Nhóm giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện hương khê trong giai đoạn hiện nay (Trang 82 - 96)

3.2. Các giải pháp cơ bả n

3.2.2. Nhóm giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo

Để làm đúng chức năng lãnh đạo của cấp uỷ, không bao biện làm thay chính quyền, đồng thời phát huy hiệu lực, hiệu quả, độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền. Đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh

đạo của Đảng bộ đối với chính quyền, trong đó tập trung hoàn thiện các nội dung sau:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chếĐảng bộ lãnh đạo chính quyền

Các cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn soát xét lại quy chế hiện hành, điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc của cấp uỷ; xây dựng các quy định mới một cách chi tiết. Các văn bản mới bảo đảm ghi nhận đầy đủ những vấn đề, những công việc, mà chính quyền, người đứng đầu chính quyền phải báo cáo với cấp uỷ; loại vấn đề báo cáo với Ban Thường vụ và loại vấn đề báo cáo với Thường trực cấp uỷ. Ngoài những vấn đề đã nêu, Thường trực Hội đồng nhân dân, tập thể uỷ ban nhân dân hoặc cá nhân người đứng đầu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tự quyết định và tự chịu trách nhiệm trước cấp uỷ cùng cấp. Khi đã có quy chế, cần điều hành các hoạt động đảm bảo theo đúng quy chế, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của cấp uỷ Đảng đối với chính quyền; phát huy có hiệu quả các nguyên tắc trong Công tác xây dựng Đảng như nguyên tắc “Tập trung dân chủ”, “tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách”, “tự phê bình và phê bình”.

- Đổi mới việc ra nghị quyết theo hướng dân chủ hoá, hiệu quả, thiết thực Ngoài việc phải cụ thể hoá các nghị quyết của cấp uỷ Đảng cấp trên, thì các cấp uỷ cần xác định chọn một vài vấn đề có ảnh hưởng lớn đến địa phương

để xây dựng nghị quyết. Những vấn đềđã rõ, đã có nghị quyết, hoặc những công việc thường lệ thì chỉ cần sơ, tổng kết, chỉ đạo tiếp, không phải ra văn bản nữa.

Điểm cần phải được tôn trọng là tính kỹ thuật và khoa học của văn bản, trong đó cần đặc biệt chú ý tính khoa học của nghị quyết. Khi xây dựng nghị quyết cần nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, Tỉnh, và Huyện; tổng kết thực tiễn về vấn đề ra nghị quyết, hình thành dự thảo nghị

quyết, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và ý kiến của nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội. Đối với các vấn đề mới, có nhiều quan điểm khác nhau, cần tổ chức các hội thảo chuyên đềđể tập trung làm rõ và có được các giải pháp cụ thể, chính xác. Trong tất cả các khâu không được làm hình thức, đại

khái. Cấp uỷĐảng thảo luận thông qua nghị quyết, trong đó xác định chủ trương, các giải pháp có tính định hướng và phân công giao trách nhiệm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức. Các phương hướng, nhiệm vụđề ra trong văn bản cần hết sức chính xác và thực thi được.

- Cải tiến lề lối làm việc

Lối làm việc là một trong những nội dung của phương thức lãnh đạo, đôi khi nội dung lãnh đạo đúng, nhưng lề lối làm việc thiếu khoa học, cũng làm hạn chế hiệu quả lãnh đạo. Đổi mới lối làm việc nói chung, lối làm việc giữa cấp uỷ Đảng với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nói riêng, cấp uỷ các xã, thị trấn cần tập trung vào vấn đề giảm bớt các cuộc họp, nhưng tăng cường sơ, tổng kết và đi cở sở.

Là cơ quan lãnh đạo và cơ chế quyết định tập thể, hoạt động của cấp uỷ

và Ban Thường vụ cấp uỷ chủ yếu thông qua các cuộc họp. Ngoài các cuộc họp sơ, tổng kết, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh, Huyện, các cuộc họp định kỳ hàng tháng của Ban Thường vụ, Ban chấp hành, không phải là nhiều. Nhưng do nhiều đồng chí trong cấp uỷ phải dự quá nhiều cuộc họp chỉ

bàn cùng một nội dung như đã phân tích ở chương 2. Ngược lại, rất nhiều nghị

quyết, chỉ thị của Trung ương, Tỉnh, Huyện, được cấp uỷ xã, thị trấn cụ thể hoá thành các chương trình hành động hoặc các chủ trương chính sách của địa phương những chưa được sơ, tổng kết đúng nghĩa của nó.

Để khắc phục những hiện tượng trên, cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn cần xác định những nội dung cần đưa ra thảo luận phù hợp với từng nội dung của cuộc họp, tránh trình bày lại các nội dung không cần thiết, tạo thời gian nhiều hơn cho các đại biểu phát biểu. Để nắm bắt sâu tình hình thực tiễn, các đồng chí trong Thường trực, Ban thường vụ, phải thường xuyên đi xuống cơ sở và kịp thời chỉ đạo sơ, tổng kết những chủ trương quan trọng, còn vướng mắc, trong thực tiễn và những vấn đề mới phát sinh có thể ảnh hưởng đến toàn cục. Việc chỉ đạo sơ, tổng kết cần quán triệt tinh thần dân chủ, khách quan và phản ánh

Đối với các nhiệm vụ trong tâm cấp uỷ đã xác định cần tập trung cả hệ

thống chính trị, Đảng bộ các xã, thị trấn cần thành lập các ban chỉđạo, do đồng chí Bí thư cấp uỷ, Phó Bí thư thường trực hoặc đồng chí Phó bí thư - Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm trưởng ban như: Ban chỉ đạo sản xuất vụ xuân, hè - thu, vụđông; Ban chỉđạo thực hiện Chiến dịch làm giao thông nông thôn, giao thôn thuỷ lợi nội đồng; Ban chỉ đạo giao đất, giao rừng; Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thành lập các tổ

công tác của cấp ủy do đồng chí cấp ủy viên làm tổ trưởng, chỉ đạo các thôn xóm trong việc cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm cấp ủy và giám sát việc chỉ đạo cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân xã, thị trấn.

Đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân:

Đảng bộ các xã, thị trấn phải phân định rõ chức năng lãnh đạo của Đảng với chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là tiên quyết song không phải là mệnh lệnh hành chính, không được áp đặt mà phải tôn trọng và phát huy vai trò, tính chất, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân. Việc hiểu tách bạch mối quan hệ này giúp cho cấp ủy không rơi vào tình trạng chỉ đạo mang tính sự vụ hành chính mà tập trung vào chức năng lãnh đạo về chủ

trương, đường lối. Đến việc triển khai kịp thời, sáng tạo chủ trương của cấp ủy

Đảng bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân: Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, từ tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và ý kiến của nhân dân, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết để cụ

thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, quyết định biện pháp phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Việc triển khai kịp thời, sáng tạo chủ trường của Đảng bằng nghị quyết của Hội đồng nhân dân một mặt đảm bảo chủ trương, chính sách đi vào cuộc sống, mặt khác vừa bảo đảm tính khả thi, sát thực tế. Cùng với việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thông qua các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các cấp ủy Đảng cần có chương trình, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của cấp ủy, của Hội đồng nhân dân, để kịp thời phát

hiện, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, đảm bảo thực hiện đúng chủ trương của

Đảng và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Cấp ủy Đảng các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo, tạo điều kiện để Hội

đồng nhân xã, thị trấn phát huy vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trước hết, Hội đồng nhân dân đổi mới hoạt trong các kỳ họp và các hoạt động giữa các kỳ họp. Phải sử dụng tốt nhất quyền quyết định các biện pháp cần thiết để

bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của các nghị quyết khi ủy ban nhân dân đem ra thực hiện.

Tăng cường hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đối với các hoạt

động của ủy ban nhân dân và các cán bộ, công chức chính quyền nhằm đảm bảo hoạt động của các cơ quan này có hiệu lực, hiệu quả và khắc phục triệt để

các hành vi nhũng nhiễu, của quyền,... Phát huy hiệu quả hoạt động của các đại biểu hội đồng nhân dân trong các hoạt động, nhất là việc giám sát các hoạt

động của ủy ban nhân dân và thành viên ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Thường xuyên tiếp xúc với cử tri, phản ánh kịp thời đầy đủ và giám sát việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng về các vấn đề mà cử tri quan tâm, kiến nghị, đề xuất. - Phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Để tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với chính quyền thì Đảng cần lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện tốt việc mặt trận tổ quốc tham gia phản biện xã hội. Hoạt động này nhằm tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể chính trị, xã hội, các tầng lớp nhân dân ở xã, thị trấn phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia vào quá trình xây dựng các quyết sách của chính quyền địa phương có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Qua đó, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng các quyết sách trước khi ban hành, tạo sự đồng thuận xã hội về nhận thức và thống nhất về hành động của các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển tại các địa phương.

Nội dung phản biện xã hội cần được xác định rõ các vấn đề như: Tham gia phản biện các dự thảo chủ trương, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án; các dự thảo, báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng và hàng năm của địa phương tại các kỳ

họp HĐND xã, thị trấn.

Khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương thí điểm “nhất thể hoá” ở cấp xã, thị trấn (bí thư đồng thời là chủ tịch UBND) thì vai trò và tiếng nói phản biện của Mặt trận tổ quốc lại càng rất cần thiết. Chẳng hạn khâu lựa chọn nhân sự, khâu tổ chức và sắp xếp lại bộ máy làm việc... đều cần có ý kiến của Mặt trận tổ quốc.

Cấp uỷ Đảng các xã, thị trấn cần tạo mọi điều kiện để Mặt trận tổ quốc

đưa giám sát và phản biện xã hội vào cuộc sống, trở thành một nếp sinh hoạt thường xuyên. Chỉ có dân thông qua Mặt trận, thực hiện quyền giám sát và phản biện xã hội mới có thể giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng, chống

đói nghèo, chống tụt hậu có hiệu quả, mới có thể làm trong sạch bộ máy Nhà nước và đảm bảo trong Đảng không còn "vùng cấm".

- Về thực hiện mô hình Bí thư cấp uỷđồng thời Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, thị trấn

Hiện nay, Bộ chính trị đang có chủ trương thực hiện thí điểm mô hình Bí thư cấp uỷ, đồng thời là Chủ tịch uỷ ban nhân dân. Tuy vậy, qua thực tế việc tổ

chức tại 3 đơn vị ở huyện Hương Khê và việc nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở, thì chưa nên thực hiện cơ chế “nhất nguyên hoá” chức danh Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch uỷ ban nhân dân trên địa bàn huyện Hương Khê. Bởi vì hiện nay, xét dưới góc độ lý luận và thực tiễn thì đang có sự lẫn lộn chức năng giữa Đảng với cơ quan Nhà nước, “Nhà nước hoá Đảng”. Thực tiễn hoạt động cho thấy, lãnh đạo cấp xã, thị trấn đang phải tham gia điều hành những công việc cụ thể. Do áp lực công việc Bí thư

cấp uỷ huy động bộ máy của mình cho công việc trước mắt, sao nhãng việc nghiên cứu các vấn đề có tính chiến lược. Bí thư cấp uỷ có sứ mạng lớn là

người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban chấp hành, Ban thường vụ và Thường trực Đảng uỷ; cùng ban chấp hành, ban thường vụ và thường trực cấp uỷ chịu trách nhiệm trước Ban thường vụ, Ban chấp hành huyện uỷ; chịu trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân địa phương về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực ở địa phương và chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc

được phân công. Nên Bí thư Đảng uỷ cần có thời gian chỉ đạo tổng kết thực tiễn, để đưa ra những kết luận mới; chăm sóc bồi dưỡng cán bộ cho cả hệ thống chính trị và theo dõi tình hình quần chúng, nên cần rất nhiều thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ này. “Cán bộ chủ chốt cấp xã là người chỉ huy, điều hành và tổ chức mọi hoạt động, đảm bảo cho bộ máy vận hành đồng bộ, đúng chức năng, nhiệm vụ, làm cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống”[28,tr.66].

Là một huyện Miền Núi, các đồng chí trong thường trực cấp uỷ các xã, thị trấn còn có những hạn chế về năng lực lý luận và trình độ chuyên môn chuyên sâu; bộ máy giúp việc chưa đều tay; cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo công tác còn quá thiếu thốn; yêu cầu công việc đối với cơ sở xã, thị trấn ngày càng nhiều và nâng cao chất lượng. Nên khi đồng chí Bí thư cấp uỷđồng thời là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, thì rất dễ rơi vào trạng thái dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động của chính quyền, sao nhãng các công việc của cấp uỷĐảng hoặc ngược lại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định chủđề của Đại hội “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[11,tr.99].

Từ chủ đề Đại hội đã chỉ rõ yêu cầu “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới” là đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đến hoạt động của từng bộ phận của hệ

thống chính trị; từ hoạt động của cấp Trung ương đến hoạt động của địa phương và cơ sở. Công cuộc đổi mới 25 năm qua, đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, nhưng cũng đòi hỏi, phải đổi mới toàn diện hơn nữa, trong đó có việc không ngừng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở.

Tuy vậy, khi thực hiện sự đổi mới cùng cần phải thận trọng và có bước đi phù hợp, đảm bảo các quan điểm, đường lối của cấp uỷĐảng cấp trên. Đểđổi mới

đạt kết quả tốt, thì trong quá trình thực hiện phải chú ý đến đặc điểm địa phương, phạm vi trách nhiệm và mặt bằng nhận thức của cộng đồng dân cư của từng xã, thị

trấn, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mục tiêu của đổi mới là làm cho sự

vật phát triển nhanh hơn, lành mạnh hơn. Do vậy, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ các xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở, là nhằm giữ vững, và không ngừng tăng cường vị thế cầm quyền của cấp uỷ, của Đảng. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ các xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở theo hướng là cấp uỷ làm đúng phần việc của mình, phần việc “người chỉ huy”. Theo đó, việc đổi mới sự lãnh đạo của

Đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền phải thực hiện đồng bộ trên cả lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ xã, thị trấn đối với chính quyền cơ sở ở huyện hương khê trong giai đoạn hiện nay (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)