Những tiền đề lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng nguyễn trãi (Trang 38 - 42)

1.2. Cơ sở hình thành cái cao cả trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi

1.2.3. Những tiền đề lý luận

Mỗi nhân vật lịch sử nói chung, mỗi nhà tư tưởng nói riêng đều là sự kết tinh tinh hoa đất nước, dân tộc và thời đại họ. Tư tưởng của Nguyễn Trãi trước hết chịu ảnh hưởng bởi những sự biến dồn dập của lịch sử dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV. Qua các tác phẩm văn thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, tư tưởng của ông còn chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết: Nho - Phật - Lão nhưng ở đó ông đã vận dụng các học thuyết này vào việc tôn vinh phẩm giá dân tộc.

Nguyễn Trãi tự nhận mình là một nhà Nho. Ở thời đại của Nguyễn Trãi không qua cửa Khổng sân Trình thì không thể là nhà Nho được. Mọi nhà Nho đều giương cao lá cờ “Tam cương, ngũ thường”, “Trung hiếu tiết nghĩa”. Nho giáo từ Đông Chu đến thời Nguyễn Trãi đã trải qua Hán Nho, Tống Nho và Hán Nho cũng như Tống Nho vào đến văn hóa Việt đã được Việt hóa. Nguyễn Trãi sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, ông ngoại Trần Nguyên Đán và người cha Nguyễn Phi Khanh của ông đều là những trí thức uyên bác với kiến thức sâu rộng và tâm hồn cao đẹp, đều có tinh thần dân tộc và là những người thầy đầu tiên của Nguyễn Trãi. Chính Nguyễn Trãi trong

Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh đã ngợi ca ông ngoại và cha đẻ của mình về

tấm lòng thương nhân dân. Ông đã đọc Nhân dân lục nguyệt tác của Trần

Nguyên Đán và Xuân hãn của Nguyễn Phi Khanh và tự rèn luyện để trọn

niềm trung hiếu, lo trước, vui sau và gìn giữ tâm hồn thanh cao, trong sáng. Ông đã sớm nổi danh và thành đạt. Ông cũng tiếp thu ở nhiều nhà Nho trước đó và cùng thời ông tư tưởng suốt đời “báo quốc”, “an dân”.

Năm 20 tuổi Nguyễn Trãi đỗ tiến sĩ. Ông luôn nói về trách nhiệm của nhà Nho. Ông gìn giữ nho phong, nho thần. Ông muốn bảo vệ Đạo Chu Công, Khổng Tử, ngợi ca Tử Lộ, Nhan Uyên, thương xót Khuất Nguyên và Đỗ Phủ, thán phục hào khí của Văn Tiên Tường, tấm lòng bè bạn của Bá Nha, Tử Kỳ.

Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng của Nho giáo về thiên mệnh, trung dung, tam cương, ngũ thường, tư tưởng nhân nghĩa… Nhưng, với cuộc đời và tâm hồn luôn gắn bó với thực tiễn nóng bỏng của xã hội Đại Việt hồi cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, tư tưởng Nho giáo của Nguyễn Trãi là một thứ “Nho học khai phóng”, mang nhiều nội dung vượt lên trên Nho giáo chính thống.

Bên cạnh đạo lý Nho giáo, Nguyễn Trãi còn thấm nhuần triết lý Phật

giáo với đức hiếu sinh, khoan dung, bác ái và từ bi: “Thân đã hết lụy thân nên

hiếu sinh” (Bình Ngô đại cáo). Trong thực tế, Nguyễn Trãi đã xin Lê Lợi tha

cho mười vạn quân Minh khi chúng bại trận. Trong Bình Ngô đại cáo, cùng

với việc lên án sự tàn bạo tột cùng của quân thù, Nguyễn Trãi còn biểu lộ tấm lòng yêu thương bao la của mình không chỉ đối với con người, với dân chúng, mà còn đối với cả loài vật:

Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn Nặng khóa liễm vét không sơn trạch

Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống bể mò châu Nào lưới bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả Tàn hại cả côn trùng thảo mộc

Nheo nhóc thay! Quan quả diên liên...

Nguyễn Trãi còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang, thể hiện ở lòng “thanh tĩnh vô vi”, nhàn tản, ung dung tự tại, không màng danh lợi của ông. Như Đào Tiềm, Nguyễn Trãi đã làm hàng trăm bài thơ ngợi ca thú tiêu dao giữa cảnh trời mây trăng nước và bè bạn với chim hoa. Nguyễn Trãi coi bầu trời là nhỏ bé, coi cuộc sống là hư vô.

Nói về những tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng về cái cao cả nói riêng, không thể không đề cập tới những

hiểu biết về truyền thống dân tộc ở ông. Nguyễn Trãi đã đọc Binh thư yếu

lược của Trần Quốc Tuấn, ông đã vận dụng sự hiểu biết về Kinh dịch mà phân

tích truyền thống y học, kiến trúc, địa lý của các di sản văn hóa cha ông. Nhân tố chủ quan của nhân tài Nguyễn Trãi là nhân tố giữ vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng của ông. Ông không chỉ học tập qua sách vở mà còn học tập trong đời sống hàng ngày. Thuở nhỏ ông sống trong lòng nhân dân lao động. Lớn lên, qua 10 năm lưu lạc Nguyễn Trãi đã tích lũy rất nhiều tri thức địa lý, phong tục tập quán, lòng người ở nhiều vùng đất Đại Việt... Đó là cơ sở rất quan trọng để làm nguồn năng lượng cho Nguyễn Trãi chế định mưu lược trong sự nghiệp giải phóng Tổ quốc ở thế kỷ XV. Nguyễn Trãi hiểu rất

rõ truyền thống anh hùng của dân tộc. Ông hiểu sâu sắc phẩm giá dân tộc là gì và quyết tâm phục vụ Tổ quốc. Vốn là một người có bản lĩnh, tư duy độc lập, Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc, tiếp thu những nhân tố tích cực trong tư tưởng Nho - Phật - Lão phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc.

Khác với nhiều nhà nho khác, Nguyễn Trãi coi Tổ quốc, nhân dân là quốc gia, là dân tộc chứ không phải là của một dòng họ nào. Cộng tác với Hồ Quý Ly do ông nhận thức Tổ quốc lúc này không phải là nhà Trần đã sa đọa. Cộng tác với Lê Lợi để giữ nước, ông không thể coi Tổ quốc lúc này là nhà Hồ. Nguyễn Trãi đã không tham gia một cuộc khởi nghĩa nào nhằm khôi phục nhà Trần, nhà Hồ bởi vì Tổ quốc, nhân dân không phải là nhà Trần hay nhà Hồ. Nguyễn Trãi dưới cờ của Lê Lợi là ngọn cờ cứu nước, đuổi giặc ngoại xâm.

Những yếu tố trên đây chính là tiền đề quan trọng, là cội nguồn nhân cách của Nguyễn Trãi và cũng là cội nguồn của tư tưởng về cái cao cả của ông.

Chƣơng 2

NHẬN DIỆN CÁI CAO CẢ TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI

Nguyễn Trãi sống và hoạt động trong một thời kỳ không chỉ đầy biến động về lịch sử, một bối cảnh xã hội nhiều khắc nghiệt: sự suy tàn, đổ nát của nhà Trần, cảnh nước mất, nhà tan, sự tham tàn, bạo ngược của quân Minh, chiến tranh và hòa bình... đó còn là một thời kỳ quá độ về văn hóa, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hoá Việt Nam. Trước Nguyễn Trãi, là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo; sau Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Nho giáo (Tống Nho, hay Tân Nho giáo theo quan niệm của học giả phương Tây). Nhưng tất nhiên, mô hình thì chẳng bao giờ đóng khuôn được hết những “tràn bờ” của tư tưởng, văn hoá Việt Nam. Tắm mình trong bối cảnh văn hóa ấy, Nguyễn Trãi đã xuất hiện với tầm vóc của một cá nhân kiệt xuất với những cống hiến to lớn trên các lĩnh vực: quân sự, chính trị, ngoại giao, văn học, nghệ thuật... Nguyễn Trãi có nhiều tư tưởng cao cả như vậy vì ông đáp ứng được yêu cầu của thời đại, đáp ứng được những vấn đề lịch sử đặt ra.

Tư tưởng mỹ học của Nguyễn Trãi nói chung và tư tưởng về cái cao cả nói riêng, không nằm ngoài hệ thống với các tư tưởng khác của ông. Nói cách khác, nó hòa quyện, thống nhất với các tư tưởng chính trị, quân sự, giáo dục, đạo đức... Những biểu hiện của cái cao cả ở Nguyễn Trãi khá phong phú,

trong đó, nổi bật ở tư tưởng yêu nước; tư tưởng đề cao sức mạnh của nhân

dân; tinh thần khoan dung, khát vọng hòa bình tư tưởng cao cả trong sáng

tạo nghệ thuật. Cuộc đời Nguyễn Trãi khép lại sau cái án oan khiên thảm

khốc, nhưng đó cũng là bi kịch cao cả của một anh hùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng nguyễn trãi (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)