiện vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, tất cả các quốc gia đều đứng trƣớc những xu thế đổi mới. Đó là cơ hội lớn để Việt Nam nhanh chóng tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, nhƣng cũng là những thách thức không nhỏ mang tính thời đại mà Việt Nam phải vƣợt qua.
Từ Đại hội lần thứ IX đến nay, Đảng ta luôn khẳng định, mục tiêu sớm đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Ở thời điểm hiện tại, nƣớc ta vẫn còn ở trình độ kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, sự cạnh tranhh quốc tế trên tất cả các lĩnh vực quyết liệt đòi hỏi nƣớc ta phải có giải pháp mang tính đột phá. Trƣớc những thời cơ và thách thức mới đó, muốn vƣơn lên cùng thời đại thì yếu tố con ngƣời chính là nhân tố quyết định hàng đầu. Chất lƣợng nguồn nhân lực cao sẽ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia.
Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện ở đội ngũ lao động đƣợc đảm bảo về số lƣợng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lƣợng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh đòi hỏi trình độ ngày càng cao và kỹ năng ngày càng giỏi.
Theo quan điểm của Đảng, trong giai đoạn 2011 – 2020, công tác dạy nghề ở nƣớc ta phải thực hiện đƣợc nhiệm vụ chiến lƣợc cơ bản là: đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất kinh doanh, có trình độ cao, đủ về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã xây dựng Chiến lƣợc công tác dạy nghề nhằm tạo sự đột phá về chất lƣợng dạy nghề theo hƣớng tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, nhằm tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh…có kiến thức, có năng lực thực hành nghề, có đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp…Chiến lƣợc cũng đặt ra những mục tiêu dạy nghề cho từng giai đoạn cụ thể, đề ra những giải pháp để công tác dạy nghề có sự chuyển biến thực sự cả về chất và lƣợng.
Trong những năm gần đây, hệ thống dạy nghề trong cả nƣớc đã có bƣớc phục hồi và phát triển mạnh , đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Mạng lƣới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh, rộng khắp trên toàn quốc, ở tất cả các huyện, thành phố, các khu công nghiệp, khu chế xuất đều có cơ sở dạy nghề. Hàng nghìn làng nghề đƣợc phục hồi và phát triển, quy mô dạy nghề tăng nhanh, quy mô tuyển sinh đào tạo nghề cũng tăng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cũng đƣợc nâng lên nhanh chóng.
Đào tạo nghề có sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, chất lƣợng và hiệu quả dạy nghề có bƣớc chuyển biến tích cực với những thành tựu cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, đào tạo nghề đã xây dựng và phát triển một nguồn nhân lực tốt, cơ bản đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có thế thấy: thông qua các cơ sở dạy nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng nhanh, đến cuối năm 2014, cả nƣớc có 171 trƣờng Cao đẳng nghề (CĐN), 301 trƣờng Trung cấp nghề (TCN), 991 trung tâm Dạy nghề và trên 1000 cơ sở khác có tổ chức tuyển sinh dạy nghề. Năm 2014 tuyển sinh học nghề đạt 2.023 nghìn ngƣời, tăng 16,8% so với năm 2013, tuy nhiên chủ yếu do tăng ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng (tăng 18,9%, chiếm 53% trong tổng số tuyển sinh).[39]
Quý 1/2015, cả nƣớc có 4,2 triệu ngƣời có bằng cấp/chứng chỉ nghề, chiếm 7,86% trong tổng lực lƣợng lao động, bao gồm: cao đẳng nghề (327 nghìn ngƣời), trung cấp nghề (gần 1,045 triệu ngƣời), sơ cấp nghề (2,291 triệu ngƣời) và chứng chỉ nghề dƣới 3 tháng (522 nghìn ngƣời). Đáng lƣu ý, trong số 4,2 triệu ngƣời, có gần 998 nghìn ngƣời đồng thời có cả bằng cấp/chứng chỉ nghề và bằng cấp giáo dục chuyên nghiệp. [39]
Nhƣ nội dung đã nêu ở phần trƣớc, nhu cầu của nền kinh tế công nghiệp đòi hỏi phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng làm chủ đƣợc các phƣơng tiện, máy móc, làm chủ đƣợc công nghệ; và đào tạo nghề đã phần nào làm tốt đƣợc nhiệm vụ này; các học viên tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo của cơ sở đào tạo nghề đã đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Bảng 2.1. So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng thực hành nghề (kỹ năng cứng) và năng lực của học viên tốt nghiệp
Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1. Thao tác và vận chuyển nguyên vật liệu, công cụ, linh kiện, thiết vị và máy móc.
Yêu cầu năng lực 4.00 0.94 Mức độ năng lực 4.70 0.48 2. Sử dụng thiết bị đo đạc,
kiểm tra và căn chỉnh theo tiêu chuẩn
Yêu cầu năng lực 4.40 0.84 Mức độ năng lực 4.60 0.52 3. Cài đặt và vận hành máy
móc, thiết bị và dụng cụ cho sản xuất
Yêu cầu năng lực 4.00 0.94 Mức độ năng lực 3.70 0.48 4. Thực hiện các công việc
vận hành trong một dây chuyền sản xuất theo qui cách
Yêu cầu năng lực 4.20 0.79 Mức độ năng lực 5.00 0.00 5. Lắp ráp, lắp đặt, kiểm tra
các bộ phận, thiết bị, máy móc, hệ thống, etc.
Yêu cầu năng lực 4.30 0.82 Mức độ năng lực 4.60 0.52
6. Bảo trì, bảo dƣỡng và sửa chữa/thay thế các bộ phận, thiết bị/máy móc ...
Yêu cầu năng lực 4.20 0.79 Mức độ năng lực 4.50 0.53 7. Sử dụng bản đồ, bản thiết
kế, bản vẽ và các chỉ dẫn kỹ thuật
Yêu cầu năng lực 4.40 0.70 Mức độ năng lực 4.40 0.52
Hình 2.1: So sánh yêu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng thực hành nghề (kỹ năng cứng) và năng lực của học viên tốt nghiệp
(Nguồn: Báo cáo Chương trình hợp tác với GIZTVET Việt Nam của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội)
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy năng lực thực tế của học viên tốt nghiệp đào tạo nghề so với yêu cầu năng lực về kỹ năng cứng của các nhà tuyển dụng trong doanh nghiệp hầu hết đều cao hơn. Duy nhất chỉ có kỹ năng cài đặt và vận hành máy móc, thiết bị và dụng cụ sản xuất là thấp hơn. Với số liệu đã khảo sát và thống kê đƣợc, rõ ràng, đào tạo nghề đã nâng kỹ năng thực hành nghề cũng nhƣ năng lực của học viên học nghề lên một nấc thang mới, đáp
ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Điểm cộng cho các học viên tốt nghiệp nghề là trong việc vận dụng kỹ năng thực hiện các công việc vận hành trong một dây chuyền sản xuất theo quy cách đƣợc đánh giá rất tốt.
Nhƣ vậy có thể thấy mạng lƣới đào tạo nghề ở nƣớc ta đã mở rộng tới tất cả các ngành nghề nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế đồng đều trên tất cả các lĩnh vực từ kỹ thuật cho tới dịch vụ, công nghiệp cũng nhƣ nông nghiệp. Với tất cả các ngành nghề đƣợc tiến hành đào tạo, dạy nghề đã thực sự tạo nên một nguồn lực hùng hậu đƣợc trang bị kiến thức và kỹ năng để có thể tiếp cận công nghệ mới, ngành nghề mới. Lao động đủ trình độ sau khi đƣợc đào tạo đã góp phần tăng năng suất lao động lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, tăng khả năng tìm việc và tự tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Thứ hai, đào tạo nghề đã từng bước đưa trình độ lao động của người Việt Nam sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những năm trƣớc đây, việc thuê nhân công giá rẻ tại Việt Nam vẫn còn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc, việc thuê nhân công Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực đã tăng lên, nên yếu tố năng suất lao động đã ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận của nhà đầu tƣ. Trong khi đó, theo kết quả khảo sát “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” do Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ lao động – Thƣơng binh và Xã hội) phối hợp với tập đoàn Manpower tiến hành tại 6.000 doanh nghiệp, tại 9 tỉnh, thành phố ở Việt Nam thì các doanh nghiệp đánh giá chất lƣợng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất khu vực.
Thực tế hiện nay cho thấy: Lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ ở Việt Nam không thể kéo dài mãi. Nếu coi lao động giá rẻ nhƣ một lợi thế thì đó là sai
lầm, yếu tố quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất lao động, năng suất ấy chính là kỹ năng làm việc của ngƣời lao động.
Để góp phần thúc đẩy năng suất lao động của ngƣời lao động Việt Nam, các cơ sở dạy nghề đã không ngừng đƣợc mở rộng ở hầu khắp các tỉnh, thành phố. Cùng với đó là chất lƣợng, qui mô đào tạo của từng cơ sở cũng đƣợc đầu tƣ, phát triển nâng cao. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 tăng 5,31% so với năm 2015, có sự cải thiện đáng kể tăng đều từ năm 2011.
Tại các cơ sở dạy nghề, các trƣờng không chỉ đào tạo cơ bản, phổ thông kiến thức, kỹ năng nghề mà còn tổ chức các câu lạc bộ, tiến hành đào tạo chuyên sâu, từ đó tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi quốc gia. Cuộc thi tay nghề giỏi quốc gia nhằm tôn vinh các bạn trẻ có tay nghề cao của quốc gia, qua đó thúc đẩy phong trào thi đua, học tập, rèn luyện tay nghề thi thợ giỏi ở các cấp, các ngành, khuyến khích ngƣời học nghề phát huy năng lực sáng tạo. Cũng từ các cuộc thi tay nghề giỏi quốc gia, chất lƣợng đào tạo công nhân lành nghề đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bƣớc hội nhập khu vực và trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là cơ hội lớn để tay nghề, kiến thức của học viên học nghề đƣợc nâng cao, mở