7. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng đối với quản lý phát triển xã hộ
2.1.2. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối thực hiện chính sách an sinh xã hội
quản lý phát triển xã hội cũng còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được môi trường thuận lợi cho việc phát huy tối đa nhân tố con người Việt Nam. Nhiều chính sách nhằm phát huy nhân tố con người khó đi vào cuộc sống, trong đó có vấn đề tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển, cơ hội tham gia quản lý phát triển xã hội của mọi người.
Các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, quyền được đảm bảo thông tin… còn hạn chế. Trong việc giải quyết một số vấn đề cơ bản về đảm bảo quyền con người trong quá trình phát triển chưa gắn với thực hiện đầy đủ và trách nhiệm bảo đảm quyền con người của Nhà nước và các tổ chức xã hội.
2.1.2. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối thực hiện chính sách an sinh xã hội xã hội
- Phương thức lãnh đạo thể hiện qua quan điểm và chủ trương của Đảng
Đảm bảo an sinh xã hội đã được Đảng coi là một nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước. Trong những năm qua, nhận thức, quan điểm lãnh đạo chính sách an sinh xã hội đã được hoàn thiện qua từng kỳ đại hội của Đảng. Trong từng chủ trương lãnh đạo, Đảng ta luôn gắn chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội với phát triển kinh tế, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động của nhân dân.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chủ trương: Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ bảo hiểm xã hội. Chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào đời sống cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Triển khai có hiệu quả các chương trình xóa
đói, giảm nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững. Tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người thoát nghèo. [8. Tr.228, 229].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) xác định: Bảo đảm an sinh xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới. Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội tới mọi người dân, hướng tới mục tiêu thực hiện an sinh xã hội toàn dân; khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mỗi người dân; gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
Lao động, việc làm và thu nhập cho người dân là trụ cột cơ bản nhất của chính sách an sinh xã hội. Đại hội Đảng lần thứ XII đã nhấn mạnh: “Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập. Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động. Huy động tốt nhất nguồn nhân lực lao động để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản những bất hợp lý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng. Điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý. Hoàn thiện và thực hiện chính sách bảo hộ lao động” [9. Tr.136, 137].
- Phương thức lãnh đạo của Đảng thể hiện qua chỉ đạo thực tiễn và kết quả.
Trong những năm qua, hệ thống an sinh xã hội đã hỗ trợ đắc lực cho người nghèo, người yếu thế và nhiều đối tượng khác. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Các chính sách an sinh xã hội từng bước được mở rộng về phạm vi, đối tượng và mức ưu đãi. Các chính sách hỗ trợ ngày càng nhận được sự ủng hộ, tham gia của cá nhân, bảo đảm nguồn lực tài chính cho việc thực hiện chính sách ổn định, an toàn, cộng đồng dựa trên tinh thần đoàn kết, chia sẻ và tương trợ [39. Tr.138]. Thành tựu hệ thống an sinh xã hội được cụ thể trên những lĩnh vực sau:
Thực trạng việc làm, thu nhập và giảm nghèo
Lao động và việc làm là vấn đề lớn trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội mà Đảng và Nhà nước phải quan tâm thường xuyên, đặc biệt trong điều kiện tỷ lệ dân số tăng tự nhiên ở mức cao, hàng năm số lượng bổ sung lực lượng lao động lớn. Nền kinh tế chuyển đổi trong hơn 30 năm qua đã tạo ra cơ hội để giải quyết việc làm, đặc biệt là sự cải thiện chất lượng giáo dục, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân đã làm thay đổi cơ cấu và phân bố lao động việc làm.
Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách, chương trình phát triền kinh tế - xã hội hiệu quả có tác động trực tiếp đến tạo và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, coi giải quyết việc làm vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển như: Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách hồ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 28/2015/NĐ việc làm - CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 ngày 26/05/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021.
Gần đây, Hội nghị Trung ương 7, Khóa XII nhất trí ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp… nhằm sớm xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Ngoài việc ban hành triển khai thực hiện các chính sách nêu trên, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cụ thể liên quan đến quyền có việc làm của người lao động và quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động, đảm bảo hài hoà quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Song song với đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chủ yếu sau: Người nghèo thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Người lao động mất việc làm do tác động của khủng hoảng kỉnh tế; Người nông dân có đất chuyển đổi mục đích sử dụng; Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Thương nhân hoạt động thương mại ở những vùng kinh tế khó khăn.
Nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ triển khai nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo cho người dân như: Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 4/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo; Quyết định số 2085/QĐ-TTg về hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
Điểm mới trong tư duy của Đảng về công tác xóa đói giảm nghèo là “phương pháp đo lường nghèo đa chiều”, đây được coi là bước đột phá mới trong cách tiếp cận giảm nghèo ở Việt Nam. Theo đó, chỉ số đánh giá mức độ
nghèo không chỉ còn dựa trên tiêu chí thu nhập như trước đây mà theo hướng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: Tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Như vậy, nghèo đa chiều là tình trạng mức sống của con người không được đáp ứng những như cầu cơ bản của cuộc sống.
Để hiện thực hóa bước chuyển về giảm nghèo đa chiều, Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít người, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, cơ sở vật chất, thông tin, truyền thông. Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, mục đích: “Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản”; Quyết định số 2324/QĐ-TT ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều. Tiếp đó, ngày 15/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020”Với mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Ngày 21/4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 435/QĐ-Ttg về “Chương trình công tác năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020” đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 - 1,5%/năm.
Các chương trình, kế hoạch cho vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động,… đã thúc đẩy thị trường lao động, tạo cơ hội cho người lao động tìm việc hoặc tự tạo ra việc làm. Bình quân trung bình mỗi năm tạo ra khoảng 1,6 triệu việc làm mới. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước năm 2017 ước tính 48,2 triệu người, tăng 511 nghìn người so với năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,78%.
Các chương trình và chính sách giảm nghèo đã tập trung nguồn lực ưu tiên cho huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Kết quả là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, cận nghèo được cải thiện, người nghèo đã có tài sản và được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đến năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng 1,6 lần so với cuối năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo cả nước theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1,65%, từ 9,88% xuống 8,23%, tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo giảm 5,5% so với cuối năm 2015. Đến hết năm 2017, tỷ lệ người nghèo cả nước giảm xuống còn 7% (giảm 1,3% so với năm 2016). Trong đó, tỷ lệ bình quân hộ nghèo ở huyện nghèo giảm còn dưới 40%; tỷ lệ bình quân hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an toàn khu thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 3% - 4% so với năm 2016.
Về chính sách ưu đãi xã hội
Chính sách ưu đãi xã hội luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, nhiều hệ thống chính sách về ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thương binh, liệt sĩ đã được ban hành. Hệ thống chính sách đó cũng luôn được bổ sung, sửa đổi để ngày càng cải thiện hơn đời sống của những người có công, phù hợp với sự phát triển của đất nước hiện nay.
Ngày 30/7/2012, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13. Ngày 28/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CTTTg Về việc tăng cường chăm sóc người có công với cách mạng và hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”. Tiếp đó, để đánh giá toàn diện, đầy đủ việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, ngày 27/10/2013, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 23/CT-TTg Về việc tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong hai năm 2014 - 2015. Ngày 25/1/2016, Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg nhằm tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Ngày 20/3/2017, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH về quy trình giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng. Ngày 12/7/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2018/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng dựa trên mức độ cống hiến, hy sinh của người có công...
Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cùng nhân dân nỗ lực phấn đấu toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Mục tiêu cơ bản của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là phấn đấu không để đời sống của người có công thấp hơn mức sống trung bình trên địa bàn cư trú. Đền ơn đáp nghĩa những người có công là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, ở mọi cấp, mọi ngành và của mọi người. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức sống tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm mức sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Sửa đổi và hoàn thiện chính sách, chế độ đối với lão thành cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh… Tiến hành cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội để bảo đảm ổn định và cải thiện đời sống