Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng gia đình hạt nhân với điều kiện kinh tế thị trường ở Đông Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân việt nam qua khảo sát ở huyện đông anh hà nội (Trang 81 - 85)

kiện kinh tế thị trường ở Đông Anh.

Một là, phải làm thế nào cho tính tự lập của con người tăng, thì sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, trong dịng họ, trong làng cũng tăng lên.

Kinh tế xã hội phát triển tạo điều kiện cho con người được học tập phấn đấu vươn lên, không ngừng nâng cao tri thức về mọi mặt. Xã hội ngày càng tạo điều kiện phát triển quyền tự do con người. Con người được thoát khỏi những phong tục tập quán lạc hậu trước đây, cá tính của mỗi con người ngày càng được phát triển, cái tôi của con người ngày càng được khẳng định.

Tất cả những điều đó làm cho mỗi con người có thể phát triển theo hai hướng. Hướng thứ nhất, cái tôi tách khỏi cái chúng ta, chủ nghĩa cá nhân phát triển. Con người cảm thấy chẳng cần ai mình vẫn có thể sống được dẫn tới cơ lập, sống trong thế giới riêng của mình, cái tơi ln luôn mâu thuẫn với cái chúng ta. Vì cái tơi của mình đi đến bất chấp luân thường đạo lý. Cái gì có lợi, giúp ích cho tơi là tơi làm không cần để ý đến người khác. Biểu hiện bằng việc bắt người khác cung phụng, đòi người khác thỏa mãn những ham muốn của mình. Trong hoạt động kinh tế bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả lừa dối để thu được lợi nhuận cao. Trong ứng xử thì kênh kiệu, coi thường mọi người, lúc nào cũng muốn thể hiện mình hơn người khác. Tất cả những điều đó làm cho quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ giữa các gia đình trong

dịng họ, quan hệ giữa các gia đình với cộng đồng với làng, xã càng trở nên xa lạ, khép kín.

Hướng thứ hai, con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực ngày càng phát triển, cái tôi ngày càng tăng lên, lấy cái tơi để hịa vào cái chúng ta. Cái tôi ngày càng phát triển, cái chúng ta ngày càng tăng lên. Ví dụ như mỗi thành viên trong gia đình có tri thức, có trình độ, có thu nhập cao mới có điều kiện chăm sóc cho nhau ngày càng tốt hơn. Trong dịng họ anh em có giàu có mới có thể giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Mỗi gia đình trong dịng họ cố gắng vươn lên thì dịng họ mới phát huy được truyền thống của mình. Các gia đình trong dịng họ có giàu có, kinh tế có phát triển thì mồ mả tổ tiên trong dịng họ mới có điều kiện tu bổ khang trang. Trong làng, trong xóm các gia đình có giàu có mới có điều kiện đóng góp cho làng, làng xóm ngày càng khang trang sạch đẹp, an ninh trong làng mới được giữ vững, vì nghèo đói cũng dễ gây ra trộm cắp. Kinh tế của làng phát triển đời sống của người dân trong làng mới được cải thiện, người dân trong làng mới có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. Con người có hiểu biết, có hồn thiện mới hiểu được người khác, cá tính của người khác, nắm bắt được những yêu cầu của người khác khi đó gia đình mới bền chặt, làng xóm mới n vui.

Hai là, cần phải làm thế nào để phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Trước đây các nhà khoa học nghiên cứu và khái quát về đời sống của người Việt Nam “Ăn nước giếng, rửa nước ao/ Đái bờ rào, ỉa chuồng lợn”. Nước sinh hoạt của người dân trước đây là nước mưa, nước giếng khơi, có địa phương sử dụng giếng đất, nhưng nay được dùng nước giếng khoan, nước máy. Trước đây các vùng nông thôn rửa chân tay, giặt quần áo, vo gạo, rửa rau đều trên một cái ao chung của làng. Nước bể chỉ dùng cho ăn uống rửa mặt, nhưng nay tất cả việc rửa ráy, sinh hoạt đều sử dụng nước giếng khoan

hay nước máy. Cơng trình vệ sinh trước đây là cầu tiêu, sau này là hố xí hai ngăn, nay nhiều gia đình đã dùng bể phốt tự hoại. Do vậy nhìn chung nhiều nơi mơi trường tự nhiên đã được cải thiện do sự phát triển của kinh tế- xã hội, của khoa học công nghệ.

Kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ phát triển vừa tạo điều kiện xây dựng môi trường tự nhiên ngày càng sạch đẹp, môi trường xã hội ngày càng lành mạnh, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Môi trường khơng khí nhiều làng nghề bị ơ nhiễm nghiêm trọng do bụi than, bụi gỗ, hóa chất độc hại như làng mộc( xã Bắc Hồng), làng gốm(xã Thụy Lâm), sản xuất gang thép(xã Dục Tú), đồ gỗ- mỹ nghệ(xã Vân Hà- Liên Hà). Tình trạng ơ nhiễm đất, ô nhiễm nước do nước thải các khu công nghiệp thải ra, không được xử lý đúng quy cách, đang hàng ngày, hàng giờ hủy hoại sức khỏe của người dân trong xã. Theo số liệu điều tra, trong những năm gần đây, số người bị mắc bệnh hiểm nghèo trên địa bàn xã Kim Chung, nơi có khu cơng nghiệp Bắc Thăng Long tăng vọt, cứ 10 người thì có 1 người bị bệnh hiểm nghèo, mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng khí thải trong khơng khí, đất, nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho những người dân sống xung quanh khu vực này.

Cùng với tiến bộ khoa học công nghệ, hiện nay trong nông nghiệp, người nông dân cũng sử dụng và có xu hướng lạm dụng các chất tăng trọng trong chăn nuôi, trong trồng trọt hoa màu. Trước đây mỗi gia đình ni 1-2 con lợn cả năm mới đem bán, nay với thức ăn công nghiệp, chất tăng trọng trong chăn ni, có thể ni 3-4 tháng là được một lứa lợn. Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu được dùng rộng rãi trong trồng hoa màu. Vì mục đích lợi nhuận mà bất chấp cả sức khỏe, tính mạng của người khác. Nhiều gia đình trồng rau nhà ăn riêng, rau bán lại riêng luống khác, nay bơm thuốc sâu, mai đã hái mang ra chợ bán. Tất cả những điều đó là do tác động của nền kinh tế thị trường, với mục đích

chạy theo lợi nhụân, tìm mọi cách để tăng trưởng kinh tế nhưng lại không chú ý đến mục tiêu phát triển bền vững, không đi đôi với hành động bảo vệ mội trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng cộng với công tác quản lý kinh tế, quản lý môi trường chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng.

Tốc độ đơ thị hóa nhanh cùng với sự phát triển của những khu công nghiệp ngày càng nhiều làm cho kinh tế của huyện tăng trưởng nhanh chóng. Kinh tế tăng trưởng khá, cùng với nó là những tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng: ma túy, cờ bạc, lô đề, cá cược, mại dâm… Đây là những mâu thuẫn đòi hỏi phải được từng gia đình quan tâm, giải quyết, làm thế nào để phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật đi đôi với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra quan hệ xã hội tốt đẹp của con người.

Ba là, cần giải quyết mối quan hệ giữa giữ gìn giá trị truyền thống với tiếp thu cái hiện đại

Truyền thống và hiện đại vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Cái truyền thống là những cái vốn có của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi địa phương, mỗi dân tộc có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nền văn hóa khác nhau nên có những truyền thống khác nhau. Truyền thống được thể hiện trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa, xã hội…Truyền thống, phong tục tập quán là sự phản ánh của tồn tại xã hội, của kinh tế xã hội, do vậy khi tồn tại xã hội thay đổi thì truyền thống cũng thay đổi. Tính thống nhất của truyền thống và hiện đại ở chỗ, cái truyền thống có vững vàng chúng ta mới tiếp thu cái hiện đại một cách đúng đắn, có hiểu sâu sắc được những cái truyền thống của địa phương, chúng ta mới biết cái gì là tốt đẹp cần phát huy, cái gì là lạc hậu cần loại bỏ, bổ sung phát triển nâng cái truyền thống lên, phát huy cái truyền thống tốt đẹp ra bên ngồi.

Song hiện nay có những xu hướng muốn phủ nhận mọi cái truyền thống của địa phương, của dân tộc và cho rằng những cái đó gắn với nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp, thời kỳ bao cấp, không phù hợp với hiện nay. Từ những quan niệm đó họ đã tiếp thu một cách mù quáng những cái mới thông qua phim ảnh hoặc tiếp xúc với người nước ngồi. Điều đó đang gây ra những mâu thuẫn giữa các thế hệ và dễ dàng đánh mất bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân việt nam qua khảo sát ở huyện đông anh hà nội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)