- Điều kiện tự nhiên :
Đông Anh là một huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.
Tên Đơng Anh mới có từ năm 1903, đây là vùng đất thuộc huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc cũ. Cổ xưa Đông Anh thuộc đất Phong Khê, nơi thục phán An Dương Vương xây Loa thành làm kinh đô nước Âu Lạc.
Phía Đơng giáp huyện n Phong và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp huyện Mê Linh, Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Trong “Quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến năm 2020” theo Quyết định số 108/1998/QĐ.TTg của Thủ tướng chính phủ thì Đơng Anh là huyện “được ưu tiên đầu tư phát triển” để trở thành một huyện cơng nghiệp. Chính vì vậy, đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa diễn ra ở Đơng Anh với tốc độ rất nhanh.
Tồn huyện có 23 xã, 1 thị trấn với 156 thơn, làng và 62 tổ dân phố; đến nay huyện có 85 làng văn hóa, trong đó có 35 làng văn hóa cấp thành phố; dân số trên 331.000 người trong đó dân cư đơ thị chiếm 11% .
Đông Anh là một huyện đồng bằng, thuộc vùng châu thổ Sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân năm 1.600-1.700 mm, thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Nguồn cung cấp
nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân chủ yếu là sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sơng Thiếp.
Về tài ngun: tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.230 ha. Trong đó: đất nơng nghiệp 9.785 ha, đất phi nông nghiệp 8.434,71 ha, đất chưa sử dụng 214,219 ha. Tổng diện tích sơng, hồ và mặt nước tồn huyện 1.278, 03 ha; trong đó diện tích đang sử dụng để nuôi trồng thủy sản 431,06 ha. Tiềm năng đất đai của huyện là rất lớn, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch, nơng nghiệp có thế mạnh sản xuất rau an tồn, hoa, cây cảnh, chăn ni, ni trồng thủy sản.
Đơng Anh có nhiều thuận lợi về hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Trên địa bàn huyện có 33 km đường sắt, 4 ga thuộc các tuyến Hà Nội đi Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên và có quốc lộ 3, quốc lộ Thăng Long- Nội Bài, quốc lộ 23; có 33,3 km đường sơng (sồng Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ) và 20 km sông nội huyện (sông Thiếp- Ngũ Huyện Khê).
Về nhân lực: tổng số hộ trên địa bàn huyện là 66.922 hộ, số nhân khẩu là 331.283 người, số người trong độ tuổi lao động là 168.024 người. Đông Anh là huyện có nguồn nhân lực dồi dào, đây là điệu kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, lao động trong độ tuổi cịn có những hạn chế nhất định như: tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp (30,08%), tỷ lệ lao động trong nông nghiệp cao (chiếm 56,8%).
Về cơng nghiệp: Tính đến năm 2010 trên địa bàn huyện Đơng Anh đã có 2 khu công nghiệp. Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã có 44 nhà đầu tư nước ngoài với số vốn khoảng 667 triệu USD, thu hút gần 1 vạn lao động, trong đó có khoảng 6000 lao động là người Đơng Anh. Khu công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê với diện tích đất 18 ha thu hút được 9 nhà đầu tư. Đến 2011 có 1.915 doanh nghiệp ngồi quốc doanh, 142 hợp tác xã và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn có tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 22%. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế thuộc huyện quản lý tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây đạt 14,6%. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số làng nghề truyền thống đang được đầu tư và phát triển mạnh như xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Thụy Lâm, Bắc Hồng, Cổ Loa…Về cơ bản, Đông Anh đã trở thành một huyện cơng nghiệp. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, đời sống của nhân dân huyện Đông Anh đã được cải thiện một cách đáng kể.
- Điều kiện lịch sử:
Đông Anh là một huyện giàu truyền thống văn hóa. Di tích văn hóa cổ nhất Đơng Anh là Cổ Loa. Từ lòng đất Cổ Loa- một di chỉ khảo cổ người ta đã khai quật được nhiều hiện vật quý giá như: lưỡi cày đồng, trống đồng, mũi tên đồng… phản ánh trạng thái sinh hoạt của người Việt cổ thời kỳ đồng thau cách đây hơn 20 thế kỷ. Trong sinh hoạt văn hóa tinh thần, Đơng Anh có hát ca trù ở làng Lỗ Khê, rối nước Đào Thục ở Thụy Lâm, tuồng cổ ở Cổ Loa, làng chèo Nam Hồng, làng nghề chạm khảm gỗ- mỹ nghệ Vân Hà…
Đông Anh là vùng đất giàu truyền thống văn học, nhiều danh nhân đã được sinh ra và trưởng thành từ vùng đất này. Làng Thiết Ứng có Nguyễn Thiên Túng, người chú giải dư địa chí của Nguyễn Trãi. Làng Vân Điềm có Nguyễn Thực đậu tiến sĩ năm 1595. Thụy Lơi có tiến sĩ Chu Doãn Lệ đời Lê, Chu Doãn Sỹ danh sỹ thời Tây Sơn. Làng Cổ Dương có nhà văn cách mạng Nguyễn Huy Tưởng. Làng Mai Lâm có nhà văn hiện thực phê phán Ngơ Tất Tố… Phát huy truyền thống hiếu học của cha ơng, trong thời kì đổi mới nhân dân Đơng Anh đã ra sức phấn đấu học tập, kết quả, tính đến năm 2010 trên địa bàn huyện đã có 27 làng được cơng nhận là “làng văn hóa”, 90% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Đó là những tấm gương sáng cho các thế hệ của
huyện Đông Anh noi theo và là môi trường thuận lợi cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của gia đình.
Bên cạnh những truyền thống văn hóa, con người Đông Anh cũng giàu truyền thống yêu nước. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Đơng Anh có Đốc Biểu, người làng Nhạn Tái là một tướng giỏi trong nghĩa quân Đề Thám. Ông đã cùng nhân dân làng Đông Đồ và Đại Độ anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược và đã anh dũng hi sinh. Trước cách mạng Tháng Tám, các làng Võng La, Hải Bối, Xuân Trạch, Cổ Loa, Vân Nội đã trở thành an tồn khu cho Trung ương Đảng. Đơng Anh đã từng là cửa ngõ nối liền Hà Nội với thủ đô kháng chiến Việt Bắc. Cổ Loa, Vân Nội là nơi đặt cơ sở in báo “Cờ giải phóng” cơ quan ngơn luận của Đảng cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939- 1945. Trong kháng chiến chống pháp, làng chiến đấu Nam Hồng, tiêu biểu cho ý chí bám trụ đánh giặc, đã đương đầu với 300 trận càn lớn nhỏ của kẻ thù.
Ghi nhận công lao đóng góp cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc của Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Anh, năm 2000 Đông Anh đã được nhà nước tặng danh hiệu “anh hùng lực lượng vũ trang”, 23 trên tổng số 23 xã- thị trấn cũng được tặng dạnh hiêu cao quý này. Chính những truyền thống cao quý này là cơ sở cho công tác giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Đơng Anh trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
Đơng Anh là một huyện có quy mơ dân số, đất đai, lao động trung bình của thành phố. Trong những năm qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư như: đường giao thơng, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa…Điều kiện
nhà ở, điện, nước, sinh hoạt của nhân dân được cải thiện rõ rệt. An ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo ổn định. Đảng bộ chính quyền đồn kết, hồn thành tốt nhiệm vụ.