6. Kết cấu luận văn
2.1.1 Khái lược về cốt truyện
Theo 150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân biên soạn, thuật ngữ “cốt truyện” đƣợc áp dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XVII bởi các nhà văn cổ điển chủ nghĩa P.Cornelle và N.Boileau [3; 111]. Họ muốn nói đến những sự bất thƣờng trong đời sống các nhân truyền thuyết xa xƣa mà các nhà viết kịch thời sau thƣờng vay mƣợn. Nhƣng trƣớc đó, để gọi tên các câu chuyện, các sự kiện đƣợc miêu tả trong đó, các nhà văn La Mã đã dùng thuật ngữ La Tinh “fabula” (có gốc từ fabulari - nghĩa là kể chuyện, tƣờng thuật). Sự khác nhau của hai thuật ngữ cùng một hiện tƣợng đã khiến chúng không ổn định và nhất quán về nghĩa.
Theo Pospelov, thuật ngữ “cốt truyện” để chỉ sự việc miêu tả các sự kiện, hành động trong đời sống nhân vật diễn ra trong thời gian và không gian trong tác phẩm tự sự và kịch. “Nó là một phƣơng diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật” [44; 35].
Trong Giáo trình lý luận văn học do Phƣơng Lựu chủ biên viết, “Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ truyện lớn, nhỏ, cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: thắt nút, cao trào, phát triển mở nút” [20; 303]. Cốt truyện là một thành phần quan trọng, thiết yếu của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch. Nhƣ vậy, cốt truyện không chỉ là phƣơng tiện bộc lộ tính cách, thể hiện những thuộc tính của tính cách đó mà nó
là phạm vi các biến cố cụ thể, nói chung là những quan hệ của con ngƣời mới có thể đƣợc bộc lộ.
Các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học đã xem cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể đƣợc tổ chức theo yêu cầu tƣ tƣởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”, và “Cốt truyện là một phƣơng tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội” [16; 88].
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các nhà lý luận, chúng tôi hiểu cốt truyện là hệ thống các sự kiện, biến cố đƣợc tổ chức một cách chặt chẽ, có tác động qua lại theo một ý đồ nghệ thuật định sẵn. Cốt truyện góp phần bộc lộ mâu thuẫn đời sống, các xung đột xã hội, phản ánh bức tranh hiện thực rộng lớn, khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện chủ đề và tƣ tƣởng của tác phẩm. Từ cách hiểu này, chúng tôi đi vào tìm hiểu việc tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết
Luật đời và cha con, Lửa đắng.