Kinh tế thị trường làm tăng số lượng gia đình hạt nhân trong xã hội.
Kinh tế thị trường địi hỏi phải có sự nhạy bén trong tìm kiếm thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm…Điều đó địi hỏi phải có tính quyết đốn, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự hình thành gia đình hạt nhân. Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Nam hiện nay có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó. Nó tạo ra sự bình đẳng về địa vị kinh tế và tình cảm giữa vợ và chồng, tạo điều kiện cho họ phấn đấu tốt hơn cho xã hội, sống không quá phụ thuộc vào việc giải quyết những quan hệ tình cảm phức tạp của một gia đình lớn. Các cặp vợ chồng cũng tránh được những sự tù túng về “cơm áo gạo tiền” của cuộc sống gia đình, có được sự tự do cá nhân nhiều hơn để tập trung cho công việc hay học tập phấn đấu thực hiện những mục tiêu quan trọng của cuộc đời. Gia đình hạt nhân là một đơn vị kinh tế độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và có khả năng thích ứng với các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế so với gia đình quy mơ lớn. Kiểu gia đình này tạo ra cho mỗi thành viên khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân. Vai trị cá nhân được đề cao. Trong xã hơi hiện đại, mức độ độc lập cá nhân được coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình. Tính độc lập cá nhân được nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc. Đó cũng chính là con người mà sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta đang cần đến.
Kinh tế thị trường làm tăng mức sống trong các gia đình nói chung và gia đình hạt nhân nói riêng.
Cùng với cơng cuộc đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong những năm qua và việc thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ về xóa đói giảm nghèo, tạo cơng ăn việc làm, giúp nhau làm kinh tế đã tạo điều kiện giúp đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Thu nhập của các gia đình ở khu vực thành thị, nơng thơn đều tăng. Các hộ gia đình đã từng bước mua sắm các tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Kinh tế thị trường thúc đẩy kinh tế phát triển, của cải xã hội ngày càng tăng, từ đó tạo điều kiện cho cha mẹ chăm sóc con cái ngày càng tốt hơn. Trước đây chỉ có những gia đình giàu có mới có điều kiện cho con cái ăn sữa, nhưng hiện nay phần lớn trẻ em đã được hưởng những sản phẩm này. Điều kiện học tập của trẻ em ngày càng được chăm lo tốt hơn, có điều kiện tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại. Với sự phát triển của kinh tế thị trường những phương tiện sinh hoạt gia đình ngày càng hiện đại, nhiều gia đình có ti vi, xe máy, máy giặt, ơ tơ…Điều đó giúp cho cha mẹ có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn. Sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho giao lưu, hợp tác về kinh tế rộng rãi giữa các gia đình ở thành thị và nơng thơn. Thu nhập của các gia đình tăng lên, tiêu dùng cũng tăng theo, không chỉ trong trong ăn uống mà nhiều nhu cầu giải trí, văn hóa của gia đình cũng có điều kiện để thỏa mãn tốt hơn. Đối với con cái, việc đào tạo nghề nghiệp đa dạng hơn, kể cả du học ở nước ngoài. Trong cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt, các gia đình phải tìm cơ hội, điều kiện kinh doanh tốt nhất, có lợi nhất để thu được lợi nhuận tối đa. Đồng thời, cạnh tranh cũng làm này sinh nhiều sáng kiến ở người lao động, nhà kinh doanh để đáp ứng yêu cầu sản xuất và thị trường tiêu thụ. Sự thay đổi về công việc, về nghề nghiệp của một bộ phận lao động đang diễn ra liên tục, kịp thời tạo điều kiện cho họ và gia đình có thể sống và làm việc có hiệu quả nhất, có tính năng động, linh hoạt, thích ứng với kinh tế thị trường.
Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng cũng bị chi phối bởi các nhân tố kinh tế- xã hội. Về số con của gia đình, nhìn chung các cặp vợ chồng đều có tâm lý sinh con hợp lý, xu hướng mong muốn có một gia đình ít con ngày càng tăng. Để có một gia đình ít con các cặp vợ chồng đã ý thức được cần phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Có tới 80% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay khi được hỏi đều nói rằng đã và đang sử dụng các biện pháp tránh thai.
Nền kinh tế thị trường cũng tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt chức năng giáo dục- xã hội hóa. Đa số các bậc cha mẹ đã bố trí dành thời gian thích hợp để dạy con học (86% người cha và 91,2% người mẹ dành thời gian dạy con). Phần lớn các bậc cha mẹ ở các mức độ khác nhau đã dành thời gian hàng ngày cho việc dạy dỗ con cái. Cùng với giáo dục văn hóa, các gia đình đã bắt đầu chú ý đến giáo dục giới tính, nếu như trước đây người ta thường cho rằng vấn đề giáo dục giới tính, tình dục cho con cái ở gia đình là vấn để cấm kỵ, là “vẽ đường cho hươu chạy”, thì nay các bậc cha mẹ đã rất quan tâm đến giáo dục giới tính cho trẻ.
Kinh tế thị trường đang từng bước làm thay đổi hình mẫu chọn vợ, chọn chồng trong quan hệ hơn nhân
Ơng cha ta có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Trước đây thanh niên thường chọn vợ là những phụ nữ hiền dịu, biết nghe lời. Điều đó là phù hợp với nền kinh tế tiểu nơng, gia đình truyền thống. Một người chồng chỉ cần một người vợ chịu thương chịu khó, một nắng hai sương, biết sắp xếp cơng việc gia đình, biết đối nhân xử thế. Cơng, dung, ngơn, hạnh… là những phẩm chất đạo đức cần có của người phụ nữ, nhưng người phụ nữ hơm nay ngồi những điều đó cần có những phẩm chất khác nữa như phải có chính kiến, phải dám quyết định trong cơng việc của mình, phải nhanh nhạy, năng động thích nghi với cuộc sống, phải có kiến thức trên nhiều phương diện.
Hiện nay công việc giáo dục con cái trong gia đình phần lớn do người phụ nữ đảm nhiệm. Muốn thực hiện tốt công việc giáo dục con cái trong thời buổi khoa học và cơng nghệ như hiện nay, địi hỏi người phụ nữ phải có kiến thức, phải hiểu tâm lý trẻ em, phải có phương pháp giáo dục đúng đắn.
Ngược lại, phụ nữ chọn chồng hiện nay, ngoài những tiêu chuẩn trước đây như: gia đình chồng phải nề nếp, gia giáo, có truyền thống học hành…người chồng hiện nay phải là những người có tri thức, có trí tuệ. Vì có như vậy mới có thể gánh vác được trọng trách là người chủ gia đình trong thời buổi kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường địi hỏi người đàn ơng phải năng động, nhanh nhạy mới có thể thích nghi được với những thay đổi nhanh chóng của thị trường.
Kinh tế thị trường tạo điều kiện thực hiện bình đẳng, dân chủ trong gia đình.
Gia đình hiện nay về mối quan hệ giữa các thành viên dần được biến đổi theo hướng bình đẳng và dân chủ. Dân chủ hóa là tinh thần của thời đại và cũng là một thành tựu lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước đã tác động và làm cho các mối quan hệ trong gia đình cũng mang tinh thần ấy ngày mơt rõ rệt. Dân chủ trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, bố mẹ và con cái, con cái với nhau…, ở nhiều phương diện: tìm hiểu để kết hơn, lựa chọn nơi ở, việc làm, sở thích tiêu dùng… Các quan hệ cơ bản trong gia đình Việt Nam theo chiều hướng bình đẳng hơn cả về quyền lợi và nghĩa vụ.
+ Bình đẳng giữa vợ và chồng:
Bình đẳng giới trong gia đình là một nét mới trong biến đổi của gia đình Việt Nam và đã thu hút sự quan tâm, đồng tình thực hiện của xã hội. So với thời phong kiến xưa kia, quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình và ngồi xã hội ngày nay có bước tiến bộ rõ rệt. Hiến pháp nước ta với những điều luật rõ ràng khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt của người phụ nữ.
Luật hơn nhân và gia đình ban hành từ năm 1959 đến nay đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, ngày càng được cụ thể hóa chặt chẽ hơn về quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên. Để kinh tế gia đình đạt hiệu quả cao, có sự hài hịa, mọi cơng việc trong gia đình phải có sự bàn bạc trao đổi giữa vợ và chồng. Từ đó giúp khắc phục tính gia trưởng của những người chồng, người cha.
Trong xã hội cũ, quan hệ trong gia đình mang tính phụ hệ gia trưởng và quan hệ chiều dọc chi phối quan hệ chiều ngang. “Chế độ phụ hệ gia trưởng, một hình thái gia đình khá phổ biến trong các xã hội sản xuất nơng nghiệp, ở đó quyền lực trong gia đình thuộc về người đàn ông cao tuổi nhất, thường là người chủ gia đình. Người đàn ơng gia trưởng nắm quyền chỉ huy đối với tất cả các thành viên trong gia đình như vợ, con trai, con gái, cháu gái, cháu trai, và những người khác sống chung trong gia đình. Khi người đàn ơng này chết đi thì quyền chỉ huy trong gia đình thuộc về người con trai trưởng của ông ta. Chế độ phụ hệ gia trưởng xây dựng gia đình theo một tơn ti trật tự rõ ràng, mỗi người phải ý thức về phân vị, xử sự và hành động theo đúng thân phận của mình” [38, tr.33].
Giờ đây quan hệ vợ chồng đã có sự thay đối, nhiều gia đình người vợ trở thành người chủ doanh nghiệp, trở thành người chủ kinh tế gia đình. Cụ thể hơn, trong quan hệ giữa chồng và vợ, một dự án điều tra cơ bản gần đây cho thấy, trong lao động sản xuất và trong cơng việc gia đình khơng cịn theo đúng như phân công lao động trước đây (chồng làm các công việc nặng nhọc như cày bừa, vợ làm cỏ, cấy, hái và phần lớn các việc nội trợ). Nay, vợ chồng tùy theo điều kiện mà tham gia vào các hoạt động sản xuất, cịn cơng việc gia đình đã có sự chia sẻ hơn. Khơng hiếm những người chồng đi mua sắm, chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng…nhất là ở thành phố, trong các gia đình cơng nhân viên chức.
Về đối nội, đối ngoại, thì truyền thống là “nam ngoại, nữ nội”. Người chồng đảm nhiệm những quan hệ bên ngoài: tiếp khách, dự đám cưới, đám tang…thì nay, ở nhiều gia đình cũng tùy theo từng điều kiện cụ thể mà vợ chồng thay nhau thực hiện.
Việc sinh con: trước đây việc này phụ thuộc vào gia đình, gia tộc chứ khơng do vợ chồng quyết định. Nay, “việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình chủ yếu được cả hai vợ chồng bàn bạc quyết định, ít thấy có ảnh hưởng từ phía họ hàng. Điều mà trước đây là nhân tố ảnh hưởng đáng kể” [38, tr.77-94]
Về sở hữu các tài sản lớn trong gia đình (đất đai, nhà cửa, xe cộ…), nói chung cả chồng và vợ đều được sử dụng để đem lại lợi ích, ổn định cho gia đình và bản thân mình. Việc mua bán, đổi chác đều có sự bàn bạc giữa vợ và chồng, và phần lớn quỹ tiêu dùng là chung, người vợ thường có trách nhiệm quản lý sử dụng(tay hịm chìa khóa)
+ Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái:
Đối với hôn nhân của con cái, tuyệt đại đa số thanh niên nam nữ trưởng thành được tự quyết định tìm hiểu, lấy nhau. “Hiếm có trường hợp bố mẹ chủ động dựng vợ, gả chồng cho con cái. Mặt khác, thế hệ trẻ luôn thể hiện sự kính trọng của mình với cha mẹ, với kinh nghiệm sống của người già ln tranh thủ để có sự thơng hiểu và đồng tình của cha mẹ đối với cơng việc quan trọng này” [38, tr. 97]
Có thể nói lớp thanh niên ngày nay ngày càng có xu hướng độc lập và năng động trong cuộc sống. Điều này tác động đáng kể đến việc các bậc cha mẹ nhìn nhận vai trị của mình trong cơng việc trăm năm của lớp con cháu, 98% số người được hỏi cho rằng con cái có được quyền tự do trong hơn nhân, nhưng có hỏi ý kiến của cha mẹ, chỉ 2% bố mẹ hồn tồn quyết. Có thể nói trong xã hội hiện đại lần đầu tiên con người thốt khỏi sự sắp đặt hơn nhân
của cha mẹ. Tình yêu được thừa nhận như một tiêu chuẩn quan trọng của hôn nhân, một yếu tố cấu thành của gia đình.
Trong xã hội cũ, nói chung, bố mẹ sắp đặt và quyết định nghề nghiệp cho con cái. Vì thế khả năng lựa chọn, sự phù hợp và mở rộng hướng nghề nghiệp là rất hạn chế đối với con cái. Hiện nay, phần lớn bố mẹ vẫn thích định hướng nghề cho con cái, theo hướng là học những nghề nào có thu nhập cao, dễ xin việc hay bố mẹ có điều kiện trong việc giúp con cái xin việc. Tuy nhiên sự áp đặt của cha mẹ đối với con cái trong chọn nghề có xu hướng ngày càng giảm và quyền tự do của con cái trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Các bậc cha mẹ đã dành cho con cái ngày càng nhiều quyền tự do lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu, khả năng, sở thích của con.
Kinh tế thị trường làm tăng tính chủ động, sáng tạo, tính độc lập của các thành viên trong gia đình hạt nhân.
Việc xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho các gia đình thốt khỏi tình trạng bị động và trông chờ vào Nhà nước. Quyền chủ động của gia đình như: quyền được sở hữu các tư liệu sản xuất, quyền sử dụng ruộng đất lâu dài, quyền chủ động tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế gia đình đã thực sự giúp các gia đình phát huy được các tiềm năng như vốn liếng, tài năng, sáng kiến, đầu óc tổ chức và quản lý kinh doanh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình. Các gia đình đều chủ động vươn lên, tự lực cánh sinh, nắm bắt từng thời cơ, phương pháp để phát triển kinh tế gia đình. Việc giao ruộng đất cho nơng dân là trả lại vị trí cho người lao động và họ yên tâm, khấn khởi, chủ động trong thâm canh, trồng trọt để đạt hiệu quả cao. Việc mở cửa giao lưu cũng tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giải quyết nạn khan hiếm hàng hóa, chênh lệch giá cả giữa các vùng miền. Việc cho phép tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã giúp các gia đình phần nào giải
quyết được vấn đề công ăn việc làm cho các thành viên. Các gia đình đều được tự do và chủ động trong việc đào tạo nghề, chọn nghề cho con cái từ đó phần nào giải quyết được gánh nặng cho xã hội. Có thể nói, chính cơ chế thị trường đã làm cho các gia đình hiện nay phát huy được hết khả năng của mình.
Kinh tế thị trường tạo nên sự thay đổi trong phân công lao động, trong quan hệ kinh tế. Trước đây mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế. Mọi quyết định sản xuất do người chủ gia đình thực hiện. Những thành viên khác trong gia đình làm theo quyết định của người chủ gia đình, thực hiện theo sự phân cơng của nguời chủ gia đình. Kinh tế thị trường tạo nên sự phân công lao động mới,