7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với quản lý phát triển xã hộ
2.1.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- Phương thức lãnh đạo thể hiện qua quan điểm và chủ trương của Đảng
Chăm sóc sức khỏe nhân dân, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Vì con người là vốn quý, nhân tố quyết định quá trình xây dựng đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đóng vai trò quan trọng để đảm bảo nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Xác định sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định mọi người đều có quyền chăm sóc sức khỏe và không ngừng nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Tại đại hội đại biểu lần thứ XI (2011) của Đảng đã nhấn mạnh đến ba khâu đột phá, trong đó có tạo nguồn nhân lực cao, chúng ta không thể không đề cập đến vấn đề sức khỏe của nguồn nhân lực đó và công tác chăm sóc sức khỏe chính là những hoạt động góp phần trực tiếp tạo nguồn nhân lực cho đất
nước. Vì vậy, đại hội đã nhấn mạnh: Chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng
và chăm sóc sức khoẻ nhân dân [8. Tr.230, 321].
Kế thừa và phát triển quan điểm phát triển về lĩnh vực này, Đại hội XII
chủ trương: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia
đình, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng, khám, chữa bệnh, bình đẳng giới; thực
hiện tốt chiến lược dân số, gia đình, chương trình hành động vì trẻ em.
Trong Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII có năm quan điểm cơ bản về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới [55].
Một, Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích
cực của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành y tế là nòng cốt.
Hai, Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là
đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.
Ba, Phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây
dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y. Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế.
Bốn, Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế
toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở.
Năm, Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu
chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nhân đã có những kết quả rõ rệt, cụ thể như sau:
Hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp cả nước; số bác sĩ, giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh. Ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng. Hệ thống dịch vụ y tế đủ khả năng triển khai hiệu quả phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh. Nhờ đó, tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam được cải thiện đáng kể. Các cơ sở y tế tư nhân, y học cổ truyền và công nghiệp dược được khuyến khích phát triển. Tăng cường quản lý chất lượng và giá thuốc chữa bệnh. Chú trọng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Y tế dự phòng được tăng cường, ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm, không để lan ra thành các ổ dịch lớn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ như môi trường, thực phẩm, rèn luyện thân thể, đời sống tinh thần… được cải thiện hơn. Chất lượng khám, chữa bệnh của đội ngũ y tế ngày càng được nâng lên.
Các chỉ số sức khoẻ, tuổi thọ bình quân được cải thiện. Tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Việt Nam là 76,6 tuổi năm 2019. Con số này cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới (72 tuổi). Trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 72,1, tuổi thọ trung bình của nữ giới là 81,3 tuổi [58]. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế sau đây:
Chăm sóc sức khỏe còn chênh lệch giữa các vùng miền. Tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, điều kiện đi lại khó khăn, thiếu cán bộ y tế và thuốc men.
Đội ngũ y tế còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Đa số cán bộ y tế, bác sĩ giỏi có trình độ chuyên môn cao thường sống và làm việc
tại các thành phố lớn, trong khi tỷ lệ cán bộ y tế ở tuyến xã và huyện vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ y tế giữa các vùng, miền. Chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, mức lương khởi điểm chưa tương xứng với thời gian đào tạo; thầy thuốc chưa được hưởng phụ cấp thâm niên nghề; chưa có chính sách bền vững để thu hút những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt còn xảy ra tiêu cực, gây phiền hà đối với người bệnh [53].
Cơ chế hoạt động của hệ thống y tế còn chậm đổi mới, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, năng động của các cơ sở; chưa nhạy bén và phù hợp với quy luật cung cầu, quy luật giá trị, chất lượng dịch vụ y tế chưa cao. Chất lượng khám, chữa bệnh và chất lượng phục vụ còn thấp, đặc biệt là ở tuyến xã, phường, trong khi đó, các bệnh viện còn lúng túng trong việc lựa chọn mô hình quản lý chất lượng bệnh viện.
Một số cơ chế, chính sách chưa được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp xu thế thế giới và tình hình mới trong nước, nhất là nhu cầu cần được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngày càng cao và đa dạng, người dân đã quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Mặt khác, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh, đòi hỏi phải ngày càng cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe để đáp ứng sự thay đổi của mô hình bệnh tật và thích ứng với già hóa dân số [57].
Bên cạnh đó, nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thực phẩm không an toàn; các hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, các tệ nạn ma túy diễn ra phức tạp, ngày càng đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh và sự tham gia quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
2.2. Đánh giá chung về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với quản lý phát triển xã hội