7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Hạn chế trong việc thực hiện vai trò của đào tạo nghề đối với phát triển
triển nguồn nhân lực trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Việc quy hoạch cơ sở dạy nghề chƣa có sự phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo ở cấp quốc gia và cấp địa phƣơng do vậy quy hoạch cơ sở dạy
nghề, ngành nghề đào tạo bị chồng chéo gây lãng phí. Lãng phí về cơ sở vật chất do chồng chéo quy hoạch, do thiếu nguồn tuyển sinh...và đặc biệt là đất đai để xây dựng trƣờng học cho dạy nghề, cho trung cấp chuyên nghiệp, cho các trƣờng cao đẳng, trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, trung tâm dạy nghề... và bộ máy biên chế cứ thế phình to ra mãi. Thiếu chú ý đến thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực Việt Nam để có kế hoạch và chiến lƣợc đào tạo nghề hợp lý (khoảng trên 32 triệu ngƣời chƣa đƣợc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp - 84,7 % không có chuyên môn kỹ thuật). Chất lƣợng đào tạo, cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, lĩnh vực, theo vùng miền, địa phƣơng của nguồn nhân lực chƣa thực sự hợp lý với nhu cầu sử dụng của xã hội có thể gây lãng phí nguồn nhân lực của cả nƣớc. Việc điều phối nguồn lực quốc gia cho công tác dạy nghề chƣa thật tốt giữa các Bộ ngành, địa phƣơng. Còn nhiều dự án, chƣơng trình cho dạy nghề có các nội dung trùng lắp trong việc biên soạn tài liệu, tập huấn, đầu tƣ...
Ngoài ra, sự hợp tác giữa trƣờng đào tạo nghề và doanh nghiệp chƣa đƣợc đẩy mạnh. Chƣơng trình dạy nghề đƣợc thiết kế khá tốt (chỉ đối với dạy nghề) nhƣng thiếu điều kiện thực hiện và không đồng bộ. Hệ thống đánh giá kỹ năng nghề phát triển khá chậm, nhƣng lại chỉ bó gọn vào kỹ năng nghề do Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (LĐTBXH) quản lý, mà không phải là đánh giá và công nhận kỹ năng nghề nghiệp cho những ngƣời lao động có trình độ đào tạo khác cao hơn các trình độ nghề hiện tại. Vì thế, chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa thực sự đƣợc đánh giá đúng và đồng bộ.
Mặt khác, chƣơng trình dạy nghề đƣợc thiết kế tốt nhƣng lại thiếu điều kiện thực hiện và không đồng bộ trong thực tế. Học sinh, sinh viên nghề vì thế có thể nắm rất vững về mặt lý thuyết, xong khi thực hành hoặc làm việc thực tế thì lại rất lúng túng, bỡ ngỡ và mất thời gian dài tập luyện.
Chất lƣợng dạy nghề chƣa cao, giáo trình dạy cũng chƣa đƣợc phong phú, hiệu quả công tác dạy nghề còn hạn chế. Không ít cơ sở dạy nghề khang trang hiện đại nhƣng trang thiết bị, đội ngũ giáo viên không đồng bộ nên không sử dụng hết, rất lãng phí. Tất cả những điều này dẫn đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
Thêm nữa, đào tạo nghề còn chƣa theo sát với nhu cầu nhân lực và bối cảnh dân số, việc làm trong xã hội. Đối với một số nghề, học sinh ra trƣờng có việc làm ngay (lĩnh vực kỹ thuật công nghệ) nhƣng rất nhiều nghề rất khó kiếm việc làm do năng lực thực hành, thái độ lao động của học sinh yếu.
Đào tạo nghề, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn nhiều hạn chế, chất lƣợng chƣa cao, nhân lực qua đào tạo cũng chƣa thích ứng với phƣơng thức sản xuất mới. Mặc dù quy mô đào tạo tăng nhƣng chƣa cân đối. Các cơ sở đào tạo chƣa triển khai tốt các chƣơng trình đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động, việc phát huy hiệu quả học nghề của lao động nông thôn chƣa cao.