Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Triết học 60220301 (Trang 58 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong thực hiện vai trò

vai trò của đào tạo nghề

2.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu trong thực hiện vai trò của đào tạo nghề của đào tạo nghề

Thứ nhất, sự nhận thức về vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển nguồn nhân lực: Đảng và Nhà nƣớc đã nhận thức đƣợc động lực quan trọng nhất của sự tăng trƣởng kinh tế bền vững chính là con ngƣời, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tức là những con ngƣời đƣợc đầu tƣ phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo, nói cách khác, giáo dục đào tạo nghề chính là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc. Từ nhận thức đó, Chính phủ Việt Nam đã có chiến lƣợc dài hạn cho phát triển giáo dục đào tạo nghề

và có ngân sách riêng cho lĩnh vực này: “Dự thảo chiến lƣợc phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020”.

Thứ hai, Nhà nƣớc đã xây dựng đƣợc hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động dạy nghệ, nhờ vậy hoạt động dạy nghề đã phát triển với nhiều mô hình đa dạng và sáng tạo nhƣ dạy nghề tại doanh nghiệp, dạy nghề cho các khu công nghiệp, lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ...đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Chất lƣợng dạy nghề từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng sức lao động do các điều kiện đảm bảo, chất lƣợng đã ngày càng đƣợc cải thiện (học sinh học nghề sau tốt nghiệp tìm đƣợc việc làm với tỷ lệ cao). Luật dạy nghề và các văn bản dƣới luật đƣợc ban hành tạo cơ sở pháp lý quan trọng hình thành hệ thống dạy nghề với các trình độ từ sơ cấp đến cao đẳng nghề và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động dạy nghề phát triển ổn định. Đồng thời Luật cũng quy định những chính sách quan trọng về đầu tƣ, về trách nhiệm của doanh nghiệp với dạy nghề, về hỗ trợ phát triển dạy nghề tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ học nghề cho ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc, ngƣời khuyết tật...và các đối tƣợng chính sách khác; quy định về đảm bảo chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng.

Thứ ba, sự chủ động liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp. Đào tạo nghề ở giai đoạn này đã bắt đầu có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp. Bởi trong cơ chế thị trƣờng, sản phẩm đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng đa dạng và biến động. Để có thể cung ứng cho thị trƣờng những lao động có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà trƣờng và các cơ sở dạy nghề phải nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, mọi hoạt động đào tạo của nhà trƣờng phải luôn hƣớng đến nhu cầu của doanh nghiệp. Vì thế, các cơ sở đào tạo nghề bên cạnh việc dạy nghề đã có các bƣớc tiến hành khảo sát doanh nghiệp (Dự án GIZ – Đức) để nắm đƣợc thông tin, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp từ đó tiến hành đào tạo nhằm đảm bảo

cung hợp với cầu, giảm tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên khi ra trƣờng. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải chủ động tham gia, đóng góp nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng chƣơng trình đối với công tác đào tạo nghề của nhà trƣờng.

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện vai trò của đào tạo nghề đào tạo nghề

Bên cạnh những nguyên nhân đƣa đến thành công nêu trên, dạy nghề ở nƣớc ta hiện nay cũng còn nhiều nguyên nhân đƣa đến hạn chế:

Thứ nhất, do thể chế dạy nghề, cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích cho ngƣời dạy nghề và ngƣời học nghề chƣa đƣợc hoàn thiện rõ ràng dẫn đến nhiều thiệt thòi cho cả ngƣời dạy nghề và ngƣời học nghề khi tham gia vào thị trƣờng lao động.

Thứ hai, cơ sở vật chất, thiết bị, xƣởng thực hành… trong các cơ sở dạy nghề chƣa đồng bộ theo chuẩn; chƣa hiện đại tƣơng ứng với kỹ thuật, công nghệ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dẫn đến đào tạo nghề còn lạc hậu, chƣa phù hợp với yêu cầu sản xuất, chƣa thực sự đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Thứ ba, mạng lƣới cơ sở dạy nghề chƣa thực sự mở rộng đến mọi vùng miền trên cả nƣớc, phân bố không đồng đều, do vậy chƣa thu hút đƣợc mọi nguồn lực lao động tham gia vào công tác giáo dục, đào tạo nghề.

Thứ tƣ, đặc biệt đối với đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, vấn đề dạy nghề còn tồn tại quá nhiều bất cập bởi: Trình độ ngƣời lao động có hạn nên việc tiếp thu kiến thức không dễ; thêm nữa, thời gian học nghề không nhiều nên rất khó khăn để hành nghề đã đƣợc học. Qui mô, phân bổ lao động học các nghành nghề chƣa hợp lý dẫn đến trong một địa phƣơng có quá nhiều ngƣời cùng học một nghề nên khi học xong nhiều ngƣời không có việc để làm.

Chính vì học nghề không sát với thực tế nên đa phần ngƣời lao động nông thôn học xong không tìm đƣợc việc làm, không duy trì đƣợc nghề.

Không những thế, sau đào tạo nghề cho lao động nông thôn, việc giám sát, giúp đỡ ngƣời học bị bỏ ngỏ nên khi triển khai các mô hình thì đa phần đều thất bại.

Thứ năm, ở khía cạnh hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo, mặc dù các cơ sở đào tạo nghề đã cố gắng bắt tay, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp để có hƣớng đào tạo phù hợp, tuy nhiên vẫn con tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể: quy định về quyền và nghĩa vụ trong Luật Dạy nghề không đi đôi với nhau, không tƣơng xứng. Doanh nghiệp đƣợc quyền thành lập cơ sở dạy nghề nhƣng quyền quyết định kết quả đào tạo, vai trò, trách nhiệm trong đào tạo thì Luật Dạy nghề không quy định rõ, hậu quả là học viên học xong vẫn phải học lại, gây lãng phí trong quá trình đào tạo và lãng phí cả nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Triết học 60220301 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)